Hôm nay,  

Thủ Tục Cho Công Dân Mỹ Xin Con Nuôi Từ Việt Nam

25/08/200000:00:00(Xem: 13801)
SAN JOSE (Thu Trần) - “Bất kỳ đôi vợ chồng hoặc cá nhân còn độc thân, có quốc tịch Mỹ - và con nuôi là trẻ mồ côi phải dưới 18 tuổi, sinh quán ngoài Hoa Kỳ - thường trú nhân ở Mỹ vẫn được phép xin con nuôi, nhưng ít nhất người đó phải cư trú trên nước Mỹ ít nhất 5 năm.” Ông Nguyễn Đăng Khoa, Giám Đốc Quỳnh Anh Law Service Center trong cuộc tiếp xúc với Tin Việt News đã cho biết như trên.

* Số con nuôi từ các nước trên thế giới đã được nhập cảnh Hoa Kỳ (1989-1998)
Theo thống kê, số con nuôi nhập cảnh Hoa Kỳ bình quân đã tăng dần trong vòng 10 năm gần đây: 15.774 trường hợp; bao gồm từ Âu châu (năm 1989: 120 tăng lên 5.660 trong năm 1998), Phi châu, Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, và Á châu (năm 1989: 5.112 tăng lên 7.827 năm 1998). Trong 11 nước ở Á châu, Trung Quốc dẫn đầu với 4.263 (1998), kế đến là Nam Hàn, và Việt Nam (1989: 12, 1998: 603).

* Thủ tục, nơi nộp hồ sơ và chi phí liên quan để xin một đứa con nuôi được nhập cảnh Hoa Kỳ Đối với chính phủ Hoa Kỳ, để làm các thủ tục cần thiết xin một con nuôi từ các nước Á châu, chẳng hạn như từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản hay Việt Nam hầu như tương tự nhau. Sau đây là các thủ tục giấy tờ cần thiết và những nơi mà quý vị cần tiếp xúc để nộp hồ sơ:

1. Liên hệ một cơ quan bất vụ lợi có giấy phép của tiểu bang hoạt động về dịch vụ trợ giúp nhận con nuôi:
Trước tiên, quý vị cần phải tiếp xúc với một cơ sở có giấy phép hoạt động trợ giúp xin con nuôi của chính quyền tiểu bang, thông qua một hợp đồng dịch vụ với họ, cơ sở này sẽ giúp quý vị viết một “báo cáo” (Home Study, từ 8-10 trang) mô tả sơ lược về bản thân quý vị _ lợi tức, tài sản cùng bản tường trình sức khỏe, và tiểu sử gia đình, v.v... để chứng tỏ quý vị sẵn sàng có đủ điều kiện về sức khỏe và tài chính để nhận nuôi một đứa con nuôi từ bên ngoài nước Mỹ. Thông thường, chi phí để trả cho một “Home Study” vào khoảng từ 2.900 đến 3.000 Mỹ kim, cơ sở này sẽ giúp xúc tiến các giấy tờ cần thiết, và phần lớn căn cứ trên sự giới thiệu của họ, Sở Di Trú sẽ xét chấp thuận cho quý vị được bảo lãnh con nuôi vào Hoa Kỳ.

Các loại giấy tờ mà quý vị cần phải có:
* Đơn kèm hình ảnh xin nhận con nuôi
* Hợp đồng dịch vụ với cơ sở bất vụ lợi như đã nêu
* Bản khai về nhà cửa và lợi tức
* Bản chứng nhận đang làm việc của sở làm
* Bản mô tả về bản thân
* Chứng nhận sức khỏe
* Giấy chứng nhận kết hôn (hoặc ly dị, nếu có)
* Giấy khai sinh
* Giấy chứng nhận trương mục ngân hàng
* Và một vài giấy tờ khác... 2. Giấy tờ cần nộp tại Sở Di Trú địa phương:


