Hôm nay,  

VIỆT NAM MÊ CUNG: TT. DIỆM, BIẾN CỐ 1963 ĐỒNG MINH VÀ KẺ THÙ

31/01/201300:00:00(Xem: 3336)
Trong năm 2013 này, để ghi nhớ 50 năm biến cố 1963, vụ đảo chính giết Tổng thống Diệm, đưa tới việc cáo chung nền Cộng Hoà tại miền Nam, chúng ta có thể tìm đọc một cuốn sách mới vừa được phát hành đúng vào dịp năm mới Quý Tỵ 2013, cuốn Vietnam Labyrinth – Allies, Ennemies and Why the U.S. Lost the War(Việt Nam mê cung - Đồng minh, Kẻ thù và Tại sao Hoa Kỳ thất trận). Đây là cuốn hồi ký bằng Anh ngữ của Trần Ngọc Châu với lời tựa của Daniel Ellsberg. Sách hơn 480 trang vừa mới xuất bản tại Hoa Kỳ, nói lên cái nhìn của người trong cuộc về lẽ bạn, thù và vì sao Hoa Kỳ thất bại.

Hiện sống tại miền Nam California, ông Châu cũng là nhân vật chính trong “Vụ án Trần Ngọc Châu” ầm ĩ từ cuối năm 1969 khi Tòa Đại sứ Mỹ và cơ quan CIA bật đèn xanh cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu triệt hạ Dân biểu Trần Ngọc Châu, khi ấy là Tổng thư ký Hạ viện của Quốc hội đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hoà.

Là sĩ quan quân đội – cùng khoá và bạn thân với ông Thiệu – Trần Ngọc Châu đã lập ra kế hoạch bình định chống lại hình thái chiến tranh khủng bố và khuynh đảo của Bắc Việt Cộng Sản. Đấy là nguyên thủy của chính sách Chiêu Hồi rồi Chiến dịch Phượng Hoàng, một chương trình bình định thành công nhất của CIA trong cuộc chiến tại Việt Nam.

Vụ xử án Trần Ngọc Châu tại Sàigòn vào năm 1970 được nữ ký giả Elizabeth Pond của tờ The New York Times theo dõi và viết lại thành cuốn "The Chau Trial" đã được Việt Báo giới thiệu từ nhiều năm trước. Biến cố chính trị này, theo Zalin Grant, tác giả cuốn sách Facing the Phoenix, là một tiêu biểu cho khúc quanh chính trị của Mỹ tại Việt Nam. Trong cuốn này, Zalin Grant viết về nhân vật Trần Ngọc Châu, người trong cuộc duy nhất vẫn còn sống tại Hoa Kỳ, sau khi đã gặp lại và hòa giải với người bạn thân là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước khi ơng Thiệu qua đời.

Nhân dịp nhìn tại biến cố đau thương từ 50 năm trước, Việt Báo xin giới thiệu cái nhìn của tác giả Trần Ngọc Châu về Tổng thống Diệm trong những bài viết và hồi ký của ông về vụ khủng hoảng 1963. Ông Châu kể rõ về việc "Tổng Thống Diệm Muốn Hoà Giải Với Phật Giáo" và đã thu xếp đề cử ông Châu làm việc này.
bia-sach
Bìa sách
Từ Kiến Hoà, cái nôi “đồng khởi” của Cộng sản tại miền Nam

Đầu năm 1962, Tổng Thống Diệm gọi tôi đến văn phòng ông tại dinh Gia Long. Trước sự hiện diện của Bộ trưởng bộ Nội vụ Bùi Văn Lương, Tổng thống chỉ thị tôi đảm nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng Kiến Hòa. Tôi lễ phép từ chối với lý do chưa được huấn luyện thành thạo cho một công vụ lớn lao như vậy. Tổng Thống nói: "Ta đã quyết định rồi, hãy theo gương tổ phụ và thân phụ của anh trước kia mà làm." Lời của Tổng Thống làm tôi rất cảm động. Cả cha và ông tôi đã từng phục vụ trong chế độ Nam Triều nhiều năm trước, với mực thước của Nho giáo.

