Hôm nay,  

Sở Di Trú Hủy Bỏ Dự Tính Sa Thải Nhân Viên

04/09/202000:00:00(Xem: 2708)
Le Minh Hai

Lê Minh Hải


- Tình Trạng Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn
- Sở Di Trú đưa ra một tuyên bố khác về chương trình DACA
- Tân Giám đốc cơ quan ICE là một người tỵ nạn Việt Nam
- Tiểu bang California đưa các môn học về dân tộc vào hệ thống đại học

- Lịch cấp chiếu khán di dân tháng 9-2020 

 

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

(Robert Mullins International) Hơn 13.000 nhân viên Sở di trú USCIS theo dự trù sẽ bị sa thải vì sự thiếu hụt ngân sách. Tuy nhiên, vào ngày 25 tháng Tám vừa qua, Sở di trú đã hủy bỏ dự tính sa thải gần 70% nhân viên. Việc dự tính sa thải nhân viên sẽ làm cho hệ thống di trú ngưng lại, làm chậm trễ việc duyệt xét đơn xin thẻ xanh và lùi lại những buổi lễ tuyên thệ nhập tịch.

Sở di trú nói rằng không có gì bảo đảm rằng họ có thể tránh việc sa thải nhân viên trong tương lai, và việc trở lại họat động bình thường đòi hỏi sự giúp đỡ của quốc hội để giữ cơ quan này có thể họat động suốt tài khóa 2021.

Sở di trú đã phải trải qua sự thay đổi lớn dưới thời hành pháp Trump. Các nhân viên Sở di trú bị áp lực phải thi hành những chính sách giới hạn việc xin lánh cư (asylum) tại biên giới phía Nam và gây khó khăn khi xin một số lọai chiếu khán (visa). Hành pháp cũng đưa ra quy luật mới về Gánh Nặng Xã Hội cho phép chính phủ từ chối việc thường trú hoặc giới hạn chiếu khán cho người di dân nếu các viên chức chính phủ tin rằng sẽ xảy ra việc sử dụng những lợi ích công cộng.

Mặc dù tin tức cho biết sẽ không xảy ra việc sa thải nhân viên, nhiều nhân viên của Sở di trú vẫn lo âu và cho rằng đây chỉ là cách cứu vãn tạm thời. Một nhân viên nói rằng: "Chúng tôi đều cảm nhận sự tức giận, thiếu niềm tin và kiệt quệ. Đây mới chỉ là được thở ra nhẹ nhàng chút thôi. Có thể việc sa thải chỉ chậm lại. Đây có vẻ vẫn là trò chơi chính trị và làm cho chúng tôi rất bực bội".

Tình Trạng Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn

Loan báo mới nhất từ Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn cho biết vẫn chưa thể trở lại những dịch vụ cấp chiếu khán di dân trong lúc này. Họ sẽ trở lại giải quyết những dịch vụ chiếu khán thường lệ ngay khi có thể nhưng không cho biết cụ thể là ngày nào.

Hiện nay, Tổng lãnh sự chỉ tiến hành việc phỏng vấn cấp chiếu khán di dân cho vợ/chồng và con nhỏ của các công dân Hoa Kỳ.

Bất cứ ai có chiếu khán di dân đã hết hạn vì những yếu tố ngòai tầm kiểm sóat có thể liên lạc với Tòa lãnh sự trên trang nhà của họ, dùng Đơn Yêu Cầu Chiếu Khán Di Dân (tức Immigrant Visa Inquiry Form) để biết những hướng dẫn về việc xin gia hạn chiếu khán.

Sở Di Trú đưa ra một tuyên bố khác về chương trình DACA

Vào ngày 24 tháng Tám vừa qua, Sở di trú USCIS một lần nữa nói rằng họ sẽ từ chối tất cả những đơn mới của chương trình DACA và hòan trả tất cả lệ phí của những ngọai kiều chưa bao giờ nhận được chương trình DACA. Họ sẽ có thể nộp đơn lại nếu Sở di trú bắt đầu nhận những đơn mới trong tương lai của những ngọai kiều chưa bao giờ nhận được chương trình DACA trước đây.

Sở di trú sẽ tiếp tục nhận những đơn xin gia hạn từ những ngoại kiều đã từng được chấp thuận chương trình DACA trong quá khứ.  Sở di trú sẽ giới hạn việc gia hạn chương trình DACA và gia hạn thẻ được phép làm việc không quá một năm.

Sở di trú sẽ thay thế những thẻ được phép làm việc hai năm nếu bị mất hoặc bị hư hại với thẻ mới có thời gian cũng có giá trị hai  năm.

