Hôm nay,  

THÁNG TƯ 2013 ĐẠI HỘI VIFF

14/02/201300:00:00(Xem: 2565)
viff_1
Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Vietnamese International Film Festival – ViFF) do hai tổ chức bất vụ lợi là Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) và Hội Văn Hóa và Ngôn Ngữ (Vietnamese Language & Culture) tại đại học UCLA thực hiện cách mỗi năm một lần, kể từ năm 2003. Mục đích của ViFF gồm hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt trên thế giới. ViFF cũng quảng bá phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam do những đạo diễn không phải gốc Việt thực hiện.

“Điện ảnh là một loại nghệ thuật có sức hấp dẫn đối với nhiều tầng lớp khán giả thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau,” cô Trâm Lê, đồng sáng lập viên và giám đốc ViFF năm 2003 nói. “Thành lập ViFF, chúng tôi mong muốn khán giả vàngười nghệ sĩ có thể chia sẻ với nhau, và những câu chuyện của người Việt khắp nơi sẽ được đưa lên màn ảnh rộng. Trong những phim ở Hollywood người Việt Nam thường chỉ là những nhân vật phụ mờ nhạt ở phía sau, trong khi chúng ta có quá nhiều câu chuyện để kể.”
viff_2
Khoa Đo Opening Night: Đạo diễn Khoa Đỗ đến từ Úc để tham dự ViFF 2011. (Hình: Quyên Lâm)
Mỗi kỳ đại hội kéo dài 8 ngày (hai cuối tuần). ViFF đã từng chiếu phim đến từ nhiều nước trên thế giới như Úc, Canada, Pháp, Đức, Anh, Do Thái, Ba Lan, Việt Nam và Hoa Kỳ. Các suất chiếu phim của ViFF diễn ra tại tại Nam California ở các địa điểm gồm đại học University of California, Irvine (UCI); một ngày của ViFF được thực hiện tại đại học UCLA và hai ngày tại Bảo Tàng Viện Bowers, Santa Ana. Mỗi kỳ đại hội thu hút hơn 4,000 người tham dự, trong đó có nhiều đạo diễn và nhà sản xuất đến từ nhiều nơi trên thế giới, cô Lê Đình Y Sa (hình) cho biết.
viff_3
Ngoài những suất chiếu phim, ViFF còn có lễ trao giải, những buổi tiếp tân, tiệc khai mạc và bế mạc, hội luận, workshops do các đạo diễn và diễn viên hướng dẫn. ViFF đặc biệt dành một ngày miễn phí cho các em học sinh trung học. Liên tiếp trong nhiều năm, trường trung học Westminster High đã chở các em đến ViFF xem phim trong ngày “High School Day.” ViFF cũng có một ngày chiếu phim miễn phí dành cho các cụ trên 65 tuổi (Senior Citizens Day).
viff_4
Kieu Chinh và Dustin Nguyen Spotlight: Kiều Chinh trao giải Spotlight cho Dustin Nguyễn năm 2009 (Hình: Brian Đặng)
ViFF 2013: 4-7 & 11-14 tháng Tư

Khán giả có thể chờ đón gì từ ViFF 2013? “Sẽ là một năm rất sôi động của ViFF,” cô Lê Đình YSa, đồng sáng lập viên và giám đốc ViFF từ năm 2005, cho biết. “Khán giả sẽ được xem tác phẩm của những đạo diễn gốc Việt được nhiều nhà phê bình phim trên thế giới công nhận tài năng, những phim mang đề tài thiết thực về đời sống của người Việt khắp nơi, và cả những phim ăn khách, đoạt doanh thu cao ở Việt Nam, cho đến những tác phẩm mới của sinh viên điện ảnh.

Dù chưa có danh sách phim được chính thức tuyển chọn, ban tổ chức cho biết hai trong số những tác phẩm nổi bật ở ViFF năm nay sẽ gồm có Norwegian Wood của đạo diễn Trần Anh Hùng (Pháp) và War Witch (Phù Thủy ChiếnTranh) của Kim Nguyễn (Canada). Norwegian Wood (ở Việt Nam đã dịch là Rừng NaUy), chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên nổi tiếng của nhà văn người Nhật Haruki Murakami, đã được trình chiếu ở một số đại hội điện ảnh nổi tiếng trên thế giới như Venice Film Festival, Toronto International Film Festival, Seattle International Film Festival, v.v. Với giải thưởng Máy Quay Phim Vàng (Camera d’or) với phim Mùi Đu Đủ Xanh và giải sư tử vàng với Cyclo, Trần Anh Hùng được xem như là đạo diễn gốc Việt được biết đến nhiều nhất trên thế giới.
viff_5
Opening Night Lobby original file: Đêm khai mạc ViFF 2011 với phim Saigon Electric của đạo diễn Stephane Gauger. (Hình: David L. Phạm)

