Hôm nay,  

Những Số Liệu Về Di Dân Và Tỵ Nạn Năm 2020

10/01/202000:00:00(Xem: 2628)
Le Minh Hai - Oct 2019
Lê Minh Hải



Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên www.Facebook.com/rmiodp vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ, hoặc sáng thứ Năm lúc 10:00 sáng, giờ Việt Nam.

(Robert Mullins International) Hoa Kỳ nên nhận bao nhiêu người di dân? Theo thống kê mới nhất, trong năm 2017, Hoa Kỳ đã chấp nhận 1 triệu 127 ngàn di dân đến quốc gia này và ở lại hợp pháp. Những người ngọai quốc được quy chế này được xem là những thường trú nhân hợp pháp. Khỏang ba phần tư  trong số thường trú nhân này đã trở thành công dân Hoa Kỳ. Một số phần trăm nhỏ sẽ trở về quê hương cũ của họ vì một số lý do khác nhau.

Giảm số di dân xuống số không hoặc gần như không có nữa là điều không thể hiểu được. Chúng ta là một phần của nền kinh tế thế giới và thế giới là một sự trao đổi, kể cả hàng hóa và con người. Hiện đang có nhiều sự bàn tán về cái gọi là "di trú dây chuyền" (chain migration) hoặc di trú gia đình, và đây là hạng mục di trú mà Tòa Bạch Ốc mong muốn giảm xuống. Hiện nay, con số di dân được phép đến Hoa Kỳ  khỏang 480.000 thân nhân của người bảo lãnh đã trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ. Thêm nữa là số chiếu khán dành cho các công dân Hoa Kỳ dùng để bảo lãnh người hôn phối, con cái dưới vị thành niên và cha mẹ của họ.

Binh lính Hoa Kỳ và những người làm ăn ở ngọai quốc thường kết hôn và mong muốn trở về nước với người phối ngẫu của mình. Những người phối ngẫu này đến Hoa Kỳ chờ xin nhập tịch Hoa Kỳ ít nhất là ba năm. Họ cần phải chờ thêm ít nhất một năm nữa và thường là lâu hơn để nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ. Rồi họ sẽ cần đợi thêm ít năm nữa để có thể nộp đơn bảo lãnh những người thân khác. Cần phải chờ trên 10 năm mới có thể bảo lãnh anh chị em và gia đình của họ. Điều cần nhấn mạnh ở đây là danh từ "di trú dây chuyền" sẽ không có gì kinh hòang để gọi là sẽ "tràn ngập" nước Hoa Kỳ.

140.000 ngọai kiều đến Hoa Kỳ với diện làm việc. Nếu chúng ta muốn có một nền kinh tế quốc tế, chúng ta cần cho phép việc trao đổi nhân viên làm việc. Những người ngọai kiều này bao gồn những nhà điều hành cơ sở kinh doanh, những người ngọai quốc với những khả năng ngọai hạng, những người ngọai quốc có tài năng đang cần được bổ khuyết, các nhà khoa học, qúy vị giáo sư và các nhà phát minh. Những công việc có văn phòng ở Hoa Kỳ và các doanh gia Hoa Kỳ có những họat động ở ngọai quốc luôn luôn cần chuyển đổi nhân viên trên tòan thế giới. Nếu chúng ta sinh họat trong môi trường thế giới này thì những hạng mục di trú kể trên cần được tồn tại.

Khỏang 146.000 người tỵ nạn và người lánh cư (asylee) đã trở thành thường trú nhân trong năm 2017. Nhưng theo kế họach của Tòa Bạch Ốc, con số này sẽ ngày càng nhỏ dần.

Những thân nhân trực hệ không có giới hạn chiếu khán (visa) và là hạng mục di dân ưu tiên nhất đối với công dân Hoa Kỳ. Tòa Bạch Ốc chưa có ý định thay đổi những hạng mục di dân ưu tiên này. Tuy nhiên, số chiếu khán dành cho các diện bảo lãnh khác theo thứ tự ưu tiên là đối tượng được bàn thảo rất nhiều trong Tòa Bạch Ốc. Những đòi hỏi về sự thay đổi có thể đưa đến việc lọai bỏ diện bảo lãnh anh chị em và con cái của các thường trú nhân. Nhưng điều này sẽ chưa xảy ra ít nhất phải vài năm nữa.