Tôi tới tỉnh Kiến Hoà với một sự hiểu biết sẵn có khá đầy đủ về tình hình nơi đĩ. Số dân cư toàn tỉnh là 600,000, chỉ có khoảng 80,000 dân được chính quyền chặt chẽ kiểm soát. Tôi đi đến một ý nghĩ đơn giản mà thật rõ ràng là phải đặt nặng sự tranh đấu chính trị với Cộng sản hơn là bằng quân sự. Mục tiêu chính là bình định dân chúng nông thôn, loại bỏ sự ủng hộ của nhân dân đối với Việt Cộng. Chỉ sử dụng lực lượng quân sự để yểm trợ cho các hoạt động chính trị và dịch vụ khác mà thôi.

Đầu tiên, tôi hoạch định cho thi hành chương trình "Dân Ý Vụ", bắt đầu từ các xã thơn gần cận nơi các nơi đồn trú của các lực lượng quân sự. Những tin tức của các cán bộ Dân Ý Vụ là nền móng hướng dẫn cho những nỗ lực bình định nơi thôn xã. Nhiều Việt cộng đang bí mật ẩn náu trong những thôn xã đã phải tức tốc rời khỏi ngay, nếu không sẽ bị lộ diện, và bị bắt liền. Đồng thời, chúng tôi cho thực thi để giảm thiểu những bất công xã hội, những chèn ép kinh tế do những viên chức địa phương gây ra phương hại tới dân làng.

Chúng tôi đặt định chính sách "Chiêu hồi" để mở đường ân xá cho các quân phiến loạn. Như tôi đã nói ở phần trên, một trong những sai lầm lớn của chính phủ vào những ngày đầu là chính sách đối xử với các cựu Việt cộng. Sau hiệp định Gevene 1954, các cựu Việt Cộng đáng lẽ phải được chiêu hồi về hàng ngũ VNCH thì trái lại họ bị xử nhục, săn bắt, đôi khi bị giết. Với chương trình chiêu hồi, chúng tôi cố gắng sửa chữa lỗi lầm đó, đưa cơ hội cho những địch thủ, cựu địch thù để họ có thái độ dứt khoát với Cộng Sản.

Chúng tôi còn giúp dân làng thực hiện những chương trình "tự túc phát triển" đầy hứa hẹn. Sau hết, có thể là quan trọng nhất, chúng tôi hướng dẫn, giúp toàn thể dân chúng tham gia bầu cử viên chức hành chính xã, viên chức an ninh là những người đại diện cho chính họ. Chúng tôi cũng yêu cầu tất cả toàn dân tình nguyện tham gia tổ chức tự vệ, chiến đấu bảo vệ thôn xã.

Cuộc chiến đấu ở cấp thôn xã đòi hỏi một sự duyệt xét lại lối làm việc ngay từ ở cấp tỉnh. Thông thường thì từ cấp trên đưa lệnh xuống, đường lối mới đòi hỏi viên chức tỉnh, cảnh sát, quân đội phải thanh thỏa những yêu cầu hợp lý từ xã thôn đưa lên. Thí dụ, các chương trình xã hội, và kinh tế do dân chúng đề ra, rồi chuyển tới ban "Dân Y Vụ" thay vì do các viên chức cấp tỉnh hoạch định đưa xuống.

Sau một năm, một giám định của phái bộ quân sự Mỹ chính thức ước lượng có 220.000 dân tỉnh Kiến Hoà đã trung thành với chính phủ, như vậy so với trước tăng 140.000. Căn nguyên của sự thay đổi là đặc tính chính trị trong tỉnh. Chớ không phải do những chiến thắng lớn về quân sự. Nó là sự chuyển hướng từ khối dân đông đảo nghĩ tới sự liên hệ với chính phủ và những đại diện của họ. Thay vì ngược đãi, tước quyền lực của người dân như họ đã từng chịu đựng đau khổ từ nhiều năm qua, chúng tôi giúp dân có nhiều quyền trong đời sống, quyền tự bảo vệ, quyền tự quản và thăng tiến tự quản lý kinh tế.

Vụ cờ Phật giáo

Đầu năm 1963, Tổng Thống Diệm ra lệnh không được treo cờ gì khác ngoài cờ quốc gia vào lúc các chùa và tư gia Phật tử đều đã treo cờ Phật giáo trên mọi chùa chiền và tư gia. Lệnh của Tổng thống được hiểu ngay là phải hạ cờ Phật giáo xuống. Tôi nghĩ đó là một sự sai lầm chính trị nghiệm trọng nhất là Tổng Thống, một người công giáo, đã có quyết định như vậy. Tôi điện thoại trình với Tổng Thống những điều tôi nghĩ. Ông yêu cầu tôi về Sài Gòn để bàn thảo vấn đề nói trên. Thật là rõ ràng, dù miễn cưỡng không thay đổi đường lối, ông đã đồng quan điểm cùng tôi.

