Hôm nay,  

Gánh Nặng Xã Hội Hay "Gánh Nặng" Cho Di Dân?

03/04/202000:00:00(Xem: 3144)
Le Minh Hai

Lê Minh Hải


Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên www.Facebook.com/rmiodp vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ, hoặc sáng thứ Năm lúc 10:00 sáng, giờ Việt Nam.

(Robert Mullins International) Trong quá khứ, nếu người bảo lãnh nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 tốt là điều duy nhất cần thiết để bảo đảm rằng người được bảo lãnh sẽ không là gánh nặng xã hội. Nhưng kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2020 vừa qua, điều luật mới về gánh nặng xã hội đã có hiệu lực và đã thay đổi hòan tòan trọng tâm của đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 sang một câu hỏi khó khăn khác: Liệu người được bảo lãnh có khả năng trở thành gánh nặng xã hội bất cứ lúc nào trong tương lai không?

Nói cách khác, Sở di trú và Tòa Lãnh sự hiện nay đang xem xét khả năng của đương đơn có thể tự túc lo đời sống của mình hay không, kể cả với năng khiếu hoặc với lợi tức trong gia đình ở Hoa Kỳ.

Sở di trú hiện dùng mẫu đơn I-944 - Bản Tuyên Bố Về Sự Tự Túc. Sở di trú muốn biết nếu các đương đơn xin Thẻ Xanh có từng nhận bất cứ phúc lợi xã hội về tiền mặt hay không, chẳng hạn như trợ cấp tiền mặt để duy trì lợi tức, hoặc các chương trình xã hội như SSI, TANF, GA.... Trên đơn I-944, những phúc lợi xã hội khác chỉ cần khai báo nếu đã nhận sau ngày 23 tháng 2 năm 2020, chẳng hạn như Tem Phiếu Thực Phẩm (Food Stamps), Trợ Cấp Nhà Cửa Section 8 (Section 8 Housing Assistance), Trợ Cấp Nhà Cửa Công Cộng (Public Housing) và Trợ Cấp Y Tế Với Ngân Sách Liên Bang (Federally Funded Medicaid).

Trong tương lai, Tòa lãnh sự sẽ dùng mẫu đơn mới DS-5540 - Những Câu Hỏi Về Gánh Nặng Xã Hội. Những đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân không cần lo lắng trả lời những câu hỏi về gánh nặng xã hội. Những câu hỏi này chỉ áp dụng cho những người đã từng sống ở Hoa Kỳ và đã từng nhận một số lọai phúc lợi xã hội.

Những đơn mới của Sở di trú và Tòa lãnh sự đều hỏi về việc sử dụng những phúc lợi xã hội của đương đơn. Và cả hai lọai đơn này đều chú trọng vào việc khả năng của đương đơn có thể sống ở Hoa Kỳ mà không dựa vào những phúc lợi xã hội.

Vậy đơn I-864 sẽ ra sao? Đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 của người bảo lãnh vẫn quan trọng và cần thiết, nhưng nay chỉ là một yếu tố được Sở di trú và các viên chức lãnh sự quan tâm. Họ hiện nay sẽ nhìn vào tòan cảnh, bao gồm tuổi tác, sức khỏe, số người trong gia đình, tình trạng tài chánh, những phúc lợi xã hội đã từng nhận của đương đơn, trình độ học vấn và năng khiếu của đương đơn. Tất cả những yếu tố, kèm theo đơn Bảo Trợ Tài Chánh, sẽ cho Sở di trú và viên chức lãnh sự những thông tin cần thiết để quyết định về vấn đề gánh nặng xã hội. Các viên chức này sẽ xem xét những câu trả lời về những câu hỏi căn bản như sau:

- Liệu đương đơn, cộng thêm các thành viên trong gia đình ở Hoa Kỳ, sẽ có tổng lợi tức một năm ít nhất bằng 125% theo Bảng Hướng Dẫn Về Tình Trạng Nghèo Đói Theo Tiêu Chuẩn Liên Bang hay không?

- Đương đơn có trình độ giáo dục và năng khiếu đủ để giúp họ làm việc tại Hoa Kỳ hay không?

- Liệu đương đơn sẽ có những phí tổn y tế mà không thể có bảo hiểm sức khỏe chi trả hay không?

- Liệu đương đơn sẽ có thể tự sống ở Hoa Kỳ mà không cần nhận những phúc lợi công cộng hay không?

Chữ Dùng Thay Đổi Từ "Duyệt Xét Hành Chánh" Đến "Từ Chối" Có Nghĩa Gì?

