Hôm nay,  

TẾT LÍNH NHAI LẠI

07/03/201300:00:00(Xem: 3787)
phuong-toan_1
Tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết từ 2001, “Trung Uý Nuôi Tôm.” Sau tháng Tư 1975, Trung Uý Toàn, phi công VNCH cùng đồng đội đi vào trại cải tạo.

1. An ninh phòng tai

Từ thời đổi đời, cái Tết miền Nam lộn tùng phèo. Vào đêm 27 Tết, bọn tôi được hộ tống từ Trảng Lớn, Tây Ninh về Tân cảng Saigon để đáp tàu há mồm ra Phú Quốc hầu 'có điều kiện tốt hơn mà học tập cải tạo.'

(Quản giáo bảo thế. U mẹ, nó không báo trước là ra Phú Quốc, sợ bọn này nhảy biển).

Ra đến nơi, nó bắt nhảy cái đùng xuống biển thật, tất cả được lệnh lội vào bờ về hội trường trại giam nghe "Bác Tôn" chúc tết.

Vào hội trường tôi nhận ra người bạn thuở nhỏ phục vụ ở Hải quân. Tôi ngạc nhiên hỏi:

- Mày là trung sĩ sao cũng phải ra đây? (Hồi đó, lệnh chỉ bắt sĩ quan đi cải tạo).

- Mẹ, nó bảo tao là ác ôn.

- Hải quân cũng có ác ôn sao?

- Tao ở Phòng tai, An ninh Phòng tai.

- Ngành gì kỳ vậy, giống khám tai mũi họng bên Quân y?

- Không phải, An ninh phòng tai là cứu hỏa, nếu tàu cháy thì tụi tao dập lửa. Thằng cha cán bộ nói cứ có chữ an ninh là có kìm kẹp, đẩy tao vào đám nợ máu với nhân dân.

- Bỏ mẹ mày rồi, mút chỉ cà tha, giờ mày ở khu nào?

- Khu Phản bội.

- Khu gì nghe giống sắp bị bắn quá vậy.

- Đừng hù mày, khu đó là khu tụi hồi chánh.

- Còn mày sao ra đây?

- Tao bị: Nhất phi, nhì pháo, ba công giáo, bốn di cư.

- Bỏ mẹ mày rồi, dính tới mấy chấu.

- Ba bốn gì đó, Bắc kỳ ven đô là tao, Công giáo trốn lễ là tao, phi là tao mà pháo cũng tao luôn. Bay gunship phóng rocket là nghề của tao mà.

Thằng bạn đưa bàn tay lên màng tang tôi, chĩa hai ngón tay ra như cây súng lục:

- Pằng! Cho khiêng mày về, khỏi cải tạo.

Vậy là từ cái tết năm rồng lộn tùng phèo ấy, ngày dài tháng rộng, tha hồ nhai lại chuyện tết cũ.

2. Máy bay chở chùa

Chiều 30 tết, biệt phái cho Tiểu khu sau một ngày hành quân, ông Đại úy Phòng 3 Tiểu khu nói:

- Ông đáp xuống bãi cỏ trường học, chở giùm một bệnh nhân về Đồng Xoài, tới chỗ nào xe chạy được thả họ xuống cho họ đón xe lam vào bệnh viện. Tôi release mấy ông luôn, chúc phi hành đoàn ăn tết vui vẻ.

Đáp xuống bãi cỏ, một đám người vây quanh chiếc cáng, nằm ở đó một cô gái mắt nhắm nghiền, da xanh xao. Cơ phi xạ thủ nhảy xuống khiêng chiếc cáng lên sàn tàu, hai ông bà già leo lên theo.

Chiếc trực thăng bốc lên cao, vượt qua cánh rừng cao su bạt ngàn hướng về phía Đồng Xoài, nơi có những chiếc xe đò nhỏ chạy về Phú Giáo để đến Sài Gòn.

