Hôm nay,  

Di Trú: Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Hóc Búa

04/09/200900:00:00(Xem: 6943)

Di Trú: Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Hóc Búa

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.
Một câu hỏi hóc búa thường làm cho người ta bối rối và nhầm lẫn, giống như những câu hỏi phỏng vấn tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam. Để chấp thuận một đơn xin chiếu khán (visa) của diện hôn phu-thê hoặc diện vợ-chồng, các nhân viên lãnh sự phải biết chắc một cách hợp lý rằng mối liên hệ của họ phải chân thật. Nhiều người cảm thấy rằng những hồ sơ bị từ chối không hợp lý chút nào, nhưng nói cho cùng, chính các nhân viên lãnh sự mới có quyền quyết định thế nào mới là... hợp lý!
Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ bàn về những lý do chung mà các hồ sơ diện hôn phu-thê và diện vợ-chồng thường bị từ chối bởi Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn.
Một lý do thường xuyên bị từ chối là: "những hình ảnh cho thấy người bảo lãnh và người được bảo lãnh ở chung với nhau chỉ có vài ngày". Kết luận này đưa đến hai câu hỏi: (1) Cần bao nhiêu hình để chứng minh mối liên hệ" và (2) Có phải hình ảnh là cách sử dụng để chứng minh mối liên hệ không" Dĩ nhiên, nếu có những hình ảnh được chụp ở nhiều nơi như Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, Sài Gòn, v.v..., thì hai người có thể được xem là ở chung với nhau nhiều hơn "vài ngày". Nhưng sự từ chối mới đây của Lãnh sự cho thấy dù có một trăm tấm hình cũng chưa thể chấp nhận là bằng chứng về mối liên hệ trong sáng. Lãnh sự viết rằng: "Hình ảnh đã nộp chỉ chuyện nhỏ vì chúng chỉ cho thấy người bảo lãnh và người được bảo lãnh chỉ ở với nhau vào thời điểm chụp hình mà thôi. Thời gian mà tấm hình được chụp không thể phối kiểm. Một số hình có chú thích ghi ngày chụp, nhưng ngày trên hình rất dễ dàng được ngụy tạo". Nó cách khác, bất kể bao nhiêu hình được nộp, nhân viên lãnh sự vẫn đặt nghi vấn về sự liên hệ của hai người.