Một số hồ sơ bị hoãn lại, chưa được cấp chiếu khán (visa) di dân sau cuộc phỏng vấn. Hồ sơ này không bị từ chối nhưng Lãnh sự nói rằng cần có thêm thời gian để Duyệt Xét Hành Chính (tức Administrative Processing). Từ ngữ có vẻ lịch sự này thông thường là cần phải được kiểm tra an ninh vì vẫn chưa hòan tất. Đương đơn có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ của họ  trên mạng điện tử Consular Electronic Application Center (CEAC). Cho đến gần đây, nếu Lãnh sự nói rằng cần "Duyệt Xét Hành Chính" có nghĩa là cần phải đợi thêm vài tháng nữa.

Đến ngày 5 tháng 3 năm 2020 vừa qua, mạng điện tử CEAC đã thay đổi chữ "Duyệt Xét Hành Chính"  bằng chữ "Từ Chối" (Refused). Nhưng theo tin cập nhật từ trang mạng CEAC, đây chỉ là việc thay đổi chữ dùng và trên thực tế không thay đổi tình trạng đơn xin chiếu khán của bất kỳ ai.

Vì thế, chúng ta có thể hiểu rằng "Từ Chối" có nghĩa "Tạm Thời Hoãn Lại". Đơn xin chiếu khán không bị từ chối mà chỉ tạm thời hõan lại quyết định mà thôi. Lãnh sự không thể trả lời rằng hồ sơ sẽ bị hoãn lại bao lâu.

Tin Giả Về Việc "Du Lịch Sinh Con"

Trung Tâm Nghiên Cứu Di Trú (The Center for Immigration Studies) là một cơ quan tư nhân, không phải là cơ quan chính thức của chính phủ Hoa Kỳ. Trung tâm này vốn không mặn mà về di trú.

Trung tâm này ước đóan, từ ngày 1 tháng 7 năm 2016 đến ngày 1 tháng 7 năm 2017, có khỏang 33.000 phụ nữ đến Hoa Kỳ đặc biệt là để sinh con và rời khỏi nước này sau khi sinh. Vì kết luận này mà Tòa Bạch Ốc vô cùng quan ngại và trong tháng Giêng vừa qua, chính phủ Hoa Kỳ đã chấp thuận và thi hành một quy luật mới về việc này.


Theo quy luật mới, bất cứ sản phụ nào nộp đơn xin chiếu khán phi di dân sẽ cần phải chứng minh rằng họ không có chủ ý đến Hoa Kỳ chỉ để "sinh con làm nơi nương tựa" (anchor baby). Đây là tiếng lóng ý chỉ những sản phụ ngọai quốc cố tình đến một nước cho phép trẻ sinh ra được thụ đắc quốc tịch của nước này và dùng đứa trẻ này là "nơi  nương tựa" để sau này bảo lãnh cho cha mẹ và những người thân khác.

Tuy nhiên vẫn còn có cơ hội cho những sản phụ có thể đến Hoa Kỳ để điều trị đặc biệt về tiền sản hoặc hậu sản nếu họ có bằng chứng cho thấy đây là điều cần thiết về y tế và có đủ tài chánh để trả y phí ở Hoa Kỳ.

Chính phủ có thực sự quan tâm đến việc "sinh con làm nơi nương tựa" không? Những người nghiên cứu  việc xác nhận của chính phủ về con số 33.000 khách du lịch sinh con ở Hoa Kỳ trong một năm đã tìm thấy hai điểm: Thứ nhất, con số 33.000 là một con số quá phóng đại; Thứ hai, hầu hết những phụ nữ ngọai quốc sinh con ở Hoa Kỳ từ  năm 2016 đến 2017 đã từng ở Hoa Kỳ ít nhất là hai năm, hoặc nhiều hơn. Họ không thể là những du khách đến Mỹ chỉ để sinh con.

Những người quan tâm về di trú đã cẩn trọng kiểm chứng con số 33.000 và khi biết rằng hầu hết những bà mẹ ngọai quốc đã từng ở Hoa Kỳ trong vài năm thì con số thực về "những trẻ em được sinh ra trong chuyến du lịch" trong hai năm 2016-2017 ít hơn 2.000. Xác nhận con số 33.000 chỉ là khả năng làm tóan quá kém.

Ban hành những giới hạn với những sản phụ xin chiếu khán là một phản ứng quá đáng cho một vấn đề nhỏ. Quy luật mới áp chế việc du lịch và thương mại có thể làm cho các viên chức lãnh sự có ác cảm với những đương đơn đang mang thai.