Phi cơ đáp xuống ven đường, cơ phi xạ thủ khiêng cô gái xuống, bà già móc túi lấy mớ tiền lẻ để trả tiền... máy bay.

Tôi khoát tay ra hiệu là không lấy, máy bay chở chùa. Bà già không tin nhưng cơ phi đứng dưới đất ra hiệu, mời bà xuống xe lẹ lẹ để bác tài còn bay chuyến kế, tết nhất tới nơi rồi.

Hai ông bà bước xuống, quì mọp dưới đất, hướng về phía phi hành đoàn mà lạy liên tục.

Anh xạ thủ lai Miên, bấm intercom nói:

- Chung gúy, ông bà dái dái.
(Trung úy, ông bà vái vái)

3. Rửa mắt

Bay từ Biên Hòa lên Long Khánh, ngang ngã ba Dầu Giây, xạ thủ nói:

- Xanh xanh đỏ đỏ nhiều quá trung úy, xà thấp xuống rửa mắt chút chơi.

Ngày giáp tết, đường ra chợ thật đông người, bóng hồng xanh đỏ rợp lối đi, chiếc trực thăng hạ sát ngọn cây bay xà quần để phi hành đoàn rửa mắt. Chợt trong đám đông có một người rảo bước như muốn chạy, lạ một điều là người này bước đến đâu thì dân lại dạt ra đến đó, kiểu như không muốn nhây với ...hủi.

Ông hủi này thấy không ổn bèn tốc hành phóng ra ruộng để... trốn máy bay.

Chạy được khoảng trăm trước, hủi ta cùng đường, lủi vào đám cỏ tranh, to như cái bát úp. Trưởng phi cơ báo cáo trên tần số Không Lục cho Tiểu khu. Xạ thủ được lệnh khai hỏa vào đám cỏ vì biết chắc đó không phải là dân đi chợ.

Chiều về, kết quả do nghĩa quân báo cáo hạ được một Cán Bộ Kinh Tài, tịch thu được một số tài liệu, một số tiền mặt và trong bóp có tấm hình ưỡn ngực của.... Thẩm Thúy Hằng.

4. Heo rừng

Trên đường về sau ngày dài hành quân, một đàn heo rừng dỡn mặt chạy lăng quăng dưới rừng, xạ thủ cà khịa:

- Nhiều quá, trung úy, bắn nghen.

Chiếc máy bay vòng lại ria một loạt đại liên xuống đàn heo, hai con dãy tê tê chuyển sang Từ Trần (Xin lỗi Bác Trần Dạ Từ nha).

Bỏ thì uổng, đem về thì khốn nạn với An ninh Không quân, sau một thoáng suy nghĩ, chiếc máy bay đáp xuống trục hai con heo lên sàn tàu, chở về thả xuống một ngôi làng nhỏ có cái đồn Nghĩa quân cho dân... ăn tết.

Ít hôm sau, dân làng cám ơn phi hành đoàn về món quà hậu hĩnh trên... mặt báo.

5. Chuyến bay cuối năm

Anh thương binh nằm trên chiếc cáng, chờ chuyển về Quân y viện Cộng Hòa.

Anh bị pháo kích gần bứt cái của nợ trần ai, không hiểu nặng nhẹ thế nào, chỉ thấy y tá băng một cục bông tổ chảng, đỏ lòm ở háng. Có vẻ không quan tâm mấy đến mạng sống, anh hỏi:

- Trung úy, về Cộng Hòa, họ nối lại hay họ cắt luôn.

- Dỡn cha, nối chứ sao lại cắt.

- Thiệt không trung úy, đừng làm em mừng hụt.

- Thiệt chứ xạo ông làm gì, chuyện như thế này tôi chở hoài.

Anh thương binh yêu đời ra mặt sau khi nghe tôi cả quyết là ở bệnh viện Cộng Hòa, các bác sĩ nối chim cu cho thương binh là chuyện nhỏ. Anh cảm thấy đỡ tủi thân vì chẳng phải mình anh bị nạn oái oăm như vầy, mà có lẽ rất nhiều đồng đội trong cuộc chiến cũng bị như vậy.