Điều gì tốt nhất cho dân chúng Hoa Kỳ? Đó là không chấm dứt vấn đề di dân hoặc không giới hạn người di dân đến Hoa Kỳ. Nếu quốc hội muốn có sự thay đổi, sự thay đổi này cần phải có sự đồng thuận của dân chúng Hoa Kỳ, chứ không phải từ những người cực kỳ bảo thủ.

Hành pháp Trump sẽ giảm người tỵ nạn nhập cảnh, những người phải chạy trốn chiến tranh, bạo lực và sự ngược đãi

Vào ngày 25/09/2019, hành pháp Trump cho biết sẽ giảm số người tỵ nạn được phép tái định cư tại Hoa Kỳ với mức kỷ lục trong lịch sử - với con số bị giới hạn 18.000 người chạy trốn khỏi chiến tranh, bạo lực và bị  ngược đãi trên khắp thế giới nay chỉ muốn tạo một căn nhà mới ở Hoa Kỳ.

Hành pháp cũng tính đến việc thay đổi hình thức tái định cư người tỵ nạn bằng cách phân chia và chỉ cho phép định cư trong những cộng đồng chấp nhận họ. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi vì nó tạo nên việc định cư chống lại ý muốn của người tỵ nạn và đi ngược lại ý muốn của các viên chức địa phương muốn chào đón người tỵ nạn.

Với chính sách mới, 5.000 người trong số 18.000 người tỵ nạn sẽ dành cho người tỵ nạn phải trốn chạy vì bị ngược đãi tôn  giáo. Khỏang 4.000 người khác dành cho những người dân Iraq làm nghề thông dịch hoặc những công việc khác cho Hoa Kỳ, và 1.500 người khác sẽ dành cho những người dân ở các nước Trung Mỹ đã chạy thóat khỏi những cảnh bạo lực và những vấn đề khác ở các nước El Salvador, Guatemala và Honduras. Ngòai con số 18.000 người tỵ nạn, Bộ Ngọai Giao cho biết Hoa Kỳ dự đóan sẽ nhận 350.000 trong những hồ sơ mới xin lánh cư (asylum) trong năm 2020.

Việc giảm số người tỵ nạn của ông Trump xảy ra vào lúc số người dân buộc phải tản cư khắp nơi trên thế giới đã lên đến hơn 70 triệu người, một số con số phá kỷ lục.

Bộ Ngọai Giao đã giảm đáng kể số người tỵ nạn được phép nhập cảnh Hoa Kỳ trong năm đầu tiên ông Trump làm tổng thống - chỉ cho phép 28.000 người trong 11 tháng đầu tiên của tài khóa 2019, và chỉ có 22.500 người trong năm 2018. Trong khi đó, vào năm cuối cùng làm tổng thống, ông Obama đã chấp nhận 110.000 người tỵ nạn. Chính phủ Hoa Kỳ đã cho tái định cư hơn 3 triệu người tỵ nạn kể từ năm 1980.

Trong khi hành pháp Trump cắt giảm rất nhiều người tỵ nạn trong năm 2018, nước Gia Nã Đại đã nhận nhiều người tỵ nạn hơn Hoa Kỳ, mặc dù dân số chỉ bằng một phần chín của Hoa Kỳ.

Bên ngòai Hoa Kỳ, trong 10 năm qua đã gia tăng đáng kể số người tỵ nạn đi tìm một căn nhà mới cho họ. Họ phải bỏ nhà cửa vì chiến tranh hoặc đi tìm một đời sống tốt đẹp hơn. Thổ Nhĩ Kỳ, láng giềng của nước Syria, là nước đã phải đón nhận hơn 3 triệu 600 ngàn người tỵ nạn Syria đã phải trốn chạy chiến tranh trên quê hương của họ.

Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết đã có khỏang 1 triệu đơn xin lánh cư tại Âu Châu. Ở La Mã (Rome), Đức giáo hòang Francis vừa nói rằng: "Sợ hãi sự không xác định, sợ hãi người di dân và người tỵ nạn gõ cửa nhà chúng ta để tìm sự bảo vệ, an ninh và một tương lai tốt hơn, có thể dẫn đến sự không khoan dung, sự suy nghĩ hẹp hòi và phân biệt chủng tộc".

Tình trạng vô gia cư tại California

Vấn đề khủng khỏang vô gia cư tại thành phố San Francisco ngày càng trở nên xấu hơn đến nỗi cư dân ở đây đã phải để những tảng đá khổng lồ dọc theo lối đi để người vô gia cư không thể dựng lều ở nơi này. Trước đó hai tuần, cư dân ở Clinton Park đã phải để hơn 20 tảng đá lớn dọc theo đường đi. Mỗi tảng đá này có thể nặng hàng trăm ký lô để người vô gia cư không thể di chuyển được. Láng giềng nơi này thường xuyên bị chiếm đóng bởi những người sử dụng ma túy và ngủ luôn ở đây.

California là tiểu bang giàu nhất Hoa Kỳ và cũng có nhiều người vô gia cư nhất. Trong nhiều thập niên qua, việc này xảy ra thường xuyên và giới lãnh đạo tiểu bang không thể thay đổi được.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nước nào ở  Âu Châu đón nhận người tỵ nạn nhiều nhất?

- Đáp: Chính phủ Đức đã chào đón 1 triệu 800  ngàn người tỵ nạn kể từ năm 2008.

- Hỏi: Có bao nhiêu người được bảo lãnh diện đòan tụ gia đình nay đã trở thành thường trú nhân?

- Đáp: Theo thông kê mới nhất, trong năm 2017, có 516.000 di dân được bảo lãnh theo diện đòan tụ gia đình đã có thẻ xanh qua việc bảo lãnh di dân hoặc xin điều chỉnh tình trạng cư trú.

- Hỏi: Tổng thống Trump đã chỉ trích các viên chức thành phố San Francisco vì tình trạng người vô gia cư. Có bao nhiêu người vô gia cư ở thành phố này?

- Đáp: Thành phố San Francisco hiện có khỏang 10.000 người vô gia cư, tăng 30% kể từ năm 2017. Khỏang 42% người vô gia cư này đang ở trong tình trạng nghiện rượu và ma túy. Tại Oakland, thành phố láng giềng của San Francisco, số dân vô gia cư tăng 47% trong hai năm qua và hiện có khỏang 4.000 người.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 12:00PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

=END=

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong quá khứ, sở di trú từ chối việc duyệt xét đơn xin Thẻ Xanh cho đến khi Đơn Xin Làm Việc Tôn Giáo được chấp thuận
Khi so sánh hai diện bảo lãnh hôn phu-thê và vợ-chồng, chúng ta đang nói đến ba điểm chính
Trong một số chương trình hội thoại phát thanh năm ngoái, chúng tôi đã đưa ra một số gợi ý để giúp đỡ những đôi vợ-chồng, hoặc hôn thê
Tôi năm nay 76 tuổi có thẻ xanh năm 1994. Nhưng tôi về Việt Nam chữa bệnh một thời gian lâu không trở lại Hoa Kỳ
Mỗi năm, 10.000 chiếu khán (visa) sẵn sàng để cấp cho những nhà đầu tư có đủ điều kiện
Chiếu khán (visa) L-1 được dành cho các chuyên viên điều hành và quản lý muốn đến Hoa Kỳ
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần
Chiếu khán R-1 được cấp cho các nhân viên phục vụ trong lãnh vực tôn giáo
Trong năm 2008, người ta không thấy có những tiến triển nào quan trọng trong các luật lệ về di trú toàn cầu
Hiệp định con nuôi giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã hết hạn vào ngày 1 tháng 9 năm 2008 vừa qua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.