Hôm nay,  

AI và Văn Học Sáng Tác

11/10/202400:10:00(Xem: 719)

iStock-957630032

Khả năng của AI trong sáng tạo đang tiến triển, với một nghiên cứu gần đây được công bố trên Scientific Reports cho thấy các chatbot AI đạt điểm cao hơn con người trong các nhiệm vụ đánh giá tư duy sáng tạo. Thành tựu này làm dấy lên cuộc tranh luận về khả năng sáng tạo của AI và ý nghĩa của việc máy móc vượt trội trong các lĩnh vực vốn vẫn dành riêng cho tài nghệ của con người. Ảnh: istockphoto.com

 

Trong lãnh vực sáng tác từ ngôn ngữ cho đến tác phẩm trực quan, các chuyên gia và các tác giả đang quan tâm đến khả năng sáng tạo của AI, sự hiện diện và tác dụng của trí thông minh nhân tạo sẽ làm thay đổi quan niệm và phương pháp, kỹ thuật và nghệ thuật truyền thống.

Các chuyên gia về máy học dự đoán rằng AI sẽ "viết" một cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times vào năm 2049 (Grace và cộng sự, 2018; Hall, 2018).

Lãnh vực sáng tạo tính toán đã được xác định là biên giới tiếp theo trong nghiên cứu AI (Colton & Wiggins, 2012) và có ý nghĩa hấp dẫn đối với ngành công nghiệp văn học. Các thuật toán có khả năng tạo ra ngôn ngữ tự nhiên (Gatt & Krahmer, 2018) Các nghiên cứu về sáng tạo tính toán tập trung vào việc xác định các yếu tố cốt lõi của các hình thức sáng tạo (như văn học, nghệ thuật thị giác và âm nhạc) theo góc nhìn thuật toán, với mục đích sao chép hoặc kích thích sự sáng tạo của con người (Turner, 2014; Besold và cộng sự, 2015; Veale và cộng sự, 2019).

Trong lĩnh vực này, việc tạo ra các tác phẩm viết có thể được coi là văn học (như thơ, văn xuôi và kịch) là một lĩnh vực nghiên cứu tích cực, trải dài từ các phương pháp tiếp cận con người. Mục đích là tạo ra các văn bản sáng tạo không thể phân biệt được với các văn bản do con người viết.

Lý thuyết thường khó nắm bắt cụ thể vì nó bao trùm nhiều khía cạnh tạo nên nền tảng và bản chất. Thực hành dễ cho người thưởng ngoạn nhìn thấy cụ thể hơn, tuy nhiên thực hành một tác phẩm sẽ bị giới hạn về giá trị, ý nghĩa, kỹ thuật, nghệ thuật trong tác phẩm đó.

Trong bài viết này, những ví dụ về sáng tác có mục đích đưa ra những chứng minh hiệu quả của AI trong sáng tạo với những ưu điểm và khuyết điểm của nó. Học hỏi từ thực hành, tuy khó đạt chiều sâu kiến thức, nhưng dễ đạt kinh nghiệm. Nói đúng hơn, học hỏi luôn cần có cả hai diện: lý thuyết và thực hành.

1. AI sáng tác thơ.

Sáng tạo thơ, hiện nay (2024) có một số các AI khác trình độ sáng tác và phẩm chất kết quả, sự chọn lựa sử dụng trí thông minh nhân tạo nào là tùy vào cá tính, sở thích và kiến thức của người sử dụng. Trong ví dụ này, tôi chọn AI được xem là khá phức tạp: AskYourPDF.

Poem

Tôi chọn:

Đề tài: The sadness has no name.

Thể thơ: Tự do. Free Verse.

Trạng thái: Buồn sầu. Melancholic.

Chủ đề: Tình yêu. Love.

Số câu: Ngắn. Short.

Nhấn: Generate Poem.

Kết quả:

In the hollow of my chest, a void whispers

a language only shadows understand

the echoes of what could've been

a love that withered like autumn leaves

 

The sadness has no name, they say

but I've given it yours, my love

a sorrow that seeps into my bones

like winter's chill, it has no bounds

 

In dreams, I still hear your voice

a melody that haunts me still

a bittersweet reminder of what's lost

a love that slipped through fingers like sand

 

The silence is a heavy shroud

that wraps around my heart, a mourner's cloak

I'm lost in this desolate landscape

where love has been reduced to a mere specter

 

The sadness has no name, but I know it

by the ache it leaves, the emptiness it brings

a grief that gnaws, a longing that clings

to the memories of what we once were.

