Hôm nay,  

Đóng Cửa Vào Mỹ: Ông Trump Đổi Chương Trình Người Tị Nạn Mỹ Thế Nào?

10/5/201800:00:00(View: 3202)

LE MINH HAI_Sep_2018

Lê Minh Hải


Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp


Hàng vạn người Việt Nam đã đến Mỹ thông qua Chương trình Người tị nạn của Chính phủ Mỹ sau ODP bắt đầu vào năm 1989. Bây giờ, hãy xem Chương trình Người tị nạn đang thay đổi như thế nào:


19 tháng vừa qua, Tổng thống Donald Trump và Chính phủ của Ông đã thay đổi việc tiếp nhận người tị nạn vào Mỹ. Họ đã thực hiện điều này bằng cách sử dụng các sắc lệnh hành pháp và những thay đổi hành chánh được thực hiện một cách kín đáo.


Ông Trump đề ra mức trần tị nạn hàng năm vào năm 2018 là 45.000, con số thấp nhất kể từ khi chương trình người tị nạn được lập ra vào năm 1980. Và vẫn chưa hết, Mỹ dường như nhận ít hơn phân nửa số người tị nạn năm nay.


Những người tị nạn đến từ đâu và điều đó đã thay đổi ra sao.


Nơi xuất phát của người tị nạn cũng thay đổi do các chính sách của Ông Trump. Trước năm 2017, Syria, Iraq và Somalia trước đây nằm trong năm quốc tịch hàng đầu của người tị nạn tái định cư ở Mỹ. Bây giờ, số lượng người tị nạn của họ giảm rất nhiều và người Ukraine, Bhutan và Eritrea đã chiếm trong 5 vị trí trên cùng.


Sự cắt giảm người tị nạn chủ yếu ảnh hưởng đến người Hồi giáo


Số lượng người tị nạn Hồi giáo được nhận vào Mỹ là một phần ba số lượng của hai năm trước, và số người Cơ đốc giáo đạt mức cao nhất số lượng kể từ năm 2002.


Một số nước chịu đựng nhiều hơn các nước khác.


Các chính sách của Tòa Bạch Ốc đã giáng đòn rất mạnh vào những người tị nạn từ 10 nước Hồi giáo. Việc kiểm tra lý lịch những người tị nạn này diễn ra lâu hơn và phát sinh nhiều chất vấn hơn trước đây. Số lượng người được nhận cho thấy họ bây giờ gần như không có cơ hội để vào nước Mỹ.


Mỹ thường nhận hàng ngàn người tị nạn mỗi năm đến từ Syria, Iraq, Somalia và Iran. Những người tị nạn đến từ các nước này đang chạy trốn chiến tranh và khủng bố tôn giáo. Nhưng theo các chính sách mới của Ông Trump, họ tự phát hiện mình gần như hoàn toàn bị cấm nhập.


Từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 09 năm 2018, Mỹ nhận 60 người từ Syria, 130 người từ Iraq, 250 người từ Somalia và 35 người từ Iran.


Tổng cộng có 475 người tị nạn được nhận từ các nước đang chịu chiến tranh và đàn áp chính trị.


Năm nay, với một mức cao 68,5 triệu người bị chiếm chỗ bằng vũ lực bằng người ở khắp thế giới, Mỹ cho rằng nhận khoảng 22.000 người tị nạn, nhưng điều này dường như không xảy ra. Chính phủ của Ông Trump bắt đầu sử dụng các thủ tục xem xét chặt chẽ an ninh mới không rõ ràng và phức tạp và những thủ tục này làm chậm quá trình thu nhận người tị nạn và loại bỏ nhiều người dự tuyển xin tái định cư. Cũng vậy, số lượng cán bộ, người thực hiện phỏng vấn người tị nạn cũng bị giảm từ 155 người còn 100 người.


Tỉ lệ phần trăm người nộp đơn tị nạn Hồi giáo hiện nay là một phần ba số lượng của hai năm trước; tỉ lệ phần trăm người Châu Âu đã tăng gấp ba. Somalia hiện có ít cơ hội được nhận. Kể từ ngày 10 tháng 9 năm nay, chỉ có 250 người tị nạn Somalia được tái định cư ở Mỹ năm nay, giảm 97 phần trăm từ 8.300 người được nhận năm 2016.


Còn về Iraq thì sao, họ là những người đã giúp Mỹ trong chiến đấu?


Chỉ 48 người tị nạn Iraq mà làm việc cho quân đội Mỹ mới được nhận vào Mỹ trong suốt 11 tháng qua. Năm trước khi Ông Trump nhận nhiệm sở, có hơn 3.000 người được nhận và trong năm trước đó, 5.100 người được nhận.