Và quả thật, ông đã tỏ ý rõ là ông không phản đối nếu tôi tiếp tục để treo cờ Phật giáo trên các chùa tại tỉnh Kiến Hòa, một việc mà tôi đã làm ngay. Tuy nhiên, thật là bất hạnh, tôi đã không đủ khả năng thuyết phục để ông thay đổi chính sách cho toàn quốc, và như vậy tình hình trở nên tồi tệ hơn. Biến cố đẫm máu đã xảy ra ở Huế.


Tổng Thống Diệm lại gọi đến tôi, ông nói ông có ý muốn giao cho tôi một nhiệm vụ quan trọng để giúp giải quyết vấn đề Phật giáo. Ông nói, tiên khởi ông có ý gởi tôi đi Huế, trung tâm của có thể có sự xung đột với bào huynh ông là Tổng đạo Ngô Đình Cẩn, cả hai đều ở Huế. Do đó, ông quyết định cử tôi làm thị trưởng Đà Nẵng, cách Huế khoảng 60 dặm về phía Nam, đồng thời kiêm nhiệm chức vụ Tổng trấn khu vực Quảng Nam/ Đà Nẳng. Tổng Thống Diệm còn nhấn mạnh là tôi chỉ nghe lệnh từ ông mà thôi.

Sau đó tôi hỏi ông một câu, như sau: "Nhiệm vụ mới của tôi là giúp giải quyết vụ Phật giáo, tôi muốn Tổng Thống nói cho tôi được biết thật rõ cộng đồng Phật giáo đang chống lại tổng thống và chính phủ ra sao?"

Tổng thống Diệm hầu như không để ý nghe lới tôi nói. Trái lại ông lấy mấy ngón tay vân vê điếu thuốc ông đang hút một khoảnh khắc ngắn, chừng một hai phút. Rồi đột nhiên, ông chăm chú nhìn thẳng vào tôi, ông nói: "Anh hãy làm tất cả những gì để giải quyết vụ khủng hoảng này phù hợp với thái độ và đường lối của anh đối với Phật giáo và các Phật tử". Tôi hiểu như thế có nghĩa là muốn làm việc phải. Tôi cũng hiểu là ông cho tôi toàn quyền làm những gì tôi nghĩ là đúng.

Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Tổng Thống Diệm

Sáng sớm hôm sau, phi cơ riêng của Tổng Thống đáp xuống Kiến Hòa, chở tôi đi Đà Nẵng. Từ Đà Nẵng tôi điện đàm hầu như mỗi ngày với Tổng Thống, và sau nữa bay về Sài Gòn diện kiến ông hầu như mỗi tuần. Có một lần, tôi rất ngạc nhiên khi ông hỏi ý kiến tôi ra sao, nếu ông bãi chức em ông, cố vấn Ngô Đình Nhu và phái vợ chồng Nhu ra ngoại quốc một thời gian. Giới thạo tin cho rằng ông Nhu là người định ra đường lối đối với Phật giáo.

Thời gian, dư luận đều đồn đại là Hoa Kỳ muốn ông Diệm loại Ngô Đình Nhu ra khỏi quyền lực. Các báo chí đều đăng tin như vậy. Chính Tổng thống Diệm hình như cũng cảm thấy ông Nhu đã mang lại tai hại lớn cho ông, nhưng ông lại ngại rằng việc đưa ông Nhu ra nước ngoài, dân chúng sẽ nghĩ là ông làm theo sự ép buộc của Hoa Kỳ. ông không muốn bị hiểu là bù nhìn hoặc là gia nô người em để ông được hưởng tư lợi thì hành động đó thật là sai lầm. Nhưng nếu làm vì quyền lợi của quốc gia thì đó là một quyết định khôn ngoan và là một quyết định đúng. Ông Diệm nói là có thể ông Nhu sẽ được cử đi đảm đương một chức vụ chính thức tại nước ngoài.

Người ta có thể lấy làm lạ, chuyện có thể xảy ra tại Nam Việt Nam, và vụ ám sát tổng Thống Diệm có thể tránh được nếu ông làm theo thiên bẩm chính trị của ông, và đưa đẩy vợ chồng ông Nhu ra ngoại quốc.

