Hôm nay,  

Đọc Sách Đầu Xuân: Từ Mặc Chiếu Tới Như Huyễn - Nguyên Giác Phan Tấn Hải

16/02/202400:00:00(Xem: 3368)

từ-mặc-chiếu-tới-như-huyễn

Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải.

Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.

Niềm hứng khởi bừng lên ngay khi nhìn bìa sách trang nhã, đọc trên bìa sách 6 chữ “Từ Mặc Chiếu Tới Như Huyễn”. Phía bìa sau có giòng chú thích của tác giả:

“Mặc Chiếu là gì? Mặc là lặng lẽ, là tịch tĩnh. Chiếu là tỉnh thức, là quán sát.
Mặc và Chiếu là hai phương diện của tâm. Y hệt như mặt hồ nước, hễ có tịch lặng thì sẽ hiện ra ảnh của ánh trăng và bầu trời. Cũng y như gương sáng hiện ra hình ảnh trong gương, là nhờ sạch bụi nên cảnh mới hiện ra.
 Như Huyễn là gì? Là thực tướng của các pháp, là không phải thực và cũng không phải giả. Hễ ai thấy tánh như huyễn, tức là thấy thực tướng, sẽ lìa được cả Có Hiện Hữu và cả Không Hiện Hữu. Do vậy, thấy như huyễn thường trực ngày đêm, sẽ lìa được tham sân si, sẽ giải thoát”.

Đối với tôi, như vậy là đủ rồi, không đọc thêm cũng được! Bởi vì có dịp đọc nhiều cuốn sách của anh Hải, uống cà phê nói chuyện với anh, hình như mọi chủ đề Phật Pháp rồi cũng sẽ hướng về một vấn đề cốt lõi mà anh vẫn thường nhắc đi nhắc lại: “Cái Thấy chỉ là Cái Thấy, Cái Nghe chỉ là Cái Nghe…” Anh Hải làm tôi nhớ đến Thầy Phước Tịnh, người giảng pháp cả gần hai mươi năm nay chỉ xoay quanh một chủ đề: thắp sáng Sự Nhận Biết sáng rỡ hiện tiền, không bị những tiếng thầm thì trong tâm trí lôi kéo. “Chỉ có ngần đó việc thôi!” Thầy thường nói vậy.  Và cũng giống như khi Thầy Phước Tịnh nói về Sư Ông Làng Mai: chỉ với một đề tài “quán niệm hơi thở” trong Thiền Tứ Niệm Xứ cũng đủ đem Phật Pháp đi cùng trời cuối đất, rộng khắp xã hội Âu Mỹ trong nửa thế kỷ qua. Phật Pháp nếu qua thực hành sẽ dễ cảm nhận hơn nhiều khi diễn đạt bằng chữ nghĩa. Hình như đọc sách của anh Hải trong tinh thần “nhìn xuyên qua chữ để thấy nghĩa” như vậy, đọc ít mà không sợ hiểu sai.

Tập sách “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” bao gồm những bài viết, bài thơ anh Hải từng phổ biến trong vài năm gần đây. Đọc lại, tôi cũng tự chọn một vài bài mình thích nhất. Thí dụ như bài viết: “Bồ Đề Đạt Ma, Từ Huyền Thoại Đến Tâm Kinh”. Tôi đã từng thử tò mò tưởng tượng rằng nếu anh Hải là một nhà tu, anh Hải sẽ giống ai? Thật là thú vị, tôi nghĩ ngay đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma với hình tướng dữ dằn, với thứ ngôn ngữ trực diện. Anh Hải cho rằng “…Thiền Tông đầy những sương khói và huyền thoại…” Chung quanh Ngài Bồ Đề Đạt Ma cũng thêu dệt bao nhiêu huyền thoại. Nhưng với đoạn đối thoại kinh điển giữa vua Lương Vũ Đế và Bồ Đề Đạt Ma, thì những hư ảo đó hoàn toàn biến mất, chỉ còn lại một thứ ngôn ngữ trực chỉ Chân Tâm:

Vũ Đế hỏi: "Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì chăng?"
Đạt Ma đáp: "Không có công đức."
- Tại sao không công đức?
- Bởi vì những việc vua làm là nhân "hữu lậu", chỉ có những quả nhỏ trong cõi người cõi trời, như bóng theo hình, tuy có mà chẳng phải thật.

- Thế nào là công đức chân thật?
-Trí thanh tịnh tròn mầu, thể tự không lặng, công đức như thế chẳng do thế gian mà cầu. 
-Thế nào là Thánh Đế nghĩa thứ nhất?
- Rỗng rang không thánh.
- "Đối diện với trẫm là ai?
- Không biết.
 
Những ai đã từng nói chuyện với anh Hải, có thể nhận thấy anh cũng có lối đối thoại thẳng thắn tương tự.