* I-600A (Đơn xin chấp thuận việc xin con nuôi - Application for Advance Processing of Orphan Petition), thời gian chờ xét duyệt từ 3 đến 5 tháng.
* Một chi phiếu đóng lệ phí: 405 Mỹ kim
* Một chi phiếu đóng lệ phí lăn tay 25 Mỹ kim (Sở Di Trú sẽ sắp đặt một cuộc hẹn lăn tay cho quý vị, sau khi đã nộp I-600A)
* Giấy chứng nhận là công dân Mỹ (giấy khai sinh, giấy chứng nhận thường trú nhân, giấy thông hành còn hiệu lực, hoặc các giấy tờ tương quan khác)
* Mẫu đơn 1040 (Sở Di Trú)
* Giấy chứng nhận việc làm
* Tờ khai bảo trợ (Mẫu 1134)
* Chứng nhận bảo hiểm y tế của sở làm hay hãng bảo hiểm sức khỏe của quý vị

Ngoài ra, quý vị cũng cần phải chuẩn bị một số giấy tờ khác để nộp cho đại diện của cơ quan bất vụ lợi nước sở tại, nơi mà quý vị xin con nuôi. Vấn đề này, cơ quan bất vụ lợi mà quý vị đã ký hợp đồng sẽ tư vấn cho quý vị chi tiết.

Nói chung, thủ tục và thời gian để xin con nuôi (từ 4-5 tháng đến 14-5 tháng tuổi) từ các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản hay Việt Nam không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, quý vị phải ít nhất 30 tuổi mới được chấp nhận xin con nuôi, và con nuôi mồ côi phải dưới 1 tuổi; nếu quý vị ở lứa tuổi từ 45 đến 50, quý vị chỉ có được xin con nuôi từ 2-3 tuổi hoặc trẻ lớn hơn. Bên cạnh đó, quý vị không được quyền lựa chọn đứa trẻ mồ côi, mà cơ quan liên đới nước sở tại sẽ chọn cho quý vị. Tất nhiên, một cơ quan hợp pháp tại địa phương có trách nhiệm cung cấp cho quý vị đầy đủ hồ sơ về lai lịch, tiểu sử về sức khỏe, gia đình, v.v... của đứa trẻ. Quý vị có quyền từ chối vài ba lần, họ sẽ có trách nhiệm giới thiệu đứa trẻ khác phù hợp để quý vị có thể chấp nhận được theo mong đợi.

Tại Việt Nam, không có qui định nghiêm ngặt về tuổi để đứng xin con nuôi và quý vị có thể tự liên hệ tìm đứa trẻ theo sự quen biết, tuy nhiên đứa trẻ mồ côi phải từ một bệnh viện hay một cô nhi viện, và cũng phải xúc tiến các thủ tục hiện hành theo quy định của chính quyền. Thời gian hoàn tất việc xin một con nuôi tính từ từ lúc bắt đầu tiến hành nộp hồ sơ mất khoảng từ 6 đến 8 tháng, có khi lên đến một năm.