Nhận thức từ Đà Nẵng

... Sau khi được Tổng thống Diệm cử ra làm thị trưởng Đà Nẵng, tôi đã âm thầm vận động với Thầy cũ là Thích Mật Hiển (người cũng từng là thầy của các Thượng tọa một thời bạn đồng trường với tôi là Thích Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Hoa...) đóng góp một phần vào việc hình thành thỏa hiệp chung giữa Phật giáo và Chính
phủ.

Cũng chỉ sau ngày đươc bổ nhậm vào chức vụ - Đà Nẳng (chức vụ đặc biệt đối phó với tình hình biến động trong địa phưông lúc bấy giờ - ngoài các tổng trấn Saigòn, Nha Trang và Đà Lạt) tôi mới có dịp đươc tiếp xúc mật thiết với nhiều vị lãnh đạo Phật giáo đã từng là thầy là bạn của mình, và với các vị Tổng giám mục Ngô Đình Thục, Linh mục Cao Văn Luận, Lê Văn Ấn, Cố vấn Ngô Đình Cẩn... và nhiều người trong các tầng lớp khác nhau của quần chúng.

Trải qua những tiếp xúc sâu rộng này và quan sát các hoạt động của họ, tôi mới hiểu được rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm tuy có đầy đủ tấm lòng và phong cách của một nhà lãnh đạo quốc gia nhưng trong thực tế quyền lãnh đạo tuyệt đối lại nằm trong tay vị huynh trưởng “quyền huynh thế phụ”, Tổng giám mục Ngô Đình Thục, với “tham mưu trưởng” Ngô Đình Nhu.

Cố vấn Ngô Đình Nhu chỉ đạo và giám sát toàn diện các tổ chức an ninh, công an, mật vụ chìm và nổi. Chính những người lãnh đạo các cơ quan này nắm quyền phán quyết ai là quốc gia ai là cộng sản, ai là phản động - hầu hết theo lời trình của những cấp chỉ huy được chọn lọc từ thành phần nhân sự đã được Pháp rèn luyện.

Theo tôi chế độ Diệm phải được nhìn nhận dưới hai góc độ khác nhau. Đức Cha Thục, Cố VấnNhu và Tổng thống Diệm có hoài bão rất cao quý là muốn đem đạo lý và thế lực Ki-Tô-Giáo làm căn bản lãnh đạo đất nước và dân tộc Việt Nam ra khỏi cảnh hậu tiến, lạc hậu và nghèo khó. Điều tai hại là để thực thi nhiệm vụ cao cả đó, họ đã sử dụng ngay chính bộ máy nhân sự và kỹ thuật (phương pháp) mà Thực dân Pháp đã rèn luyện, ứng dụng qua suốt chín năm chiến tranh Pháp Việt. Quần chúng Việt Nam không nhìn thấy mục tiêu cao quý của các vị lãnh đạo mà chỉ thấy những hoạt động cụ thể hàng ngày vẫn tiếp diễn rập theo khuôn khổ của thực dân Pháp và tay sai trước kia.

Tổng Thống Diệm bị thảm sát

Sau cùng, ông Nhu lại vẫn không bị loại bỏ. Tình hình Phật giáo trở thành trầm trọng hơn. Toàn thể thế giới chứng kiến nhiều vị sư xả thân tự thiêu, lực lượng võ trang chính phủ tấn công Phật giáo đồ. Quân đội càng ngày càng không còn giữ được sự nhẫn nại nữa. Người Hoa Kỳ cũng vậy, đặc biệt là Đại sứ Cabot Lodge. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, một cuộc đảo chính tiến hành và hai anh em ông Diệm bị giết ngay ngày hôm sau. Cuộc đảo chính do một số sĩ quan sự yểm trợ của chính phủ Hoa Kỳ. Rõ ràng, Hoa Kỳ muốn thay lợi của họ.