Những người Iraq này là những người đã liều mạng sống của mình để giúp quân đội Mỹ. Một cựu chiến binh quân đội Mỹ nói việc không tiếp nhận họ thật sự là một sai lầm khủng khiếp đối với nền an ninh quốc gia. Ông nói, những người Iraq này là những người đã giúp người Mỹ còn sống trở về nhà chứ không phải trở về nhà trong cỗ quan tài.


Trong một phần tư thế kỉ, tỉ lệ tội phạm khắp đất nước đã giảm. Số lượng nhập cư bị ngăn chận ở biên giới giáp Mexico vẫn giữ ở mức thấp trong những năm qua.


Nhưng các ứng viên Đảng Cộng Hòa khắp đất nước đang cảnh báo cử tri rằng cả tội phạm lẫn nhập cư đều có khả năng tăng nếu các đối thủ Đảng Dân chủ thắng cử vào tháng 11. Nói cách khác, họ đang lặp lại tin tức GIẢ đến từ Tòa Bạch Ốc về mối nguy hại của nhập cư.


Các khảo sát hiện nay cũng cho thấy các cử tri thấy việc nhập cư là một vấn đề quan trọng đối với tương lai đất nước không kém gì các vấn đề về chăm sóc sức khỏe và giáo dục.


Đảng viên Đảng Cộng hòa nói rằng Đảng viên Đảng Dân chủ muốn mở cửa biên giới và chính sách nhập cư cấp tiến. Đảng viên Đảng Dân chử nói rằng Đảng viên Đảng Cộng hòa tập trung vào an toàn công cộng, nhập cự và tội phạm là một lý do đưa ra để che đậy, hướng mục tiêu đến làm sao lãng cử tri khỏi các vấn đề quan trọng khác.


Các ứng viên Đảng Cộng hòa đang trả lời trong sợ hãi. Họ đưa ra cảnh báo về tình trạng tội phạm lan rộng và nhập cư không giới hạn, như một cách để khuyến khích người dân bỏ phiếu vào tháng 11. Họ đang nói chính xác điều mà lãnh đạo Đảng Cộng hòa đã đang nói trong hai năm qua.


Nhập cư và an toàn công cộng đã trở thành điều quan trọng nhất đối với cử tri Đảng Cộng hòa vì Fox News và radio Đảng Bảo thủ đang liên tục nói về những vấn đề này. Và Ông Trump cảnh báo về mối đe dọa của các băng đảng bạo lực như MS-13, rằng có thể chỉ được ngăn chặn nếu ông xây được bức tường biên giới.


Các Đảng viên Đảng Cộng hòa cảnh báo rằng tội phạm và nhập cư sẽ tăng nếu Đảng viên Đảng Dân chủ thắng vào tháng 11.


Trong một phần tư thế kỷ, tỷ lệ tội phạm khắp đất nước đã giảm. Số lượng nhập cư bị ngăn chặn ở biên giới giáp Mexico vẫn giữ ở mức thấp trong những năm qua.


Nhưng các ứng viên Đảng Dân chủ khắp đất nước đang cảnh báo cử tri rằng cả tội phạm lẫn nhập cư đều có khả năng tăng nếu các đối thủ Đảng Dân chủ thắng cử vào tháng 11. Nói cách khác, họ đang lặp lại tin tức GIẢ đến từ Tòa Bạch Ốc về mối nguy hại của nhập cư.


Các khảo sát hiện nay cũng cho thấy các cử tri thấy việc nhập cư là một vấn đề quan trọng đối với tương lai đất nước không kém gì các vấn đề về chăm sóc sức khỏe và giáo dục.


Đảng viên Đảng Cộng hòa nói rằng Đảng viên Đảng Dân chủ muốn mở cửa biên giới và chính sách nhập cư cấp tiến. Đảng viên Đảng Dân nói rằng Đảng viên Đảng Cộng hòa tập trung vào an toàn công cộng, nhập cự và tội phạm là một lý do đưa ra để che đậy, hướng mục tiêu đến làm sao lãng cử tri khỏi các vấn đề quan trọng khác.


Các ứng viên Đảng Cộng hòa đang trả lời trong sợ hãi. Họ đưa ra cảnh báo về tình trạng tội phạm lan rộng và nhập cư không giới hạn, như một cách để khuyến khích người dân bỏ phiếu vào tháng 11. Họ đang nói chính xác điều mà lãnh đạo Đảng Cộng hòa đã đang nói trong hai năm qua.


Nhập cư và an toàn công cộng đã trở thành điều quan trọng nhất đối với cử tri Đảng Cộng hòa vì Fox News và radio Đảng Bảo thủ đang liên tục nói về những vấn đề này. Và Ông Trump cảnh báo về mối đe dọa của các băng đảng bạo lực như MS-13, rằng có thể chỉ được ngăn chặn nếu ông xây được bức tường biên giới.