Sở di trú sẽ từ chối những đơn xin gia hạn nộp sớm hơn 150 ngày trước khi quy chế DACA hiện tại hết hạn. Những đương đơn của chương trình DACA nên nộp đơn xin gia hạn trong khỏang từ 120 đến 150 ngày trước khi quy chế DACA hiện nay hết hạn.

DACA là chương trình được Tổng thống Obama lập ra để giúp cho những thanh thiếu niên được đưa đến Hoa Kỳ bất hợp pháp khi họ còn nhỏ được quy chế làm việc hợp pháp và tạm thời không bị trục xuất nếu họ không vi phạm tội hình sự.

Sở di trú cũng chỉ chấp thuận đơn xin tạm thời xuất cảnh (Advance Parole)  với những lý do nhân đạo. Sở di trú sẽ không hủy bỏ bất cứ giấy tạm thời cho phép xuất cảnh đã được cấp trong quá khứ.

Sở di trú sẽ tiếp tục cấp thẻ cho phép làm việc nhưng sẽ chậm trễ

Vào ngày 20 tháng Tám vừa qua, Sở di trú USCIS gần đi đến một thỏa thuận với công ty sản xuất thẻ cho phép làm việc (Employment Authorization Cards). Điều này rất cần thiết để có việc làm nếu người nào đó đang chờ giải quyết đơn xin phép làm việc với Sở di trú hoặc đang xin gia hạn quy chế DACA.

Sở di trú loan báo rằng kể từ nay, trong khi chờ đợi thẻ cho phép làm việc, người ta có thể dùng Mẫu đơn I-797, tức giấy Thông Báo Chấp Thuận, với ngày Thông Báo từ ngày 1 tháng 12 năm 2019 đến ngày 20 tháng Tám năm 2020. Mẫu đơn I-797 được dùng để thông báo cho đương đơn biết đơn Xin Phép Làm Việc đã được chấp thuận. Mẫu đơn I-797 có thể được sử dụng trong khi chờ đợi nhận được Thẻ Cho Phép Làm Việc mặc dù mẫu đơn này nói rằng nó không phải là bằng chứng được phép làm việc.

Tân Giám đốc cơ quan ICE là một người tỵ nạn Việt Nam

Theo tiểu sử, ông Tony Pham, tân giám đốc cơ quan ICE, nói rằng ông muốn trả ơn đất nước Hoa Kỳ đã cho ông tự do và những cơ hội mà ông đã hưởng ở quốc gia này. Ông Tony Pham và gia đình đã theo làn sóng tỵ nạn cộng sản Việt Nam đến Hoa Kỳ vào năm 1975, và chương trình tỵ nạn đã bị cắt giảm nghiêm trọng bởi hành pháp Trump, từ 110.000 người tỵ nạn vào năm 2016 nay chỉ còn 18.000 người đến Hoa Kỳ trong năm nay.

 Ông Tony Pham đã gia nhập cơ quan ICE từ tháng Giêng năm 2020, và là một luật sư với chức vụ cố vấn pháp lý chính cho ICE trước khi ông được bầu vào chức vụ giám đốc.

ICE là cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (tức Immigration and Custom Enforcement - ICE). Cơ quan này được xem là hung thần đối với di dân vi phạm luật dưới thời hành pháp TT Trump.

Hầu hết công việc của ông Tony Pham trong 20 năm qua là một công tố viên, xử những hồ sơ hình sự phức tạp, ma túy và có vũ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến buôn bán ma túy và buôn bán vũ khí bất hợp pháp. Tại thành phố Richmond, tiểu bang Virginia, ông từng phụ trách công việc thành lập và lãnh đạo đơn vị đầu tiên xử các vụ băng đảng tại thành phố này.

Ông Tony Pham và gia đình đều là công dân Hoa Kỳ và ông nhấn mạnh rằng gia đình ông đã theo "con đường hợp pháp để trở thành công dân" Hoa Kỳ.
Một viên chức ICE nói rằng: "Là một người lãnh đạo kinh nghiệm với Bộ Nội An, ông Tony Pham sẽ bảo đảm cơ quan ICE tiếp tục giữ gìn an tòan cho biên giới quốc gia từ tội ác và di trú bất hợp pháp". Một viên chức cao cấp của Bộ Nội An nói với thông tấn CNN rằng ông Pham "rất đồng ý với hành pháp Tòa Bạch Ốc hiện tại".

Việc một người tỵ nạn được bầu vào chức vụ lãnh đạo cơ quan ICE đã gây nên làn sóng chỉ trích nặng nề của giới hỗ trợ, ủng hộ và quan tâm đến di trú. Nhiều phát biểu cho biết hành động này của hành pháp TT Trump là "đạo đức giả" và chưa chắc việc ông Tony Pham là giám đốc cơ quan ICE sẽ mang lại không khí tốt lành hơn cho người di dân.