 

Dịch:

 

Buồn Vô Diện.

 

Một khối trống trong ngực anh thì thầm

Lời lạ lẫm chỉ bóng đêm mới hiểu

Tiếng vang vọng của những gì quá khứ

Của thu khô héo một mối tình

 

Buồn vô diện, ôi yêu dấu,

Anh gửi đến em

Nỗi buồn gặm nhấm xương tủy

Vô tận, buốt thấm thía lạnh mùa đông

 

Tiếng em nói trong giấc mơ

Vang giai điệu ám ảnh

Lời ray rứt ngọt ngào mà cay đắng

Nhắc tình yêu theo cát tuột qua tay

 

Như tấm vải liệm im lặng não nề

Bọc trái tim anh áo tang người than khóc

Anh lạc lõng giữa đời hoang vắng

Nơi tình yêu đã trở thành bóng ma

 

Nỗi buồn vô diện, anh biết

Vì nó hằn lại vết thương

Phá hủy chỉ còn trống rỗng

Quằn quại sầu đau

Bám chặt khao khát

Vào ký ức anh giữ cho em.

2. AI sáng tác tranh vẽ.

AI sáng tác tác phẩm trực quan, tranh ảnh, là một loại trí tuệ nhân tạo tạo sinh. Giống như các loại trí tuệ nhân tạo khác, AI tạo sinh dựa vào các tập dữ liệu lớn để tạo ra kết quả mong muốn, chẳng hạn như một bức tranh kỹ thuật số, tạo ra thứ gì đó hoàn toàn mới — tất cả đều được kích hoạt bằng một lời nhắc văn bản duy nhất.

Tôi chọn vẽ đơn giản bằng bút chì. AI: Craiyon.

Crai

Đề tài: I want you more than death wants you.

Chọn Drawing. Expert mode. Nhấn Draw.

Một số hình do AI vẽ hiện ra trên màn ảnh tiếp theo. Tôi chọn một chân dung hao hao có lối vẽ quen thuộc.

Crai 2


Crai 3

Có hàng chục AI sáng tác hình, ảnh và họa. Những AI nào cho phép người dùng nhiều chọn lựa có phẩm chất trước khi nhận lệnh vẽ và đưa ra những bức tranh có tiêu chuẩn thường khá phức tạp. Phải theo kỹ từng bước để có được kiến thức sử dụng đúng đắn.

3. AI sáng tác ca khúc.

Một trong những lợi ích đáng kể nhất của AI trong sản xuất âm nhạc là khả năng nhanh chóng tạo ra những ý tưởng và biến thể mới. Như bất kỳ nhạc sĩ nào cũng có thể chứng thực, việc nảy ra những ý tưởng mới có thể là một quá trình tốn thời gian và đôi khi gây nản lòng. Tuy nhiên, với AI, phần mềm có thể nhanh chóng phân tích và tổng hợp lượng dữ liệu khổng lồ, tạo ra các ý tưởng và biến thể âm nhạc mới chỉ trong vài giây. Công nghệ này có khả năng hợp lý hóa quá trình sáng tạo và cho phép các nghệ sĩ tập trung nhiều hơn vào chất lượng tác phẩm của họ hơn là số lượng.

Một lợi ích khác của AI trong sản xuất âm nhạc là khả năng cá nhân hóa trải nghiệm nghe. Các dịch vụ phát trực tuyến như Spotify và Apple Music đã sử dụng thuật toán AI để đề xuất các bài hát dựa trên thói quen nghe của người dùng, nhưng công nghệ này còn có thể tiến xa hơn nữa. Với âm nhạc do AI tạo ra, phần mềm có thể tạo các bản nhạc tùy chỉnh dựa trên sở thích, tâm trạng và thậm chí cả dữ liệu sinh trắc học của người dùng. Hãy tưởng tượng một thế giới nơi bài hát điều chỉnh theo nhịp tim của bạn hoặc thay đổi nhịp độ dựa trên tâm trạng của bạn.

