Hôm nay,  

TÌNH YÊU TAGORE- OCAMPO ĐƯỢC KỂ CHO THẾ KỶ 21

02/02/201300:00:00(Xem: 2627)
Lần đầu tiên, chuyện Thi Sĩ và Nàng Thơ thành phim Đại học Havard xuất bản The Essential Tagore, 2011

Trong cuốn sổ định mệnh mà thơ Tagore đoan chắc "Có em, và có tôi," họ cùng sinh một ngày: 7 tháng Năm. Rabindranath Tagore tuổi Tân Dậu 1861, Victoria Ocampo tuổi Canh Dần 1890. Cách nhau 29 năm.

Chàng Ấn Độ, nàng Nam Mỹ, nhưng cả hai đều thuần chủng da trắng. Dòng dõi chàng là Ấn Âu, khởi từ cuộc di dân trước công nguyên cả ngàn năm của chủng tộc Arian từ Iran tràn sang vùng Sông Hằng - Ganga River, Ấn Độ. Dòng dõi nàng là người Basque, vào thế kỷ 16 đã từ đất Pháp và Tây Ban Nha tràn sang làm chủ vùng Sông Bạc -Rio de la Plata / River of Silver, Argentina. Cả hai đều thế gia vọng tộc. Riêng chàng và nàng thì văn chương tài ba, bướng bỉnh và đều từng biết thế nào là tan vỡ. Khi họ gặp nhau, Chàng 63, goá vợ đã 22 năm. Nàng 34, độc thân tại chỗ.
tho-tagore_1
Villa Ocampo tại Buenos Aires, 1924, nơi họ từng bên nhau, nay trở thành một Trung tâm văn hoá UNESCO.
tho-tagore_2
“Chúng ta, hai đứa ta, sẽ cùng nhau không dựng trên mặt đất thứ đồ chơi thiên đường sướt mướt nỉ non những bài ca tán tụng.
Với khổ đau mật ngọt lãnh từ Năm Mũi Tên
Ôi Tình Yêu của tôi, chúng ta sẽ không có cưới hỏi
Đừng xin xỏ định mệnh, khi lòng mình yếu đuối
Khỏi sợ, ta biết nó, biết chắc:
Có em, và có tôi.
(Rabindranath Tagore, thơ cho Vijaya, 1928)

Bhalobasa, tiếng Bengali, có nghĩa là yêu. Tôi luôn hướng về Ấn Độ nói bhalobasa. Tôi gìn giữ những điều học được ở chàng bằng cách sống với nó. Tôi sẽ tiếp tục sống như thế, bao lâu sức lực còn cho phép.
(Victoria Ocampo, sau ngày Tagore mất,1941).”


Bhalobasa, tiếng Bengali, có nghĩa là yêu. Tôi luôn hướng về Ấn Độ nói bhalobasa. Tôi gìn giữ những điều học được ở chàng bằng cách sống với nó. Tôi sẽ tiếp tục sống như thế, bao lâu sức lực còn cho phép. (Victoria Ocampo, sau ngày Tagore mất,1941) Năm 1924, Tagore nhận lời mời làm quốc khách dự lễ trăm năm độc lập của Peru, sau đó tới Mexico. Trên đường biển sang Peru, tầu ghé Buenos Aires. Dự tính chỉ dừng chân ít ngày, nhưng rồi chàng gà Tân Dậu bị nàng cọp Canh Dần nuốt chửng. Thay vì tiếp tục đi làm quốc khách, thi sĩ cáo bệnh, ở lại riêng với nàng hai tháng. Chàng gọi tên nàng bằng tiếng Bengali: Vijaya. Từ đây, tình yêu với nàng Vijaya bí ẩn tràn ngập trong thơ, nhạc, hội hoạ Tagore. Để bảo vệ nàng, chàng hứa "Sẽ không ai biết Vijaya của tôi là ai." Chỉ sau khi Tagore qua đời, chuyện tình bí ẩn của họ mới được "bật mí" và chính nàng xác nhận.
tho-tagore_3
Victoria Ocampo, 40 năm chủ trương tạp chí và nhà xuất bản SUR. Một tác giả của SUR là Gabriela Mistral trở thành nhà thơ nữ đầu tiên của Châu Mỹ La Tinh nhận Nobel văn chương 1945. Thơ Gabriela viết về Victoria: “Bạn giống như sự hào phóng của thiên nhiên, như ngũ cốc của châu Mỹ dồi dào - đầy tay và đầy miệng.”
Năm 1961, khi Victoria Ocampo tổ chức "100 năm sinh nhật Tagore" khắp nơi hưởng ứng. Năm 2011, Victoria không còn nữa, cả thế giới cùng tổ chức kỷ niệm 150 năm sinh Tagore, và tình yêu của họ càng được trân trọng hơn. “Tagore-Ocampo là cây cầu kết nối Ấn Độ-Argentina và châu Mỹ La Tinh, đây là loại vật liệu vô cùng hấp dẫn cho một cuốn phim.” R. Viswanathan -đương kim Đại sứ Ấn Độ tại Argentine, Uruguay và Paraguay- nói, khi loan tin chuyện tình Tagore-Ocampo sẽ thành phim Thinking of Him, do Pablo Cesar đạo diễn.