Đại Dịch Corona Ảnh Hưởng Chính Sách Di Trú

Một số chính sách di trú của Tòa Bạch Ốc có thể làm cho cuộc khủng hỏang về sức khỏe tồi tệ hơn. Quy luật về gánh nặng xã hội, có hiệu lực từ 24 tháng 2, đã làm cho nhiều người trong những cộng đồng di dân tránh dùng một số phúc lợi xã hội về y tế mà họ được dùng hợp pháp. Họ sợ rằng tình trạng di trú của họ và các thành viên trong gia đình sẽ bị nguy hiểm.

Theo quy luật này, các viên chức có thể từ chối cấp thẻ xanh cho những di dân đang sử dụng hoặc sẽ sử dụng những phúc lợi của chính phủ. Những phúc lợi này bao gồm Trợ Cấp Y Tế (Medicaid) và những chương trình phúc lợi công cộng khác.

Các nhóm ủng hộ di dân đã yêu cầu chính phủ tạm hõan thi hành quy luật gánh nặng xã hội cho đến khi đại dịch Corona chấm dứt. Các nhóm này nói rằng quy luật gánh nặng xã hội làm yếu đi các nỗ lực của các tiểu bang, những thành phố đang ngăn chận sự lây nhiễm của bệnh này.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Quy luật di trú mới về gánh nặng xã hội có áp dụng cho những người không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên du học muốn gia hạn hoặc chuyển đổi tình trạng phi di dân của họ không?

- Đáp: Đơn mới I-539 xin gia hạn hoặc chuyển đổi tình trạng phi di dân có hỏi về việc đương đơn có từng nhận bất cứ lọai phúc lợi công cộng trong thời gian ở Hoa Kỳ  hay không.

- Hỏi: Lọai lợi tức và phúc lợi nào không bị ảnh hưởng bởi quy luật gánh nặng xã hội?

- Đáp: Quy luật mới về gánh nặng xã hội không ảnh hưởng đến những phúc lợi về Thất Nghiệp, về An Sinh Xã Hội vì tàn tật, về tiền hưu trí của tiểu bang và liên bang, bao gồm phúc lợi hưu trí An Sinh Xã Hội.

Ngòai ra, quy luật này cũng không ảnh hưởng đến những phúc lợi Săn Sóc Y Tế (Medicare), Trợ Cấp Y Tế (Medicaid) dành cho những người dưới 21 tuổi và các sản phụ, những tình trạng y tế khẩn cấp, Chương Trình Bảo Hiểm Sức Khỏe Trẻ Em (CHIP) và những dịch vụ của các trường tiểu học, bao gồm việc ăn trưa.

- Hỏi: Đơn DS-5540 của Lãnh sự Hoa Kỳ hỏi về bảo hiểm sức khỏe của đương đơn xin chiếu khán di dân. Vậy đương đơn xin chiếu khán có bị yêu cầu phải có bảo hiểm sức khỏe không?

- Đáp: Việc đòi hỏi phải có bảo hiểm sức khỏe vẫn còn được tranh luận ở các tòa án Hoa Kỳ, vì thế, bảo hiểm sức khỏe không là một yêu cầu để được nhập cảnh Hoa kỳ. Tuy nhiên, có bảo hiểm sức khỏe là một yếu tố rất tích cực cho các đương đơn xin chiếu khán, nhất là những người lớn tuổi. Lãnh sự sẽ muốn biết làm sao đương đơn sẽ có thể trả những y phí, nhất là những người cao niên. Tiếc thay, điều rất khó khăn nếu muốn có bảo hiểm y tế trước khi đương đơn đến Hoa Kỳ, ngọai trừ đương đơn được thêm tên vào chương trình bảo hiểm sức khỏe của người bảo lãnh.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 12:00PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chính sách di dân của Hoa Kỳ có một số mục tiêu. Đầu tiên, nó giúp đoàn tụ cho các gia đình bằng cách tiếp nhận những người di dân mà đã có người thân ở Hoa Kỳ. Thứ hai, nó tiếp nhận lao động nước ngoài khi thiếu người lao động Hoa kỳ. Thứ ba, nó cung cấp nơi lánh cư cho những người nước ngoài đang phải đối mặt với sự đàn áp vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị.
Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng.
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây.
Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan. Người Việt Nam nằm ở nhóm trên trung bình. Những người từ Campuchia, Lào, Mexico và Trung Mỹ có đóng góp ít tiền nhất vào khoản tiết kiệm hưu trí của họ ở Mỹ và ở nước họ. Những người di dân mang theo hành vi tiết kiệm từ quê hương của họ và sau đó truyền hành vi đó cho con cái của họ.
Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ.
Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan.
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không?
Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ.
Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế. Nếu đề xuất này trở thành hiện thực, những đương đơn xin Điều chỉnh sẽ có thể ra nước ngoài trong khi đơn xin Thẻ xanh của họ còn đang chờ được Sở Di Trú duyệt xét.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.