Tất nhiên, AI cũng có những nhược điểm tiềm ẩn trong sản xuất âm nhạc. Một mối lo ngại là công nghệ này cuối cùng có thể thay thế các nhạc sĩ và nhà sản xuất con người, dẫn đến mất việc làm trong ngành. Mặc dù đúng là AI có thể tạo ra âm nhạc chất lượng cao nhưng chưa chắc nó sẽ thay thế hoàn toàn khả năng sáng tạo và trực giác của con người. Tại Viện Nhạc sĩ, chúng tôi tin rằng âm nhạc hay nhất được tạo ra thông qua sự kết hợp giữa kỹ năng của con người và công nghệ.

Một mối quan tâm khác là khả năng âm nhạc do AI tạo ra có thể trở thành công thức và có thể dự đoán được. Mặc dù phần mềm có thể tạo ra vô số biến thể về một chủ đề nhưng nó có thể thiếu chiều sâu cảm xúc và sắc thái đến từ trải nghiệm của con người. Vì vậy, điều quan trọng là các nhạc sĩ và nhà sản xuất phải tiếp tục kết hợp những quan điểm và kinh nghiệm độc đáo của riêng họ vào tác phẩm của mình.

                (MI College of Contemporary Music.)

 

Tôi thử nghiệm.

Rất nhiều lập trình tự tạo ca khúc. Tôi thử chọn một lập trình trung bình: AITUBO.

Aitubo

Nơi prompt, tôi cho lập trình một đề tài: The Last Serenade. Dùng Simple Mode. Bạn có thể chọn nhiều mode nhạc khác nhau. Dùng Model V3.0 rồi nhấn vào Generat 1000.

Kết quả:

Có ca khúc Mp3 hoặc MP4.

Có ca từ.

Có cả ký âm (nếu trả tiền)

Có chọn lựa giữa hai ca khúc khác nhau và tiếng hát nam hoặc nữ. Tôi chọn thử ca khúc thứ hai với giọng nam.

Aitubo 2

AI còn tặng thêm cái bìa cho ca khúc.

Aitubo 3

The Last Serenade

In the shadows, where love used to dance so free,

Now the record skips, it's just you and me.

Faded smiles and whispers lost in the breeze,

Our love's finale, ending with such ease.

[Verse 2]

Every kiss we shared, like a tune now turned sour,

Once a blooming rose, now a wilted flower.

The saxophone of our hearts plays a mournful sigh,

Under the moon's glow, we bid our last goodbye.

[Chorus]

Oh, the night has come, our song’s final chord,

Once we were lovers, now just off-key and bored.

The curtain falls, and the spotlight fades,

Lost in the echoes of our last serenade.

 

[ Nghe nhạc: https://youtu.be/Q29s7deNmlM ]

 

Nhạc Chiều Biệt Ly

(Dịch ca từ.)

Trong bóng tối, nơi tình yêu tự do nhảy múa,

Bây giờ đã mất đoạn ghi âm, chỉ còn em và tôi.

Những nụ cười nhạt nhòa, những thì thầm thất lạc trong gió,

Cuộc tình chúng ta kết thúc dễ dàng.

[Câu 2]

Mỗi nụ hôn chia sẻ, như giai điệu giờ đây trở nên chua chát,

Ngày xưa hoa hồng nở rộ, bây giờ héo tàn.

Tiếng saxophone trong tim vang lên tiếng thở dài buồn bã,

Dưới ánh trăng, chúng ta chào biệt ly.

[Điệp khúc]

Ôi, đêm đã đến, hợp âm cuối cùng của ca khúc,

Ngày xưa chúng ta là tình nhân, giờ đây lạc điệu và buồn chán.

Màn buông xuống, ánh đèn sân khấu tắt dần,

Lạc vào tiếng vọng của bản tình ca biệt ly.

4.

Tôi không làm thử nghiệm AI sáng tác truyện vì quá dài. Xin hẹn vào một bài viết khác, viết riêng cho AI sáng tác truyện.

Sự hiện diện chưa hoàn hảo của AI, mang đến nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, xin nhắc nhớ, AI trong giai đoạn này, tuy khá phức tạp và kỳ diệu, nhưng vẫn còn trong thời đoạn trẻ nít. Những gì chúng ta vừa trải nghiệm qua chỉ là khúc bắt đầu.