Hỏi Đáp Di Trú:


Hỏi 1. Nếu Đảng Dân chủ chiếm số đông trong Quốc hội sau cuộc bầu cử tháng 11, thì chúng ta có thể mong đợi gì ở họ về vấn đề nhập cư?


Đáp 1. Chúng ta hy vọng Quốc hội dưới sự kiểm soát của Đảng Dân chủ sẽ duy trì hệ thống nhập cư diện gia đình, tìm ra một cách thức để hợp pháp hóa người nhận DACA và 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp hiện nay ở Mỹ, và đưa Chương trình Người tị nạn trở lại cách cư xử nhân đạo hơn cho những người nhập cư đang phải chịu đựng. Tuy nhiên, chúng ta không thể mong đợi bất cứ sự hợp tác nào từ tòa Bạch Ốc trong các vấn đề này.


Hỏi 2. Về việc chấp nhận người tị nạn, Mỹ sẽ như thế nào so với các nước khác?


Đáp 2. Các nước không thuộc Mỹ ở Châu Âu, Canada và Úc, tái định cư 69.000 người tị nạn năm 2017, nhiều gấp đôi số người tị nạn ở Mỹ. Năm 2016, trước thời Ông Trump, Mỹ tái định cư cho 97.000 người tị nạn. Năm 2017, con số này giảm còn 33.000 và vào năm 2018 sẽ ít hơn 25.000. Năm nay là năm đầu tiên kể từ khi thông qua Luật Tị nạn Mỹ 1980 mà ít người tị nạn hơn được tái định cư ở Mỹ so với những khu vực còn lại trên thế giới.


Hỏi 3. Sự khác nhau giữa đương đơn xin lánh cư (asylum) và xin nhập cư theo tình trạng người tị nạn (refugee) như thế nào?


Đáp 3. Những người đến Mỹ hợp pháp không có được sự cho phép lánh cư trước và sau đó họ mới nộp đơn xin lánh cư (asylum). Còn người tị nạn không vào Mỹ cho đến khi họ có được giấy phép hợp pháp để nhập cư, vì họ nộp đơn xin nhập cư theo tình trạng người tị nạn trong khi họ đang ở một đất nước khác.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: [email protected].