Nếu như Norwegian Wood là một câu chuyện tình nhiều đớn đau mất mát với bối cảnh hoàn toàn ở Nhật, thì War Witch của Kim Nguyễn lại là một câu chuyện huyền hoặc từ Congo, Châu Phi, với nhân vật nữ chính là một cô bé sống trong cảnh chiến tranh khốc liệt. War Witch sẽ đại diện Canada dự Oscars năm nay và đã được đề cử là một trong những phim ngoại quốc hay nhất. Cả hai đạo diễn gốc Việt tài hoa đã nhận lời tham dự ViFF năm nay. Nếu không có gì thay đổi vào phút chót, khán giả sẽ có dịp tiếp xúc với Trần Anh Hùng và Kim Nguyễn tại ViFF. Đạo diễn Kim Nguyễn đã tham dự ViFF khi cuốn phim The Marsh (Đầm Lầy) của ông được chiếu vào đêm bế mạc năm 2003.

“ViFF sẽ tiếp tục là một nơi chốn cho khán giả tiếp xúc, gặp gỡ các nhà làm phim gốc Việt và thưởng thức những tác phẩm của họ,” cô Y-Sa cho biết.

Khi bài báo lên khuôn, ban tuyển phim của ViFF sắp hoàn tất công việc chọn lựa phim trình chiếu trong kỳ đại hội vào tháng Tư năm nay. Ban tuyển phim năm nay gồm có nữ tài tử Kiều Chinh, giáo sư chuyên ngành Asian American Studies Erin Khuê Ninh, họa sĩ James Đinh, Bác sĩ Hà Quốc Thái (sáng lập viên của Picture Art Foudation), và anh John Phạm, đồng giám đốc của hội VNLC. ViFF sẽ kéo dài từ ngày 4 đến 7 và 11 đến 14 tháng Tư. Để biết thêm chi tiết về ViFF và xem lịch chiếu phim, xin vào thăm trang nhà www.VietFilmFest.com. Ban tổ chức sẽ loan báo những phim được tuyển chọn trong buổi họp báo dự trù thực hiện vào đầu tháng Ba.
viff_6
The Rebel Opening: Từ trái: Johnny Trí Nguyễn, Ngô Thanh Vân, Charlie Nguyễn, và Dustin Nguyễn trong buổi chiếu ra mắt lần đầu tiên phim Dòng Máu Anh Hùng tại đêm khai mạc ViFF 2007. (Hình: Tanya Nga Trương)
Các giải thưởng đã được trao tại ViFF kể từ năm 2003:

- 2003: Giải Thành Tựu Sự Nghiệp (Lifetime Achievement Award): nữ tài tử Kiều Chinh

- 2003: Giải khán giả bình chọn dành cho phim ngắn: Ngày Giỗ (The Anniversary), đạo diễn Hàm Trần và Đường Trần (Passage of Life), đạo diễn Lưu Huỳnh

- 2003: Giải Spotlight: Đạo diễn Victor Vũ với phim First Morning (Buổi Sáng Đầu Năm)

- 2005: Giải Trống Đồng dành cho phim ngắn: Buổi Chiều (The Afternoon), đạo diễn Kim Spurlock

- 2005: Giải khán giả bình chọn dành cho phim ngắn: Tiger’s Apprentice (Học Nghề Ông Cọp), đạo diễn M. Trinh Nguyễn

- 2005: Giải Spotlight: tài tử Long Nguyễn (với diễn xuất thành công trong các phim Apsara, Green Dragon)

- 2007: Giải Trống Đồng dành cho phim dài: Vượt Sóng (Journey from the Fall), đạo diễn Hàm Trần

- 2007: Giải Trống Đồng dành cho phim ngắn:
Windowbreaker, đạo diễn Tze Chun

- 2007: Giải khán giả bình chọn cho phim dài: Dòng Máu Anh Hùng (The Rebel), đạo diễn Charlie Nguyễn

- 2007: Giải khán giả bình chọn dành cho phim ngắn: Going Home, đạo diễn Hùng P. Nguyễn và Bolinao 52, đạo diễn Đức Nguyễn

- 2007: Giải Spotlight: Nhà biên kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc (phim Sống Trong Sợ Hãi)