Khi Goldsmith Johannes phát minh ra máy in 1440, cũng gây nhiều dư luận và tranh cãi, nhưng rồi cuộc cách mạng nhà máy in đã mang lại cho nhân loại sự tiến bộ nhanh chóng, hiểu biết rộng rãi và lưu trữ lịch sử. Phát minh AI còn quan trọng hơn nhiều. Không cần phải vội vàng kết luận vì AI sẽ còn phát triển cao cấp và biến hóa trên con đường điện tử lũy thừa. Khi đặt ra câu hỏi, liệu AI  có cảm giác, cảm xúc như người không? Câu trả lời sẽ là chờ xem. Cảm xúc cần thiết cho sáng tạo. Nhưng nếu chính bạn cũng không thể xác định rõ ràng cảm xúc là gì? Thì cũng có nghĩa, có thể có một thứ gì khác thuộc về điện tử tương lai thay thế được cảm xúc? Bạn đã có kinh nghiệm:

Cảm xúc tương tựa như gió. Chúng ta biết có gió nhưng không thể nắm bắt. Gió thiên nhiên khi thì mát, khi thì bão tố. Người xưa nhìn gió, nghĩ về gió, chịu thua. Người đời sau dùng máy móc tạo ra gió như quạt máy cho mát, như cánh quạt lớn tạo năng lượng, hay hơn nữa, hút gió làn động cơ cho phi cơ bay đuổi theo chim.

Thứ gì cũng phải đi từ thô sơ đến già dặn, tốt đẹp như con người trước khi làm người lớn, người già, phải là con nít.

Để đạt được sự sáng tạo ở cấp độ con người, văn học do AI tạo ra phải vượt qua nhiều trở ngại khác nhau, chẳng hạn như sự mơ hồ, tác động về mặt cảm xúc, hiệu ứng thơ ca và kể chuyện. Việc hợp tác với các học giả chuyên về các khối xây dựng của văn bản giàu trí tưởng tượng – các mã văn học, nếu bạn muốn – sẽ cho phép các nhà nghiên cứu AI xác định tốt hơn những thiếu sót hiện tại của văn học do điện tử tạo ra và khám phá cách các yếu tố cấu trúc truyền tải ý nghĩa và cảm xúc cùng nhau. Thu hẹp khoảng cách giữa các kỹ thuật học máy và lý thuyết văn học có thể hướng dẫn các phân tích trong tương lai hướng tới những phát triển quan trọng.

Con đường này còn rất dài và tất cả chúng ta, ai cũng có thể trở thành nhà thơ, nhà văn, nhà họa, nhà nhạc, chỉ cần phải quan phòng, cảnh giác hai thứ: cái tôi và nhà tôi, vì hai thứ này có khả năng làm cho sáng tác trở thành bệnh hoạn.
                           