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF

vietbao-xuan-2013_190x229
Trong US $9 + $5 shipping=$14
btn_buynowCC_LG

CANADA $9+$18 shipping =$27
btn_buynowCC_LG

Ngoài US + CANADA: $36
btn_buynowCC_LG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Mãi đến bây giờ, quá tuổi thất thập cổ lai hy, tôi mới đi thăm Úc châu lần đầu tiên. Trong gần 40 năm trời làm việc cho đài VOA, tôi đã được gửi tới rất nhiều nơi trên thế giới, nhưng chưa một lần nào được phái đi Úc. Rồi lại còn thêm những chuyến du lịch riêng tư, mỗi năm mấy lần, thế mà vẫn chưa hề đặt chân đến xứ Down Under này. Có lẽ là vì cái cơ duyên chưa đến lúc thôi.
Tôi đã vượt bao nhiêu ngọn núi, bao nhiêu cái đèo để tìm được mật gấu cho bà ấy. Tay bà ấy bị thương, người ta bảo chỉ có mật gấu mới chữa lành thế là tôi lao đi tìm. Vượt bao ngọn núi, bao cái đèo rồi tôi tìm được bọn lái buôn.
Tháng Chạp và… Như cơn gió lùa qua căn chòi nhỏ ven sông Em cũng vậy, tỉnh táo quá, yêu thương gì đâu - vết thương thôi
Theo lịch của Intel, tuần lễ ngay sau Lễ Tạ Ơn là tuần lễ thứ bốn mươi tám. Trong thời phồn thịnh thì những tuần lễ giữa lễ Tạ Ơn và lễ Giáng Sinh là lúc người ta làm việc ít đi, tâm trí hớn hở nghĩ đến những buổi họp mặt ấm cúng và mua sắm tưng bừng.
Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời và một bộ sử vĩ đại dài hơn nửa triệu chữ, bộ "Sử Ký" của Tư Mã Thiên. Bộ sử nổi tiếng còn có giá trị văn chương và nội dung đầy tính chất xã hội về một khoảng thời gian trải dài trên 25 thế kỷ. Bộ Sử Ký có một thiên 86 làm đời sau say mê là dành cho năm tay thích khách: Tào Mạt, Chuyên Chư, Dự Nhượng, Nhiếp Chính và Kinh Kha.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria, và đang tìm việc làm. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Một trong những thành phố tại Hoa Kỳ có dòng lịch sử gắn liền với sự hình thành của cộng đồng người Việt tại hải ngoại chính là thành phố Westminster thuộc quận Cam, bang California. Được chính thức thành lập vào năm 1957, thành phố Westminster mừng sinh nhật 55 tuổi vào năm 2012 mà 2/3 số tuổi đời đã liên hệ đến sự hiện diện của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
Entertainement Weekly, ngày 28-10-2004, loan báo: Trong số 50 phim của lịch sử điện ảnh thế giới đạt số thu nhiều nhất về… nước mắt, The Joy Luck Club được bình chọn vào vị trí thứ 22. Và cúp nước mắt -The trophy of tear- được trao cho Kiều Chinh, khi diễn vai bà mẹ Suyuan bị buộc phải bỏ rơi hai đứa con song sinh trên đường chạy loạn. (hình bên)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.