Một lý do từ chối khác vẫn thường xảy ra là người được bảo lãnh ở Việt Nam không thể nói về thành phố mà người bảo lãnh cư ngụ. Thí dụ: "Người được bảo lãnh không biết những yếu tố căn bản về thành phố Boston mà người bảo lãnh đang cư ngụ". Hầu hết hai người trong cuộc không dùng nhiều thời gian nói chuyện về thành phố mà người bảo lãnh cư ngụ. Thay vào đó, họ thảo luận về đời sống của họ, gia đình của họ và tương lai của họ. Và có hợp lý không khi bạn kỳ vọng người nào đó có thể tả về thành phố của bạn ở mà họ chưa bao giờ sống ở Hoa Kỳ"  Ngay cả tên những nơi chốn ở Mỹ cũng đã khó để phát âm hay để nhớ. Có một người Mỹ nào chưa từng ở Việt Nam có thể mô tả thành phố Việt Nam chỉ dựa trên những gì mà ai đó kể cho anh ta nghe về thành phố đó không" Có lẽ là không.
Sau cùng, Lãnh sự kỳ vọng đương đơn ở Việt Nam biết về những sở thích và giải trí của người bảo lãnh. Một trong những lý do từ chối vì người vợ nói rằng chị biết chồng của chị thích đi câu cá, nhưng chị không biết nơi nào chồng chị thích đi câu hoặc đi với ai. Chúng ta tự hỏi làm sao loại hiểu biết này lại có thể là một bằng chứng về mối liên hệ của hai người" Người vợ có nên biết thêm tên của loại cá và tên của cha mẹ, anh chị em của loại cá này không"
Dĩ nhiên có một số hồ sơ không được xem là "trong sáng", nhưng chúng ta hy vọng rằng Lãnh sự sẽ có thể nhận dạng những hồ sơ này mà không cần phải trừng phạt những hồ sơ chân thật bằng cách hỏi những câu...  không thể trả lời.
Hỏi Đáp Di Trú:
- Hỏi: Làm sao có thể thành công trong việc dùng hình ảnh để chứng minh về mối liên hệ"
- Đáp: Để có thể thuyết phục nhân viên lãnh sự rằng những hình ảnh cho thấy thời gian ở với nhau nhiều hơn "vài ngày", có thể qúy vị cần cung cấp thêm bản sao đăng ký tạm trú, biên nhận thuê khách sạn và những bằng chứng khác cho thấy hai người sống với nhau nhiều hơn "vài ngày".
- Hỏi: Làm sao một phụ nữ ở Việt Nam có thể mổ tả thành phố cư ngụ của người bảo lãnh nếu chị chưa từng ở đó"
- Đáp: Chỉ có một cách duy nhất mà chị ấy có thể làm: Người bảo lãnh phải nói với chị càng nhiều càng tốt về thành phố mà anh ta sinh sống, và phải dạy chị ấy cách phát âm tên của thành phố này.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người đi du lịch quốc tế để thăm gia đình, đi nghỉ hoặc đi công tác. Khi trở về Hoa Kỳ sau chuyến du lịch quốc tế, tất cả du khách đều mong muốn được về nhà và thư giãn sau chuyến đi quốc tế dài ngày. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài đang cư trú, làm việc hoặc học tập tại Hoa Kỳ theo chiếu khán hợp lệ, họ nên thực hiện một số bước quan trọng để tránh những rắc rối có thể xảy ra sau này.
Đại dịch COVID-19 đã khiến quá trình xin chiếu khán Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn trước. Việc đóng cửa và trì hoãn của lãnh sự quán cũng như việc khôi phục lại cho việc duyệt xét chiếu khán bị hạn chế đã tạo ra tình trạng tồn đọng và gia tăng thời gian chờ đợi. Một bài báo gần đây nói rằng tất cả những người nộp đơn xin chiếu khán B1-B2 phải chờ đợi rất lâu cho đến khi họ được gọi phỏng vấn. Điều này có đúng không? Đúng. Và không.
Vào ngày 28 tháng 11 năm 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (DOS) đã phát hành một thông cáo báo chí, nêu bật những thành tựu về hoạt động chiếu khán của họ trong năm tài khóa liên bang 2023 (FY 2023) từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023. Trong năm tài khóa 2023, DOS đã cấp hơn 10,4 triệu chiếu khán không di dân trên toàn cầu, và một nửa số đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đã duyệt xét nhiều chiếu khán không di dân hơn bao giờ hết. Điều này cho thấy là không chỉ sự trở lại của khối lượng duyệt xét chiếu khán như thời điểm trước khi đại dịch, mà còn gần đạt mức kỷ lục đối với một số loại chiếu khán không di dân.
Chấm dứt Điều khoản 42 (Title 42). Tổng thống tiền nhiệm đã sử dụng luật y tế công cộng có tên Điều khoản 42 để trục xuất những người di dân tìm cách nhập cảnh vào đất nước tại biên giới Hoa Kỳ/Mexico. Nhiều đảng viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội cho rằng điều này đã ngăn chặn hệ thống tị nạn của Hoa Kỳ. Chính quyền Biden cuối cùng cũng đã chấm dứt việc sử dụng lệnh Điều khoản 42 vào tháng 5 năm 2023. Nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa lo ngại tình trạng di dân bất hợp pháp hàng loạt sau khi Điều khoản 42 bị dừng lại, nhưng điều này đã không xảy ra. Biên giới chứng kiến sự trở lại của một chế độ thực thi biên giới hơn bình thường, với các dòng di dân khi cao khi thấp.
Chính sách di dân luôn là một vấn đề nóng bỏng trong nhiều thế hệ ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Nhưng làn sóng người dân rời bỏ nhà cửa, đi bằng đường bộ hoặc đường biển vào năm 2023, gây ra những cuộc khủng hoảng di dân này đến những cuộc khủng hoảng di dân khác ở nhiều khu vực. Những tranh cãi về chính sách di dân đã dẫn đến những xung đột chính trị trong nước và xung đột về ngoại giao.
Một nghiên cứu mới cho thấy sinh viên quốc tế ở Mỹ đã tăng 12% trong năm học 2022-23, mức tăng lớn nhất trong hơn 40 năm. Hơn 1 triệu sinh viên đến từ nước ngoài, nhiều nhất kể từ năm học 2019-20 khi đại dịch Covid bắt đầu. Số sinh viên đến từ Ấn Độ tăng 35%. Mỹ vẫn là điểm đến yêu thích của sinh viên quốc tế muốn đi du học. Điều này đã đúng trong hơn một thế kỷ. Ngày nay, hầu hết sinh viên nước ngoài đến học các chương trình sau đại học, thường là về khoa học, công nghệ và kinh doanh. Sinh viên đến từ Trung Quốc vẫn chiếm nhiều sinh viên nước ngoài nhất ở Mỹ với 290,000.
Hoa Kỳ là một đất nước được thành lập và xây dựng bởi những người di dân từ khắp nơi trên thế giới. Kết quả đây là nơi có nhiều người di dân hơn bất kỳ các quốc gia nào khác. Tính đến năm 2021, có hơn 45,3 triệu người sống ở Hoa Kỳ là người được sinh ra ở nước ngoài, chiếm khoảng 1/5 số người di dân trên toàn thế giới. Nhưng trong khi một số người, di dân là để đoàn tụ gia đình, thì một số khác, di dân là để tìm việc làm hoặc để lánh nạn. Vậy tại sao người ta di dân vào Hoa Kỳ? Đây là 5 lý do chính vào năm 2021
Năm 1910, Cục điều tra dân số phát hiện ra rằng 14,7% dân số Hoa Kỳ là người sinh ra ở nước ngoài. Đó là con số cao nhất – trước đây. Vào tháng 8 năm nay, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài ở Hoa Kỳ là 15%. Các ước tính về dân số mới từ Cục điều tra dân số cho biết tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ tiếp tục tăng trong suốt thế kỷ này, lập kỷ lục mới từ năm này sang năm khác.
Năm 1910, Cục điều tra dân số phát hiện ra rằng 14,7% dân số Hoa Kỳ là người sinh ra ở nước ngoài. Đó là con số cao nhất – trước đây. Vào tháng 8 năm nay, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài ở Hoa Kỳ là 15%. Các ước tính về dân số mới từ Cục điều tra dân số cho biết tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ tiếp tục tang trong suốt thế kỷ này, lập kỷ lục mới từ năm này sang năm khác.
Kết hôn với người có thẻ xanh hoặc công dân Hoa Kỳ có thể nhận được thẻ xanh dựa trên hôn nhân. Nhưng những người nộp đơn vội vàng có thể bị buộc tội do vi phạm Quy tắc của Sở Di Trú. Quy tắc này là Quy tắc 90 ngày. Mục đích của Quy tắc này là ngăn chặn mọi người sử dụng chiếu khán tạm thời để lưu trú dài hạn ở Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.