Ai bắt đưa tay lên thề, cam đoan là tôi không dám, vì từ ngày cầm lái chiếc máy bay đến nay, đây là lần đầu tiên tôi chở thương binh kiểu này, còn về Cộng Hòa, bác sĩ nối hay cắt thì bà nội tôi cũng không biết được. Nhiệm vụ tôi là đưa tới Cộng Hòa thả cái bịch ngoài bãi đáp, có y tá họ tiếp nhận, tôi còn phải bay ra mặt trận chứ giờ đâu mà tò mò coi bác sĩ làm gì.

Năm hết tết đến, nhắc lại chuyện xưa, nhớ lại người xưa và đồng đội cũ... Người bao năm cũ, biết ai còn ai mất.

Phương Toàn

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tác giả Ngô Mai Hương là phu nhân của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, một nhà hoạt động dân chủ đang bị nhà nước cộng sản cầm tù tại Việt Nam. Ngày 7-4-2012, khi vừa từ Hoa Kỳ về Sàigon, ông Quân bị bắt tại phi trường và nhà nước cộng sản hiện đang cố dàn dựng một phiên toà ghép tội. Trước thềm năm mới, bài viết nói lên ý chí đi tới và niềm tin ở tương lai tốt đẹp.
Tác giả tham gia chuyến đi của một phái đoàn y sĩ thiện chí, trong số này có các tín hữu Cao Đài giáo thuộc nhiều sắc dân, gồm cả người háp, người Mỹ, người Bangladesh... Du ký này ghi lại cuộc hành trình đường bộ từ thủ đô xứ Chùa Tháp qua "cửa khẩu" Mộc Bài, thăm Bà Đen về Tây Ninh, thánh địa Cao Đài, tham dự những lễ hội văn hoá cổ truyền và tìm hiểu về hình tượng những bà mẹ thiêng của dân gian.
Những người đàn bà khác, có lẽ sợ tấm gương hơn sợ thời gian Tấm gương phản chiếu lặng lẽ Thời gian thì vô hình
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ.
Đồi Vọng Cảnh Huế tọa lạc ngay bên bờ sông Hương, bên cạnh núi Ngự Bình, cách Thành Phố Huế chừng 7, 8 km, không xa lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh, là vị trí tuyệt vời để từ trên đỉnh đồi, chúng ta có thể ngắm bao quát một vùng rộng lớn từ phía Tây dãy Trường Sơn chạy dọc từ Bắc vào Nam, phân ranh địa giới Lào và Việt Nam, đến phía đông Thành Phồ Huế ra tận cửa biển Thuận An.
Hội An là một thành phố cổ. Khoảng thế kỷ 15, 16 đã là thương cảng phồn vinh của miền Nam thời Chúa Nguyễn. Các thương thuyền ngoại quốc thường ghé trao đổi hàng hóa. Người Nhật, người Tàu, người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha có đại diện thương cục ở đấy.
Hôm đi phỏng vấn công việc, nếu không nhờ Jennifer, có lẽ tôi đã không có được cái job này, bởi vì thật ra tôi vốn không đủ kinh nghiệm. May mắn cô leader của nhóm Engineering group bỗng dưng kết tôi và quyết định mướn.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Rồng Cháu kể chuyện tình hai họ Pháp Viêt đề huề chờ cháu bé vào đời cuối năm Thìn.
Tôi thường muốn bắt đầu những bài viết của mình hiện nay bằng hình ảnh một con bé. Có lẽ cái gần gũi nhất mà cũng xa xăm nhất, quen nhất mà cũng lạ nhất, là hình ảnh của mình khi còn nhỏ. Một con bé, nghe cũng hay hay, không nghĩ đó là mình.
Hội Luận Quốc Tế Chiến Tranh Việt Nam và Âu Châu 1963-73 Paris 24 và 25 Tháng Giêng 2003
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.