Hôm nay,  

ĐẠO DIỄN KIM NGUYỄN & GIẢI OSCAR 2013

01/02/201300:00:00(Xem: 4685)
Phim War Witch thắng lớn ở Berlin Film Festival lãnh giải Best Artress cho cô bé bụi đời 15 tuổi
NINA LÊ
kim-nguyen_1
kim-nguyen_2
kim-nguyen_3
Vai Komona trong phim mang về giải Best Actress của Berlin Filn Festival cho cô bé bụi đời Rachel Mwanza
Được đề cử vào Giải Phim độc Lập về Tâm Linh dành cho thể loại phim ngoại quốc năm 2012 và là một trong chín cuốn phim đã lọt vào danh sách đề cử phim ngoại quốc ngắn của giải Oscar năm 2013, phim “War Witch” do đạo diễn Kim Nguyễn thực hiện có đề tài đặc biệt, nhức nhối.

Cha người Việt, mẹ người Canada, sinh sống tại Bắc Mỹ, nhưng truyện phim War Witch khởi nguồn từ câu chuyện tác giả đọc được về hai anh em sinh đôi người Miến điện, Johnny và Luther kháng chiến chống lại quân đội chính quyền. Phim được quay tại Democratic Republic of gian thực.

Phim được bắt đầu bằng lời một em bé gái bị bắt làm chiến sĩ trẻ em người châu Phi, đối thoại với đứa con còn nằm trong bụng. Đề tài xoay bé gái bị phiến quân châu Phi bắt cóc khi vừa lên 12 tuổi, bị dí súng buộc phải giết chết cha mẹ ruột của mình rồi thành lính con nít trong đoàn quân nổi dậy trong rừng chiến đấu chống lại chính quyền.

Nhưng Komona không là loại lính bình thường. Do khả năng nhìn thấy những bóng ma xám trong các lùm cây báo động giúp cô tránh được kẻ thù, cô đã được coi là một phù thủy và được lãnh đạo tối cao của quân nổi dậy ban cho danh hiệu Phù Thủy Chiến Tranh, “War Witch”.

Cùng sánh vai chiến đấu với cô là một cậu bé bạch tạng tên Magician.

Komona sớm hiểu ra rằng khả năng “Phù Thủy” của mình chỉ được trọng dụng khi loạn quân đánh đâu thắng đó. Giữa bạo lực, Komona đã cùng Magician đi suốt cuộc hành trình đầy tính nhân bản, và đôi bạn tìm cách trốn chạy.

Với gánh nặng của thực tế, với cái thai trong bụng không phải là của người mình yêu, Komona luôn phải tranh đấu tìm cách giải quyết những bóng ma trong quá khứ của chính mình.
kim-nguyen_4
Đạo diễn Kim Nguyễn sanh ra và trưởng thành tại Canada, thuộc vùng nói tiếng Pháp. Cha là Nguyễn đã đưa cuốn phim War Witch đi trình chiếu từ đại hội phim ảnh này đến đại hội phim ảnh khác trước khi phim được tung ra rạp. Phim War Witch không chỉ thắng giải Phim Hay Nhất tại đại Hội điện Ảnh Tribeca Film Festival, mà cô bé 15 tuổi Rachel Mwanza còn thắng giải Diễn Viên Xuất Sắc Nhất trong đại Hội Phim Ảnh Berlin Film Festival.

Sau đây là tổng hợp từ các bài phỏng vấn trên báo chí gần đây cùng với cuộc phỏng vấn đặc biệt đạo diễn Kim Nguyễn dành cho độc giả báo xuân Việt Báo, gồm các chi tiết và tâm tình về quá trình thực hiện phim cũng như việc tuyển chọn tài tử Rachel Mwanza cho vai chính.

- Có quá nhiều tình tiết gay cấn trong cuốn phim này. Xin hỏi cuốn phim được khởi sự như thế nào, điều gì đến với ông trước, ý tưởng hay từ việc nghiên cứu?