- 2009: Giải Trống Đồng dành cho phim dài:
Footy Legends, đạo diễn Khoa Đỗ

- 2009: Giải Trống Đồng dành cho phim ngắn: Summer Rain, đạo diễn Ela Thier

- 2009: Giải khán giả bình chọn dành cho phim dài: Operations Babylift: The Lost Children of Vietnam, đạo diễn Tammy Nguyễn Lee

- 2009: Giải khán giả bình chọn dành cho phim ngắn: Delivery Day, đạo diễn Jane Manning

- 2009: Giải Spotlight: tài tử Dustin Nguyễn (với những thành tựu của ông qua các phim Dòng Máu Anh Hùng, Little Fish, Huyền Thoại Bất Tử, v.v.)

- 2011: Giải Trống Đồng dành cho phim dài: Bi, Đừng Sợ, đạo diễn Phan Đăng Di

- 2011: Giải Trống Đồng dành cho phim ngắn: Phía Sau Cái Chết, đạo diễn Tạ Nguyên Hiệp

- 2011: Giải khán giả bình chọn dành cho phim
dài: Touch, đạo diễn Minh Đức Nguyễn

- 2011: Giải khán giả bình chọn dành cho phim ngắn: Theo Hướng Đèn Mà Đi (Fading Light), đạo diễn Thiện Đỗ và Things You Don’t Joke About (Chuyện Không Thể Đùa), đạo diễn Việt Nguyễn

- 2011: Giải Spotlight: đạo diễn Khoa Đỗ (phim Mother Fish)

- 2011: Giải nữ tài tử xuất sắc: Đỗ Thị Hải Yến (phim Cánh Đồng Bất Tận)

- 2011: Giải nam tài tử xuất sắc: Dustin Nguyễn(phim Cánh Đồng Bất Tận)

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thập niên 1980 và 90, một kẻ vụng về như tôi cũng kiếm được những việc làm tay chân. Tại Philadelphia, tôi sơn nhà, lau kiếng các cửa tiệm và dọn dẹp những căn thuê và văn phòng. Ngày đầu tiên sơn nhà, tôi dựng ngược cầu thang lên tường, miễn cười nhé, nhưng không bị đuổi.
khúc sáng ở edina, minnesota với Q, C&J và bé Summer Grace
Đại hội 48-55 năm nay các bạn đồng khoá giao cho tôi công việc nhẹ nhàng gần như tượng trưng. Đó là đọc và nhặt lỗi chính tả những bài gửi đến. Vậy mà tôi chưa đọc được một bài, vì một vấn đề nguyên tắc: lấy tiêu chuẩn gì mà sửa chính tả của bạn bè.
Tác giả là một cựu không quân Việt gốc Hoa, hiện sống tại Đài Bắc. Bạn đồng khoá Nguyễn Viết Tân kể là năm Mậu Thân, Lý xếnh xáng 18 tuổi, từ Chợ lớn vào Tân Sơn Nhứt gia nhập KQ/ VN khoá 5/69CP. Sau 1975, người ta lo đi Tây đi Mỹ hà rầm, mà không biết cơ duyên nào đã đẩy đưa y ta tới Đài Loan làm nghề lái Taxi.
Tác giả là một cựu không quân Việt gốc Hoa, hiện sống tại Đài Bắc. Bạn đồng khoá Nguyễn Viết Tân kể là năm Mậu Thân, Lý xếnh xáng 18 tuổi, từ Chợ lớn vào Tân Sơn Nhứt gia nhập KQ/ VN khoá 5/69CP. Sau 1975, người ta lo đi Tây đi Mỹ hà rầm, mà không biết cơ duyên nào đã đẩy đưa y ta tới Đài Loan làm nghề lái Taxi.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO.
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn.
Anh ngồi co ro trên chiếc băng ghế ở trạm xe buýt. Nhiệt độ ngoài trời đang ở vào khoảng 20 độ F. Tuyết rơi suốt hai hôm nay vừa mới ngưng được một lúc. Gió thổi từng cơn làm lớp tuyết bám trên các tàng cây rơi vung vãi, cuốn những mảng bụi trắng xóa phủ xuống mặt đất và những mái nhà đứng kế bên.
Tôi đã gặp những người như thế. Những người như mộng, như thật. Những người đã tới để cho tôi thấy đời này như mộng, như thật. Họ tới để nói rằng cõi đời này là bất khả nghĩ bàn, nói mộng cũng hỏng, mà nói thật cũng sai.
Mừng Tuổi Con Tết đến rồi, mừng tuổi cho con gì đây?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.