Hôm nay,  

Khác Biệt Giữa Chiếu Khán B1/B2 và WT

01/07/202200:00:00(Xem: 4070)

 

4.h. Di tru Le Minh Hai - Oct 2019
Lê Minh Hải

Văn phòng Robert Mullins International thường nhận nhiều câu hỏi về di trú của độc giả và thân chủ.  Chúng tôi sẽ lần lược đăng tải những câu hỏi tiêu biểu đa số quý vị có cùng một thắc mắc.  Bài viết tuần này chúng tôi sẽ nói đến câu hỏi về sự khác biệt cũng như quyền lợi di trú và không-di-trú giữa hai loại chiếu khán B1/B2 chiếu khán tham quan du lịch, và WT, chiếu khán miễn thị thực.
 
Có hai điểm cần nói ở đây: Điểm thứ nhất, trước đây, tất cả những người có chiếu khán loại WT bị ngăn cấm không được xin chuyển diện khi đang ở Hoa Kỳ. Họ phải trở về nước của họ khi chiếu khán hết hạn. Họ được yêu cầu phải rời khỏi Hoa Kỳ mà không thể thay đổi diện chiếu khán của họ.
 
Tuy nhiên, từ trước đại dịch Covid-19 cho đến nay, Sở di trú đưa ra quy định những du khách đến Mỹ thuộc hai loại chiếu khán trên không được gia hạn hay chuyển diện trong vòng 90 ngày đầu tiên, nếu không có những lý do chính đáng, ngoài sự kiểm soát của bản thân.  Riêng đối với những đương đơn xin chuyển diện từ chiếu khán loại WT vẫn có thể được xem xét, nếu họ đã kết hôn với một công dân Hoa Kỳ trong thời gian thăm viếng Hoa Kỳ.
 
Điểm thứ hai là những người có chiếu khán loại B1/B2 không bị ngăn cấm nộp đơn xin chuyển diện sau 90 ngày thăm viếng Hoa Kỳ.  Có nhiều hồ sơ được yêu cầu giải thích và chứng minh sinh hoạt của đương đơn trong 90 ngày đầu ở Mỹ, là có phù hợp với mục đích du lịch ban đầu hay không? Vì thế, nếu du khách có chiếu khán B1/B2 được Sở di trú cho phép ở Hoa Kỳ 3 tháng hay 6 tháng khi nhập cảnh Hoa Kỳ, họ cũng nên thận trọng tuân hành các quy định và duy trì tình trạng hợp lệ lưu trú tại Hoa Kỳ, để có quyền lợi di trú khi kết hôn với một công dân Hoa Kỳ hay thường trú nhân Hoa Kỳ.
 
Câu hỏi thứ hai về một phụ nữ ở Việt Nam đang chờ phỏng vấn xin chiếu khán (visa) diện chồng bảo lãnh vợ. Cha mẹ của cô đã từng du lịch sang Hoa Kỳ năm ngoái nhưng đã ở quá hạn kỳ cho phép của chiếu khán du lịch. Việc ở quá hạn này sẽ ảnh hưởng ra sao đối với đơn xin chiếu khán di dân của cô ta?
 
Câu trả lời là nếu người phụ nữ ở Việt Nam đã làm mọi điều hợp lệ và đúng đắn thì sẽ không bị những ảnh hưởng bất lợi từ hậu quả ở quá hạn cư trú của cha mẹ cô. Trở ngại duy nhất trong gia đình này sẽ thuộc về cha mẹ, vì họ được xem như sẽ khó có thể xin chiếu khán du lịch được nữa, ít nhất trong một thời gian dài trên 3 năm.
 
Trong tất cả những hồ sơ xin chiếu khán, Sở di trú và Lãnh sự Hoa Kỳ chỉ nhìn vào những bằng chứng quan hệ tình cảm giữa hai người.  Vì thế, người phụ nữ kể trên đã kết hôn hợp pháp với người bảo lãnh của cô và nếu họ có thể trưng dẫn những bằng chứng quan hệ vợ chồng dầy đủ và trung thực thì kết quả cuộc phỏng vấn sẽ rất thuận lợi.
  
Hỏi Đáp Di Trú
 
- Hỏi: Liên quan đến việc Sở di trú USCIS duyệt xét đơn xin Thẻ Xanh của người hôn phối ngoại quốc, những trở ngại chính yếu nào mà những người có chiếu khán loại WT và B1/B2 phải đối diện?

- Đáp: Họ sẽ phải thuyết phục Sở di trú rằng liên hệ của họ rất chân thật, mặc dù họ chỉ quen nhau trong thời gian ngắn. Và có thể Sở di trú sẽ cáo buộc người hôn phối ngoại quốc đã toan tính che dấu ý đồ đầu tiên khi nộp đơn xin chiếu khán loại B1/B2 hoặc WT. Họ có thể cho rằng người ngoại kiều này muốn tránh phải chờ đợi tiến trình duyệt xét chiếu khán ở nước ngoài lâu dài và vì thế cố tìm cách xin chiếu khán du lịch.
  
- Hỏi: Lãnh sự Hoa Kỳ và Sở di trú có lưu hồ sơ về việc chiếu khán quá hạn của cha mẹ kể trên không?
 
- Đáp: Có. Cả hai cơ quan này đều lưu trữ những hồ sơ ở quá hạn, nhưng hồ sơ này không bao gồm hồ sơ của người con gái đang nộp đơn xin chiếu khán diện vợ chồng. Vì thế, việc ở quá hạn của cha mẹ sẽ không gây những tình huống xấu cho người con gái.
 
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay trên các trang mạng xã hội và trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com  Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: [email protected].

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây.
Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan. Người Việt Nam nằm ở nhóm trên trung bình. Những người từ Campuchia, Lào, Mexico và Trung Mỹ có đóng góp ít tiền nhất vào khoản tiết kiệm hưu trí của họ ở Mỹ và ở nước họ. Những người di dân mang theo hành vi tiết kiệm từ quê hương của họ và sau đó truyền hành vi đó cho con cái của họ.
Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ.
Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan.
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không?
Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ.
Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế. Nếu đề xuất này trở thành hiện thực, những đương đơn xin Điều chỉnh sẽ có thể ra nước ngoài trong khi đơn xin Thẻ xanh của họ còn đang chờ được Sở Di Trú duyệt xét.
Hồ sơ về di dân đáng tin cậy xuất hiện đầu tiên vào khoảng năm 1820. Vào thời điểm đó, hầu hết những người di dân là đến từ Châu Phi. Đó là một cuộc di cư bắt buộc. Họ được bán ở Châu Phi, đưa lên tàu và được mua ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến năm 1827, nhu cầu về nô lệ châu Phi gần như dừng lại và hầu hết những người di dân là người châu Âu. Xu hướng này của hầu hết những người di cư châu Âu đã trở thành điển hình. Hầu như không còn nô lệ nào được đưa đến Hoa Kỳ sau năm 1830 và chế độ nô lệ chấm dứt sau Nội chiến Hoa Kỳ vào những năm 1860.
Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Cục Lãnh sự cho biết Bộ Ngoại giao đã tăng cường nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cấp chiếu khán và sổ thông hành Hoa Kỳ hiện tại. Những nỗ lực đó bao gồm cho phép 30.000 đến 40.000 giờ làm thêm mỗi tháng; lưu chuyển nhân sự đến Washington, DC; và thuê thêm nhân viên thụ lý hồ sơ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.