Kim Nguyễn: Cả hai, mỗi phía một chút. Ý tưởng và câu chuyện bỗng dưng nảy sinh, khởi hứng từ câu chuyện của hai anh em sinh đôi 9 tuổi người Miến Điện. Các em hút xì-gà mỗi chính là hiện thân của ông Trời, lãnh đạo một đội quân khoảng 100 binh sĩ chiến đấu chống lại đội chuyện, tôi cho rằng câu chuyện này tràn đầy sức thuyết phục và cũng đầy nghịch lý, là một bi kịch trong thời buổi hiện đại. Tôi cảm thấy mình có bổn phận phải kể lại câu chuyện của những đứa trẻ này, bị bóc lột nhưng luôn tự hào và dai dẳng, sống và tranh đấu trong một thế giới điên rồ, nhưng lạ lùng thay, cũng rất là nhân bản. Trong nhiều năm qua, tôi đã đọc rất nhiều về những cuộc chiến ở Angola, Sierra Leone và nghiên cứu nhiều về hiện tượng trẻ con bị bắt đi chiến đấu, khiến tôi tìm đến vùng Sub-Saharan ở Châu Phi. Tôi đến Burundi qua sự giúp đỡ của một người bạn đang làm việc cho U.N., ông ta sắp xếp cho tôi gặp gỡ những người đã từng là các chiến sĩ trẻ con.

Mười năm nghiên cứu này đã tạo nên kịch bản phim, từ một câu chuyện của một chiến sĩ trẻ em đến câu chuyện của một em bé gái bị quân kháng chiến bắt cóc, bị bắt phải chiến đấu với chúng, và cũng chính em, nung nấu những khao kháo của cuộc sống thường tình như cuộc sống của tất cả chúng ta, khát khao được ăn, được uống mỗi ngày, được sống, được yêu, được có mái ấm gia đình, được sự an lành, được sống một đời sống yên ổn.

- Câu chuyện xoay quanh các chiến sĩ trẻ em, và trong câu chuyện này ông lồng vào những chi tiết phù thủy kỳ diệu. Đó là do những điều ông tìm thấy khi nghiên cứu hay chỉ là chuyện thêm thắt?

KN: Phép lạ hay sự kỳ diệu hiện hữu ở khắp những vùng tôi đã đi qua, dù là tại vùng đất của người Cameroon hay với người Congo, nơi nào cũng đầy ngập những kết hợp kỳ diệu trong đời sống mỗi ngày, cũng như niềm tin tôn giáo cổ hủ được pha trộn với sự tín ngưỡng huyền bí về tâm linh là những điều thường xuyên gặp trong đời sống xã hội ở đây. Chẳng hạn khi đi nhà thờ, bạn sẽ thấy một tấm bảng ghi “Giờ Cầu Nguyện Chủ Nhật từ 10- 12 giờ trưa, Giờ Trừ Ma Quỷ Thứ Năm từ 4-5 giờ.” Khi đến chợ, bạn sẽ thấy một người đàn ông ngồi bán đủ loại bùa ngãi và ở một nơi khác, ông ta lại thổi lửa bằng cách mở tung viên đạn và xẹt ra tia lửa bất chợt. Khi cần mua thuốc súng, chúng tôi đến một tiệm bùa ngãi mua. Thuốc súng này được cho là sẽ linh nghiệm hơn. Bạn sẽ phải thổi vào nó, nói tên của kẻ thù người mà bạn bị sét đánh trong vòng bán kính chỉ 1 kilomét.
kim-nguyen_5
- Ông đã tốn gần 10 năm để hoàn thành cuốn phim này. Vì sao cần tìm hiểu và nghiên cứu quá lâu?

KN: Phải, có nhiều thứ cần phải chuẩn bị. Điều quan trọng là phần của riêng bản thân tôi, phải học hỏi cách thức để viết. Rất nhiều bản thảo tôi đã viết từ nhiều năm trước, bây giờ đã bắt đầu chín mùi. Tôi nhận ra sự lập đi lập lại về cấu trúc và về đối thoại từ những diễn tiến trong truyện phim. Nhiều nhà đạo diễn tài ba có thể sẵn sàng để đạo diễn một bộ phim sau khi đạo diễn vài ba cuốn phim âm nhạc. Tôi không thuộc vào nhóm này. Tôi cần có nhiều thì giờ để thông suốt mọi yếu tố làm phim. Tôi cần phải ăn nhậu với họ khi nói chuyện về đời sống của các nhân vật và nhất là để họ kể cho tôi nghe vì sao họ lại làm những việc trái ngược hoàn toàn với những điều bình thường để có một đời sống bình thường. Những điều này cần phải tốn thời gian. Còn lại là phải nghiên cứu, phải tìm hiểu, và do một sự ngây thơ nào đó tôi tốn nhiều thì giờ không chấp nhận phải giết chết nhân vật Magician trong truyện. Tôi cứ để cho nhân vật này sống mãi để tạo nên một không khí rất là “Hollywood”, nhưng ở một khía cạnh khác, lại làm mất đi chất “thật”. Những giằng co này tốn nhiều thì giờ.