Tiểu bang California đưa các môn học về dân tộc vào hệ thống đại học
Sinh viên thuộc Đại Học Tiểu Bang California, hệ thống đại học công bốn-năm lớn nhất tại Hoa Kỳ, sẽ cần phải lấy môn học về dân tộc để có thể tốt nghiệp. Thống đốc Newsome đã ký điều này thành luật vào ngày 17 tháng Tám vừa qua.

Kể từ niên học 2021 - 2022, tất cả 23 khuôn viên Đại Học Tiểu Bang California phải mở các môn học về chủng tộc và dân tộc. Bắt đầu với những năm tốt nghiệp 2024 - 2025, các sinh viên phải lấy môn học 3 tín chỉ (credit) này để tốt nghiệp.

Luật này nói rằng những môn học này sẽ chú trọng đặc biệt vào bốn nhóm: Người Mỹ Bản Địa, Người Mỹ Phi Châu, Người Mỹ Á Châu và Người Mỹ La-tinh. Tiểu bang nói rằng "Các nghiên cứu cho thấy rằng kể cả các sinh viên da màu hay các sinh viên da trắng đều có lợi ích trong việc học, cũng như trong xã hội, khi lấy những môn học về dân tộc. Các môn học nghiên cứu về dân tộc đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nền dân chủ đa văn hóa".

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 9-2020

(1) -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 15/09/2014 (Tăng 4 tuần  so với tháng 8)
(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/07/2015)
(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Hiệu Lực-không cần chờ
(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/08/2020)
(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 08/07/2015 (Tăng 4 tuần)
(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/05/2016)
(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 15/06/2008 (Tăng 2  tuần)
(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/06/2009)
(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/09/2006  (Tăng 2 tuần)
(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/09/2007)
(7) -Tu Sĩ-SR:             Luôn luôn hiệu lực
EB-5 trực tiếp hoặc qua Trung Tâm Vùng: 01/08/2017  (tăng 1 tuần)

Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Nếu một người có quy chế DACA hoặc đương đơn xin thẻ xanh cần Giấy Phép Tạm Thời Xuất Cảnh (Advance Parole) để được phép tái nhập cảnh Hoa Kỳ, liệu họ cần phải chờ bao lâu để đơn I-131 được chấp thuận?
- Đáp: Trong thời gian bình thường, họ phải chờ khỏang ba tháng để có giấy tạm thời xuất cảnh. Nhưng sẽ mất thời gian lâu hơn nếu Sở di trú sa thải nhân viên. Điều này có thể là vấn đề nếu người ta cần du hành trong trường hợp khẩn cấp. Tổng quát, Sở di trú USCIS không phê chuẩn những yêu cầu muốn làm giấy phép tạm thời xuất cảnh nhanh hơn. Rời khỏi Hoa Kỳ mà không có giấy phép tạm thời xuất cảnh có nghĩa là không thể tái nhập cảnh.

- Hỏi: Khi nào Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài gòn sẽ trở lại các họat động thường lệ?
- Đáp: Chúng ta đều biết rằng vì Luật Hành Pháp Tạm Hõan cấp chiếu khán (visa) kể từ ngày 22 tháng Sáu vừa qua, nên sẽ không có những thay đổi cho đến cuối năm nay. Tòa lãnh sự sẽ chỉ tiếp tục duyệt xét cấp chiếu khán trên căn bản giới hạn.

- Hỏi: Những ngoại kiều  hiện đang sống tại Đà Nẵng hiện nay ra sao?
- Đáp: Các giới chức tại thành phố Đà Nẵng đang bắt đầu cho xét nghiệm dịch Covid-19 với tất cả ngọai kiều đang sinh sống hoặc viếng thăm khu vực Đà Nẵng. Việc xét nghiệm là điều bắt buộc.

Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam nhắc nhở các công dân Hoa Kỳ ở Việt Nam nên di chuyển giới hạn vì những hạn chế do đại dịch Covid-19 gây ra. Những công dân Hoa Kỳ nào được xem là gây nguy hiểm hoặc những người thử dương tính với dịch Covid-19 sẽ được yêu cầu cách ly trong một nơi tập trung. Những điều kiện ở những nơi tập trung này rất đơn giản, thiếu sự riêng tư và không thỏai mái. Công dân Hoa Kỳ được nhắc nhở rằng họ là đối tượng cần theo những luật Việt Nam ở địa phương và những quy định khi thăm viếng hoặc sinh sống ở Việt Nam. Những công dân Hoa Kỳ muốn trở về Hoa Kỳ có thể liên lạc với hãng hàng không thương mại.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) cho biết số lượng chiếu khán di dân tồn đọng đã giảm 4%, từ 338,256 trong tháng 1 xuống còn 326,415 trong tháng 2 năm nay. Số người được lên lịch phỏng vấn cho thẻ xanh cũng tăng lên – 48,117 trong tháng 2, so với 42,151 cuộc phỏng vấn trong tháng 1.
Vào ngày 07 tháng 3, Tổng thống Biden đã có bài phát biểu Liên bang thường niên lần thứ ba tại Quốc hội. Ông nói rằng ông chưa bao giờ coi những người di dân là xấu xa hay đầu độc máu của đất nước chúng ta, mặc dù Tổng thống tiền nhiệm; tuyên bố đó là những gì đang xảy ra. Làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng di dân ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico? Ông Biden không muốn sử dụng mệnh lệnh hành pháp. Ông muốn Quốc hội đưa ra những cải tổ di trú hiệu quả để giải quyết vấn đề biên giới.
Theo FOX News, tính đến tháng 1 năm 2024, hơn 7,2 triệu người di dân đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua biên giới Tây Nam dưới thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden. Nhưng con số đó chỉ có nghĩa là có 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp đã bị Lực lượng Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ bắt giữ. Một nửa số người di dân đó đã bị đưa trở lại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Vì vậy, con số 7,2 triệu không có nghĩa là có thêm 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp vào Hoa kỳ.
Hơn 9 triệu thường trú nhân tại Hoa Kỳ có đủ điều kiện nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ nhưng họ chưa làm. Vào ngày 1 tháng 4, chi phí nộp đơn xin nhập tịch tăng cao. Những người muốn nhập quốc tịch với số tiền ít hơn nên cân nhắc để nộp đơn trước ngày 1 tháng 4.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, Sở di Trú đã giảm lượng hồ sơ tồn đọng mặc dù đã nhận được con số kỷ lục 10,9 triệu hồ sơ. Đây là một tin đáng mừng nhưng Sở di Trú cũng nói rằng vẫn còn có rất nhiều việc cần phải làm để làm giảm lượng hồ sơ tồn đọng đó. Từ năm 2017 đến năm 2019, số hồ sơ tồn đọng tương đối ổn định ở mức khoảng 2,4 triệu hồ sơ, nhưng con số này đã tăng lên hơn gấp đôi, lên 5 triệu hồ sơ vào năm 2022. Sở di Trú cho biết lý do khiến số hồ sơ tồn đọng gia tăng là do Tổng thống chính quyền trước ra lệnh đình chỉ tuyển dụng, và khó khăn trong việc duyệt xét hồ sơ trong thời gian đại dịch Covid.
Hiện tại, Hoa Kỳ cần nhiều người di dân nhập cư hơn. Tỷ lệ sinh của Hoa Kỳ đã giảm xuống dưới mức thay thế rất nhiều. Để duy trì mức dân số của Hoa kỳ, các cặp vợ chồng phải có ít nhất 2 con. Nhưng trong nhiều trường hợp, điều này đã không xảy ra. Nếu không có người di dân, dân số của chúng ta sẽ đồng thời già đi và ít đi. Nếu điều đó xảy ra, số lượng người trong độ tuổi lao động lý tưởng đang giảm dần sẽ cần phải hỗ trợ số lượng người về hưu ngày càng tăng. Tăng trưởng sẽ chậm lại, năng suất sẽ giảm và sự thâm hụt sẽ tăng lên.
Đây là lời khuyên từ một người xin tị nạn đã ở Hoa kỳ được vài năm và còn đang chờ ngày ra tòa án di trú
Thoát nghèo, bạo lực và khủng hoảng khí hậu là những nguyên nhân, nhưng lý do chính dẫn đến di dân là do nhu cầu xã hội giàu có cần có lao động giá rẻ. Trong tin tức, chúng ta thấy hình ảnh những người dân châu Phi chen chúc nhau trên những chiếc thuyền, cố gắng vượt Địa Trung Hải một cách tuyệt vọng. Chúng ta thấy những người xin tị nạn băng qua eo biển Manche để vào Anh, và chúng ta thấy những “đoàn lữ hành” người di dân đang cố gắng đến biên giới Mexico-Hoa kỳ. Tất cả những điều này dường như chỉ ra rằng tình trạng di dân toàn cầu đang vượt khỏi tầm kiểm soát.
Sự tồn đọng dự kiến sẽ tiếp tục - Cả Sở Di Trú và Bộ Ngoại Giao tiếp tục đương đầu với tồn đọng. Có rất ít hoặc không có sự cải thiện nào về hầu hết thời gian duyệt xét trong năm ngoái, mặc dù có một số chính sách và thủ tục mới đã được triển khai vào năm 2023. Sự tồn đọng dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.