Sự lật đổ Tổng Thống Diệm là tấn bi kịch to lớn cho miền Nam Việt Nam, và riêng cho cá nhân tôi nữa. Nhiều khi tôi không đồng ý với chính quyền, nhưng tôi kính trọng Tổng Thống Diệm và coi ông là một người yêu nước chân chính. Không may, ông Nhu đã ảnh hưởng vào ông quá nhiều, và chính sách của ông đã tạo nên nhiều phần áp chế. Tôi không biết tại sao ông Diệm không thực hiện, làm theo ý ông là loại bỏ ông Nhu. Có thể ông đã bị lệ thuộc vào ông Nhu quá nhiều, hoặc có thể ông không nỡ lòng nào bỏ rơi em ông. Và có thể Hoa Kỳ đã dồn dập tạo quá nhiều áp lực nên ông vẫn phải gắn bó với người em, dù phải trả với bất cứ giá nào.

Tôi luôn luôn mong chuyện lành có thể xảy ra ông Lodge. Trong những năm đầu của Đệ Nhất Cộng Hòa, Lansdale và ông Diệm luôn sát cánh, và hai người đã trở nên đôi bạn thân thiết. Lansdale rất có thể giúp ông Diệm giải quyết ổn thỏa vụ khủng hoảng Phật giáo (hoặc tránh để không xảy ra), và khéo léo làm giảm áp lực từ phía ông Nhu đưa tới. Nhưng mọi chuyện đã không xẩy ra như tôi mong muốn. Ông Châu viết.

Một lần nữa, Việt Báo trân trọng giới thiệu sách Vietnam Labyrinth – Allies, Ennemies and Why the U.S. Lost the War của tác giả Trần Ngọc Châu.

Võ Thành Văn

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF

vietbao-xuan-2013_190x229
Trong US $9 + $5 shipping=$14
btn_buynowCC_LG

CANADA $9+$18 shipping =$27
btn_buynowCC_LG

Ngoài US + CANADA: $36
btn_buynowCC_LG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thập niên 1980 và 90, một kẻ vụng về như tôi cũng kiếm được những việc làm tay chân. Tại Philadelphia, tôi sơn nhà, lau kiếng các cửa tiệm và dọn dẹp những căn thuê và văn phòng. Ngày đầu tiên sơn nhà, tôi dựng ngược cầu thang lên tường, miễn cười nhé, nhưng không bị đuổi.
khúc sáng ở edina, minnesota với Q, C&J và bé Summer Grace
Đại hội 48-55 năm nay các bạn đồng khoá giao cho tôi công việc nhẹ nhàng gần như tượng trưng. Đó là đọc và nhặt lỗi chính tả những bài gửi đến. Vậy mà tôi chưa đọc được một bài, vì một vấn đề nguyên tắc: lấy tiêu chuẩn gì mà sửa chính tả của bạn bè.
Tác giả là một cựu không quân Việt gốc Hoa, hiện sống tại Đài Bắc. Bạn đồng khoá Nguyễn Viết Tân kể là năm Mậu Thân, Lý xếnh xáng 18 tuổi, từ Chợ lớn vào Tân Sơn Nhứt gia nhập KQ/ VN khoá 5/69CP. Sau 1975, người ta lo đi Tây đi Mỹ hà rầm, mà không biết cơ duyên nào đã đẩy đưa y ta tới Đài Loan làm nghề lái Taxi.
Tác giả là một cựu không quân Việt gốc Hoa, hiện sống tại Đài Bắc. Bạn đồng khoá Nguyễn Viết Tân kể là năm Mậu Thân, Lý xếnh xáng 18 tuổi, từ Chợ lớn vào Tân Sơn Nhứt gia nhập KQ/ VN khoá 5/69CP. Sau 1975, người ta lo đi Tây đi Mỹ hà rầm, mà không biết cơ duyên nào đã đẩy đưa y ta tới Đài Loan làm nghề lái Taxi.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO.
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn.
Anh ngồi co ro trên chiếc băng ghế ở trạm xe buýt. Nhiệt độ ngoài trời đang ở vào khoảng 20 độ F. Tuyết rơi suốt hai hôm nay vừa mới ngưng được một lúc. Gió thổi từng cơn làm lớp tuyết bám trên các tàng cây rơi vung vãi, cuốn những mảng bụi trắng xóa phủ xuống mặt đất và những mái nhà đứng kế bên.
Tôi đã gặp những người như thế. Những người như mộng, như thật. Những người đã tới để cho tôi thấy đời này như mộng, như thật. Họ tới để nói rằng cõi đời này là bất khả nghĩ bàn, nói mộng cũng hỏng, mà nói thật cũng sai.
Mừng Tuổi Con Tết đến rồi, mừng tuổi cho con gì đây?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.