- Việc tuyển lựa tài tử như thế nào? Truyện phim được dựng xung quanh nhân vật chính Rachel. Anh tìm được cô ta từ đâu? Trong vai chính, cô ta đang mang thai, hẳn là nhân vật này đòi hỏi rất nhiều bản tính và chiều sâu.

KN: Chúng tôi mở ra những cuộc tuyển lựa mời tất cả tham dự, và các chuyên viên người Congo của chúng tôi đi cùng khắp Kinshasa tìm các tài năng. Những đứa trẻ sống bụi đời đến rất nhiều và chúng đem đến một không khí thực sự nguyên thủy, chân chất đến tuyệt vời. Các em này khác hẳn với những trẻ em được nuôi trong nhà, được chăm chút bảo vệ, ngược lại, các em không sợ trời không sợ đất, không có gì phải che đậy, luôn sống. Và Rachel Mwanza nổi bật nhất trong đám trẻ em này.

Nhân vật chính là một trong những nhân vật phong phú nhất người ta có Đầu tiên, trên quan điểm của người kể chuyện, câu chuyện có nhiều điều cần phải được kể ra, rồi quý vị nhận thấy mặt bên kia, nơi câu chuyện thật ra xoay xung quanh các chiến sĩ trẻ em. Bạn sẽ cảm thấy có trách nhiệm với hiện thực này vì cuốn phim trình bày những cá tính sâu sắc, ba chiều. Nhưng nhân vật chính này thì lại sâu đến những mười-chiều. Em là một đứa trẻ nhưng cũng là người lớn, em là tên sát nhân nhưng cũng là một nạn nhân, em là một người mẹ nhưng cũng là một đứa bé. Thật tạp hơn nữa

- Làm việc với Rachel thế nào? Cô ta đã từng xuất hiện trong một cuốn phim tài liệu trước đây và đã có kinh nghiệm đóng phim, nhưng trong cuốn phim này, cô ta lại là tài tử chính.

KN: À, Rachel rất tuyệt vời và rất tự nhiên trước ống kính. Em hoàn toàn không bị căng thẳng, và luôn tự nhiên thể hiện chính mình, luôn tập trung không hề xao lãng phút giây nào. Vào những giờ nghỉ giữa các giờ quay phim, tôi thấy em đi bắt dế và bỏ dế vào chai. Những bất ngờ lý thú luôn luôn xảy ra, và chúng tôi quay những cảnh chính em đang vui chơi. Em không bao giờ ngượng ngùng, lúc nào cũng tự nhiên thể hiện cá tính. Thật là kỳ lạ và tuyệt vời khi em vẫn còn những đặc tính của một đứa trẻ, hồn nhiên chơi bắt dế.

- Đây là một câu chuyện đầy bạo lực. Đó chính là thực tế và môi trường tàn bạo mà các em bé này đang sinh sống. Anh có nghĩ rằng việc quyết định quay những cảnh này và kể ra câu chuyện này sẽ ảnh hưởng đến thể loại xếp hạng phim hay không. Có khó khăn gì trong việc quyết định cách quay?

KN: Đây là một câu hỏi quan trọng. Thứ nhất, làm thế nào để cuốn phim dễ tiêu hóa, nhưng câu trả lời nằm ở mọi khía cạnh mà tôi muốn trình bày. Đây là một cuốn phim khách quan được kể lại qua cặp mắt của một em bé gái, và để cho thấy cách em thuần hóa bạo lực bằng cách tạo ra những hình ảnh trong đời sống của các em, những chi tiết thể hiện được điều này. Những em bé gái xuất hiện trước những cảnh tượng đổ máu cho thấy cách các em thuần hóa bạo lực qua thuốc ngưỡng. Rồi mặt khác, phải làm sao để không gây sợ hãi cho trẻ em khi chúng đóng các vai trẻ em trong những cảnh tượng bạo động này. Điều này là một thử thách lớn khi tập dượt với các em. Chúng tôi làm việc với các em thiếu niên tuổi từ 12, 13, 14, và đầu óc các em phần nào đã cứng cỏi hơn. Rachel đã trải qua nhiều khó khăn trong đời, em là một đứa trẻ bụi đời. Dù đây không phải là những kinh nghiệm em đã trải qua, nhưng em đã qua nhiều Vì vậy không có vấn đề gây kinh hoảng cho em.