Lê Minh Hải

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Gánh nặng xã hội bây giờ có nghĩa là gì, sau khi ông Trump rời nhiệm sở? Quy luật này trở lại năm 1999, vì vậy hiện nay các phúc lợi liên quan đến gánh nặng xã hội chỉ bao gồm trợ cấp an sinh xã hội (SSI), chương trình Hỗ trợ Tạm thời cho Gia đình Khó khăn (TANF), các chương trình “Trợ Giúp Tổng Quát" (General Assistance) và các chương trình (bao gồm cả Medicaid) hỗ trợ những người được chăm sóc dài hạn, như trong các viện dưỡng lão. hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Vì một số tiểu bang và thành phố đang nới lỏng các yêu cầu về đeo khẩu trang và các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19, Sở di trú Hoa Kỳ nhắc nhở công chúng rằng họ sẽ tiếp tục thực thi chính sách dành cho khách thăm viếng của mình trong tất cả các cơ sở của Sở di trú USCIS. Điều này bao gồm yêu cầu tất cả khách thăm viếng từ 2 tuổi trở lên phải đeo khẩu trang khi ở trong các cơ sở của Sở di trú.
Hiện tại, do sự thỏa thuận giữa Tòa Bạch Ốc và Bộ Tư Pháp, quy luật mới sẽ bị ngưng thi hành trong khi chính quyền Biden tiếp tục xem xét lại quy luật này và sẽ quyết định những thay đổi nào sẽ được thực hiện. Tổng thống Joe Biden đã nói rằng quy luật mới cần được xem xét lại và các cơ quan nên đưa ra những bước cần được thực hiện để giảm bớt sự sợ hãi và hoang mang giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng. Bắt đầu ngay lập tức, những người nộp đơn xin thẻ xanh ở bất kỳ tiểu bang nào cũng có thể nộp đơn của họ mà không sợ quy luật mới quay trở lại. Họ có thể sử dụng những đơn di trú từng được sử dụng cho quy luật cũ.
(Robert Mullins International) Tổng thống Joe Biden đã thu hồi Lệnh Ngưng Cấp Chiếu Khán (Visa) của ông Trump đã có hiệu lực từ tháng 4 năm 2020. Ông Biden nói rằng Lệnh Ngưng Cấp Chiếu Khán "không thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ. Ngược lại, nó gây hại cho Hoa Kỳ, bằng cách ngăn cản một số thành viên gia đình của công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân hợp pháp gia nhập gia đình của họ ở đây. Nó cũng gây hại cho các ngành công nghiệp sử dụng nhân tài từ khắp nơi trên thế giới ở Hoa Kỳ".
Vào ngày thứ Năm, 18 tháng 2 năm 2021 vừa qua, chính quyền Biden đã chính thức giới thiệu dự luật di trú quan trọng sẽ cho phép 11 triệu người không có giấy tờ hợp lệ trở thành công dân Hoa Kỳ. Dự luật này thể hiện cơ hội của Tổng thống Biden trong việc đưa ra những thay đổi lớn đối với một hệ thống mà cả hai đảng đều thấy cần phải cải tổ nhưng lại phân biệt rõ ràng về cách thực hiện việc cải tổ này.
Vào ngày 31 tháng 12 năm 2020 vừa qua, ông Trump đã gia hạn thời gian tạm hoãn cấp chiếu khán (visa) cho đến ngày 31 tháng 3. Người ta hy vọng rằng Tổng thống Biden sẽ sớm hủy bỏ việc đình chỉ này hơn là đợi đến ngày 31/3.
Ông Joe Biden đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày thứ Tư, 20 tháng 1 năm 2021 với tư cách là tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Ông Biden, được bao quanh bởi gia đình, được Chánh án John Roberts tuyên thệ nhậm chức lúc 11:49 sáng tại Điện Capitol Hoa Kỳ. Ông Biden đã tuyên thệ trên cuốn Kinh thánh thuộc về Beau Biden, người con trai quá Trước bình minh ngày thứ Tư, ông Biden đã công bố trong Sổ Liên Bang một số lệnh hành pháp có hiệu lực ngay sau 12 giờ trưa. Chúng bao gồm việc yêu cầu phải đeo khẩu trang trên tòan quốcx, ngừng xây dựng bức tường biên giới phía Nam, thu hồi lệnh cấm đi lại của người Hồi giáo, nối lại tư cách thành viên với Tổ Chức Y Tế Thế giới, tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris, gia hạn việc trục xuất và gia hạn việc tạm ngưng đòi tiền vay nợ của sinh viên. Ông cũng đã ký một lệnh duy trì chương trình DACA, đây là chương trình tạm hõan thi hành việc trục xuất những thanh thiếu niên đã đến Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn thơ ấu..
(Robert Mullins International) Tân chính quyền sắp tới sẽ tập trung vào việc giảm thời gian chờ đợi để được cấp quốc tịch Hoa Kỳ, sẽ cấp thẻ xanh ngay cho những người được chấp thuận chương trình DACA (tức chương trình tạm hõan trục xuất những người nhập cảnh bất hợp pháp khi còn thờ ấu) và bổ sung thêm chánh án di trú để giảm bớt tình trạng tồn đọng trong các tòa án.
Hiện tại, chương trình EB-5 đã được yêu cầu tăng vốn đầu tư kể từ ngày 21 tháng 11 năm 2019, từ 500.000 mỹ kim lên 900.000 mỹ kim trong vùng có tỷ lệ công việc làm đáng quan tâm (được gọi là vùng TEA) và từ 1 triệu mỹ kim tăng đến 1 triệu 8 ngàn mỹ kim trong khu vực không phải là vùng TEA, cộng với các yếu tố khác đã làm giảm nhu cầu xin chiếu khán (visa) đầu tư EB-5 trên toàn thế giới. Điều này sẽ dành số chiếu khán EB-5 nhiều hơn cho các nhà đầu tư ở các quốc gia như Việt Nam và do đó sẽ giảm thời gian chờ đợi.
Vào tháng 3 năm 2020 vừa qua, hàng triệu công dân Hoa Kỳ, thường trú nhân và người di dân đóng thuế đã bị loại khỏi các khoản trả tiền trực tiếp theo khỏan cứu trợ trước đây. Nhưng khỏan trợ giúp kích thích kinh tế mới nhất vì đại dịch corona sẽ bao gồm các khoản trả tiền trực tiếp lên đến 600 mỹ kim cho mỗi người lớn và trẻ em. Khỏan tiền cứu trợ vi khuẩn corona mới bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp lên đến 600 mỹ kim cho mỗi người lớn và trẻ em, bao gồm cả cho các gia đình có nhiều diện di dân khác nhau. Đạo luật CARES, được Quốc hội thông qua vào tháng 3, bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp lên đến 1.200 mỹ kim cho mỗi người lớn và 500 mỹ kim cho mỗi trẻ em và cho những cá nhân đã nộp thuế trong hai năm qua với số An sinh Xã hội.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.