Ngu Yên, tháng 10, 2024.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại Matter Studio Gallery, bắt đầu ngày 8 tháng 12, 2024 và kéo dài đến hết ngày 5 tháng 1, 2025, họa sĩ Nguyễn Việt Hùng sẽ trình làng bộ sưu tập tranh mới nhất mang tên Chances Matter. Đây là dịp hiếm hoi để giới mộ điệu nghệ thuật thâm nhập vào một thế giới sáng tạo riêng biệt, nơi nghệ thuật không chỉ là cái đẹp mà còn là câu chuyện của sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.
Dịch thơ, nói theo Bùi Giáng, là “điều khảm kha nhất” và đó phải là thơ hay bởi, trừ những ngoại lệ đặc biệt, chẳng dịch giả nào phí thì giờ với thơ dở. [1] Sự “khảm kha”, như thế, phải thuộc về cái nghệ thuật chuyển đạt, sao cho giữ được hồn cốt làm nên cái hay của bài thơ trong một ngôn ngữ khác.
Phòng triển lãm "For Me and You" ở Gallery One trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đa ngành của Ann Phong và Gloria Gem Sánchez trình bày sự giống nhau về ý tưởng của hai họa sĩ Ann Phong và Sanchez khi cả hai đều sử dụng vật liệu hỗn hợp tạo dựng tác phẩm để phản ánh sự suy nghĩ về cách sống, cách quản lý môi trường của chúng ta đồng thời thu hút sự chú ý đến tác động chung của chúng ta đối với hệ sinh thái mà chúng ta đang sinh sống và truyền lại cho các thế hệ tương lai. Triển lãm "For Me And You" tại: Irvine Fine Art Center: 14321 Yale Ave, Irvine, CA 92604. Khai mạc vào thứ Bảy 16 tháng 11, 2024. Từ 2-4 giờ chiều. Cuộc triển lãm kéo dài từ 16 tháng 11, 2024 đến 25 tháng 1, 2025. Ngày giờ mở cửa: Thứ Hai-Thứ Năm 10am-9pm. Thứ Sáu-Thứ Bảy: 10am-5pm. Đóng cửa Chủ Nhật.
Trong thế hệ ca nhạc sĩ trẻ của nền âm nhạc Sài Gòn trước 1975, cặp uyên ương Lê Uyên - Phương có một chỗ đứng đặc biệt, độc nhất. Sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phương kéo dài từ đầu thập niên 1970s ở Miền Nam sang đến tận Hoa Kỳ sau 1975, cho đến khi ông mất vào năm 1999. Nhiều ca khúc Lê Uyên Phương cho đến nay vẫn chưa được chính thức phổ biến, phát hành. Để tưởng nhớ 25 năm ngày mất của người nhạc sĩ tài hoa, ca sĩ Lê Uyên sẽ tổ chức đêm nhạc chủ đề “Lê Uyên Phương 25 Năm Cuộc Đời– Tình Yêu – Âm Nhạc” tại Saigon Grand Center thành phố Fountain Valley vào ngày 7 tháng 12 2024.
Cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ và trên toàn thế giới đang tiến tới một cột mốc quan trọng: 50 năm ly hương kể từ sau biến cố Tháng Tư Đen 1975. Nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật được thực hiện có liên quan đến sự kiện này. Tại đại hội điện ảnh Viet Film Fest 2024 vừa được tổ chức vào đầu tháng 10, bộ phim đoạt giải Trống Đồng dành cho phim dài xuất sắc nhất là New Wave của nữ đạo diễn Elizabeth Ai. Bộ phim tài liệu này ghi nhận lại một hiện tượng âm nhạc quan trọng của thế hệ người Việt trong thập niên 1980s: dòng nhạc new wave. Thế nhưng bộ phim không chỉ dừng lại ở khía cạnh âm nhạc, mà đào sâu hơn vào mâu thuẫn trong những gia đình Việt Nam trong những ngày đầu định cư ở Mỹ.
Thời gian là thứ được người ta ví như vó câu, vụt một cái là biến mất, chẳng bao giờ trở lại, có muốn níu cũng vô ích. Họa sĩ Phan Nguyên không dại chi mà níu, anh ghi lại rồi mặc cho nó sổng ra chạy đi. Tôi muốn nói tới anh, một người đã âm thầm lưu giữ những mảnh vụn thời gian của giới văn học nghệ thuật bằng cách ghi lại trong “Mượn Dấu Thời Gian”, tên tiếng Pháp là “Emprunt Empreinte”. Anh tâm tình: “Là một “sân chơi” rất riêng của Phan Nguyên từ khá lâu với giới văn nghệ sĩ, thân hữu gần xa, trong và ngoài nước, không phân biệt tuổi tác, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến gì cả, miễn là họ đã có những tác phẩm hay, đẹp để lại cho đời và cho thế hệ mai sau, miễn là họ đã đóng góp cái phần tinh túy nhất của con người, của chính mình cho văn học nghệ thuật Việt Nam hay thế giới nói chung”.
Để ta cùng vượt thời gian, không gian. Một trăm năm nữa, nếu có cơ duyên hội ngộ, vẫn chuyện trò tự nhiên, vui vẻ, như từng gặp gỡ tự bao giờ. Vui vẻ, vì cả đời chỉ thích viết văn, làm thơ. Viết văn, trừ trường hợp bất khả kháng, tôi vẫn cố gắng viết vui, cho bạn đọc đỡ nản. Nay tự nhiên lâm cảnh ngặt nghèo, phải đem chuyện vật lý, khoa học, Vũ trụ càn khôn, vừa nhàm chán vừa khó hiểu, ra trình làng… nên càng phải cố viết vui, viết giễu. Để may ra vớt vát được phần nào.
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.