- Cuốn phim này đã phiêu lưu đến các đại hội phim ảnh khắp nơi, anh đã học hỏi được gì từ kinh nghiệm riêng của mình cũng như từ những gì đang xảy ra ở nơi câu chuyện được diễn ra?

KN: Tôi hoàn tất cuốn phim thật sự chính là khi tôi trở lại Kinshasa để chiếu cuốn phim này cho dân bản xứ xem hồi tháng Mười. Chúng tôi cũng lập ra được một chương trình giúp Rachel trở lại với cuộc sống bình thường, một chương trình bốn năm. Chúng tôi ghé thăm người giám hộ mà chúng tôi đã giao em cho họ, theo dõi các bước tiến triển của em. Em được đi học, học đọc, học viết. Tôi cảm thấy rất vui được trở lại Kinshasa và yên tâm hơn khi thấy em đang phát triển trong một môi trường an toàn và tốt đẹp hơn.

- Kế hoạch gì cho những ngày tới? Câu chuyện sắp tới sẽ kể về điều gì?

KN: Ngay lúc này, tôi cảm thấy mình muốn kể một câu chuyện tình (cười lớn)

- Lời cuối cho độc giả Việt Báo?

Hẹn gặp quý vị tại Đại Hội Điện Ảnh ViFF năm nay. Xin chúc quý vị một năm mới an lành.

Nina Lê

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF

vietbao-xuan-2013_190x229
Trong US $9 + $5 shipping=$14
btn_buynowCC_LG

CANADA $9+$18 shipping =$27
btn_buynowCC_LG

Ngoài US + CANADA: $36
btn_buynowCC_LG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Mãi đến bây giờ, quá tuổi thất thập cổ lai hy, tôi mới đi thăm Úc châu lần đầu tiên. Trong gần 40 năm trời làm việc cho đài VOA, tôi đã được gửi tới rất nhiều nơi trên thế giới, nhưng chưa một lần nào được phái đi Úc. Rồi lại còn thêm những chuyến du lịch riêng tư, mỗi năm mấy lần, thế mà vẫn chưa hề đặt chân đến xứ Down Under này. Có lẽ là vì cái cơ duyên chưa đến lúc thôi.
Tôi đã vượt bao nhiêu ngọn núi, bao nhiêu cái đèo để tìm được mật gấu cho bà ấy. Tay bà ấy bị thương, người ta bảo chỉ có mật gấu mới chữa lành thế là tôi lao đi tìm. Vượt bao ngọn núi, bao cái đèo rồi tôi tìm được bọn lái buôn.
Tháng Chạp và… Như cơn gió lùa qua căn chòi nhỏ ven sông Em cũng vậy, tỉnh táo quá, yêu thương gì đâu - vết thương thôi
Theo lịch của Intel, tuần lễ ngay sau Lễ Tạ Ơn là tuần lễ thứ bốn mươi tám. Trong thời phồn thịnh thì những tuần lễ giữa lễ Tạ Ơn và lễ Giáng Sinh là lúc người ta làm việc ít đi, tâm trí hớn hở nghĩ đến những buổi họp mặt ấm cúng và mua sắm tưng bừng.
Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời và một bộ sử vĩ đại dài hơn nửa triệu chữ, bộ "Sử Ký" của Tư Mã Thiên. Bộ sử nổi tiếng còn có giá trị văn chương và nội dung đầy tính chất xã hội về một khoảng thời gian trải dài trên 25 thế kỷ. Bộ Sử Ký có một thiên 86 làm đời sau say mê là dành cho năm tay thích khách: Tào Mạt, Chuyên Chư, Dự Nhượng, Nhiếp Chính và Kinh Kha.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria, và đang tìm việc làm. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Một trong những thành phố tại Hoa Kỳ có dòng lịch sử gắn liền với sự hình thành của cộng đồng người Việt tại hải ngoại chính là thành phố Westminster thuộc quận Cam, bang California. Được chính thức thành lập vào năm 1957, thành phố Westminster mừng sinh nhật 55 tuổi vào năm 2012 mà 2/3 số tuổi đời đã liên hệ đến sự hiện diện của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
Entertainement Weekly, ngày 28-10-2004, loan báo: Trong số 50 phim của lịch sử điện ảnh thế giới đạt số thu nhiều nhất về… nước mắt, The Joy Luck Club được bình chọn vào vị trí thứ 22. Và cúp nước mắt -The trophy of tear- được trao cho Kiều Chinh, khi diễn vai bà mẹ Suyuan bị buộc phải bỏ rơi hai đứa con song sinh trên đường chạy loạn. (hình bên)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.