Về chi phí toàn bộ để xin nhận và bảo lãnh nhập cảnh vào Hoa Kỳ một đứa con nuôi từ Nhật Bản là cao nhất (40.000 Mỹ kim) so với các nước trong khu vực, Trung Quốc và Việt Nam vào khoảng từ 16.000 đến 20.000 Mỹ kim. Chi phí này bao gồm các khoản: Home Study: $2.900; I.N.S: $430; chi phi trả cho đại diện của cơ quan bất vụ lợi tư vấn về xin con nuôi tại nước tại Việt Nam: $9.500 (tại Trung Quốc: $4.800); chi phí vé máy bay, đi lại và ăn ở: $3.000-$5.000; và mang theo một số tiền mặt chi tiêu khoảng: $4.000-$5.000, và các chi phí khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) cho biết số lượng chiếu khán di dân tồn đọng đã giảm 4%, từ 338,256 trong tháng 1 xuống còn 326,415 trong tháng 2 năm nay. Số người được lên lịch phỏng vấn cho thẻ xanh cũng tăng lên – 48,117 trong tháng 2, so với 42,151 cuộc phỏng vấn trong tháng 1.
Vào ngày 07 tháng 3, Tổng thống Biden đã có bài phát biểu Liên bang thường niên lần thứ ba tại Quốc hội. Ông nói rằng ông chưa bao giờ coi những người di dân là xấu xa hay đầu độc máu của đất nước chúng ta, mặc dù Tổng thống tiền nhiệm; tuyên bố đó là những gì đang xảy ra. Làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng di dân ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico? Ông Biden không muốn sử dụng mệnh lệnh hành pháp. Ông muốn Quốc hội đưa ra những cải tổ di trú hiệu quả để giải quyết vấn đề biên giới.
Theo FOX News, tính đến tháng 1 năm 2024, hơn 7,2 triệu người di dân đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua biên giới Tây Nam dưới thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden. Nhưng con số đó chỉ có nghĩa là có 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp đã bị Lực lượng Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ bắt giữ. Một nửa số người di dân đó đã bị đưa trở lại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Vì vậy, con số 7,2 triệu không có nghĩa là có thêm 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp vào Hoa kỳ.
Hơn 9 triệu thường trú nhân tại Hoa Kỳ có đủ điều kiện nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ nhưng họ chưa làm. Vào ngày 1 tháng 4, chi phí nộp đơn xin nhập tịch tăng cao. Những người muốn nhập quốc tịch với số tiền ít hơn nên cân nhắc để nộp đơn trước ngày 1 tháng 4.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, Sở di Trú đã giảm lượng hồ sơ tồn đọng mặc dù đã nhận được con số kỷ lục 10,9 triệu hồ sơ. Đây là một tin đáng mừng nhưng Sở di Trú cũng nói rằng vẫn còn có rất nhiều việc cần phải làm để làm giảm lượng hồ sơ tồn đọng đó. Từ năm 2017 đến năm 2019, số hồ sơ tồn đọng tương đối ổn định ở mức khoảng 2,4 triệu hồ sơ, nhưng con số này đã tăng lên hơn gấp đôi, lên 5 triệu hồ sơ vào năm 2022. Sở di Trú cho biết lý do khiến số hồ sơ tồn đọng gia tăng là do Tổng thống chính quyền trước ra lệnh đình chỉ tuyển dụng, và khó khăn trong việc duyệt xét hồ sơ trong thời gian đại dịch Covid.
Hiện tại, Hoa Kỳ cần nhiều người di dân nhập cư hơn. Tỷ lệ sinh của Hoa Kỳ đã giảm xuống dưới mức thay thế rất nhiều. Để duy trì mức dân số của Hoa kỳ, các cặp vợ chồng phải có ít nhất 2 con. Nhưng trong nhiều trường hợp, điều này đã không xảy ra. Nếu không có người di dân, dân số của chúng ta sẽ đồng thời già đi và ít đi. Nếu điều đó xảy ra, số lượng người trong độ tuổi lao động lý tưởng đang giảm dần sẽ cần phải hỗ trợ số lượng người về hưu ngày càng tăng. Tăng trưởng sẽ chậm lại, năng suất sẽ giảm và sự thâm hụt sẽ tăng lên.
Đây là lời khuyên từ một người xin tị nạn đã ở Hoa kỳ được vài năm và còn đang chờ ngày ra tòa án di trú
Thoát nghèo, bạo lực và khủng hoảng khí hậu là những nguyên nhân, nhưng lý do chính dẫn đến di dân là do nhu cầu xã hội giàu có cần có lao động giá rẻ. Trong tin tức, chúng ta thấy hình ảnh những người dân châu Phi chen chúc nhau trên những chiếc thuyền, cố gắng vượt Địa Trung Hải một cách tuyệt vọng. Chúng ta thấy những người xin tị nạn băng qua eo biển Manche để vào Anh, và chúng ta thấy những “đoàn lữ hành” người di dân đang cố gắng đến biên giới Mexico-Hoa kỳ. Tất cả những điều này dường như chỉ ra rằng tình trạng di dân toàn cầu đang vượt khỏi tầm kiểm soát.
Sự tồn đọng dự kiến sẽ tiếp tục - Cả Sở Di Trú và Bộ Ngoại Giao tiếp tục đương đầu với tồn đọng. Có rất ít hoặc không có sự cải thiện nào về hầu hết thời gian duyệt xét trong năm ngoái, mặc dù có một số chính sách và thủ tục mới đã được triển khai vào năm 2023. Sự tồn đọng dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.