“Thiền Mặc Chiếu - Thiền Sư Thánh Nghiêm” là bài trích dịch từ bản Anh Ngữ của Giáo Sư Dan Stevenson, cũng cho thấy một phần công việc mà anh Hải đang dành nhiều thời gian: dịch kinh sách Phật từ phiên bản tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Trong những người cư sĩ mà tôi quen biết, anh Hải là người có vốn từ Phật Giáo tiếng Anh nhiều nhất. Tại sao anh Hải lại quan tâm đến kinh Phật từ phiên bản tiếng Anh? Có thể là vì anh nhận thấy tiếng Anh diễn đạt Phật Pháp một cách thực tế, dễ hiểu và dễ thực hành. Thầy Phước Tịnh từng nhận xét rằng người Mỹ không tu thì thôi; nhưng khi đã cảm nhận được lợi ích của Phật Pháp đối với đời sống, họ thực hành hết mình, chuyên cần, một sự tinh tấn mà không phải Phật tử Việt Nam nào cũng có. Điều này giải thích vì sao các phương pháp Phật Giáo áp dụng trong đời sống hằng ngày hiện nay đang phố biến rộng rãi trong xã hội Âu Mỹ.

Thiền Sư Thánh Nghiêm là người Thượng Hải, sau chiến tranh tu hành ở Đài Loan, bắt đầu hoằng pháp ở Mỹ từ năm 1977. Tính đến năm 2002, Thầy có khoảng 3,000 thiền sinh ở Mỹ. Một đoạn văn nói về cốt tủy của thiền Mặc Chiếu:

“… Mặc Chiếu là một phương pháp đơn giản, quá đơn giản, thực vậy, rằng sự đơn giản này trở thành sự khó khăn của nó. Trong cùng tận, nó là phương pháp của không phương pháp, trong đó học nhân buông bỏ hết mọi tìm kiếm, mọi ràng buộc gắn bó, mọi mong đợi, và chỉ việc sống Thiền một cách trực tiếp… Hãy đơn giản để cho tâm tỉnh thức một cách tự nhiên của bạn đón nhận mọi thứ, y hết như chúng là chúng. Đó là sự tĩnh lặng và chiếu sáng tự nhiên của thiền…”

Với những ai chỉ từng biết về thiền qua sách vở, sẽ thấy đoạn văn trên “hư ảo” giống như trong truyện kiếm hiệp Kim Dung, đoạn Trương Tam Phong dạy Trương Vô Kỵ múa Thái Cực Quyền! Nhưng với những người đã từng thực hành thiền, thì nó không khác gì với câu anh Hải thường nói: “Cái Thấy chỉ là Cái Thấy, Cái Nghe chỉ là Cái Nghe…”

Hay là trong bài viết “Tưởng Niệm Thầy Nhất Hạnh, Đạo Bụt Nguyên Chất”, anh Hải tri ân Thầy vì đã phiên dịch và giải nghĩa bài kệ 20 trong Kinh Chuyển Hóa Bạo Động & Sợ Hãi. Theo anh, bài kệ mang trọn đủ pháp hành Bát Chánh Đạo, với đầy đủ nghĩa của Tâm Kinh Bát Nhã:

“…Nhìn xuống không thấy hãnh diện, nhìn lên không thấy sợ hãi, vị mâu ni an trú nơi tự tính bình đẳng, không còn bị vướng vào một kiến chấp nào. Bấy giờ tất cả mọi tranh chấp đều đã được ngưng lại, oán thù và tật đố không còn có mặt, vị ấy tuy đứng trên tuệ giác mà chẳng thấy mảy may tự hào…”

Đọc bấy nhiêu đó thôi, tôi cũng cảm thấy mãn nguyện cho một ngày đọc sách đầu năm của mình. Đọc sách với tinh thần tri kỷ, đâu cần phải đọc nhiều…
Tôi viết bài này không với mục đích “phê bình” cuốn sách Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn. Tôi chỉ muốn được nói lời cảm ơn đời cho đủ cơ duyên để được gặp và học hỏi ở những người thiện trí thức, trong đó có anh Nguyên Giác Phan Tấn Hải. Tấm lòng tri ân đó cũng nhắc nhở rằng một kiếp người không dễ có duyên lành với Phật Pháp. Đừng bỏ phí quãng đời còn lại, làm thêm những việc đáng làm khi có thể…

Xin chép tặng tác giả bài thơ thiền, cho dù không được nhắc tới, nhưng vẫn bàng bạc trong cuốn sách Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn:

Thuở bé chưa từng rõ sắc không, 
Xuân về hoa nở rộn trong lòng. 
Chúa Xuân nay bị ta khám phá, 
Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng. 

(Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông)
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cái chết làm nên đời sống của chúng ta. Cũng như mất mát làm nên âm nhạc. Cái chết của một người, một nghệ sĩ, một quê hương...
buổi chiều nào se lạnh / mưa đổ muộn xuống mùa hè miền đông bắc / như trận mưa ở saint paul năm nào / ngày thanh tâm tuyền chết./ buổi chiều tôi biết muộn / cái chết của cung tiến...
Di sản nghệ thuật của nhạc sĩ Cung Tiến không nằm ở số lượng, mà đầy ở phẩm chất. Ngoài những ca khúc, tấu khúc thuần tuý giá trị về âm nhạc, ông còn để lại những bài viết, tiểu luận dưới nhiều đề tài văn học, kinh tế, và truyện dịch. Chúng ta đã đọc, đã nghe khá nhiều về tài hoa và khả năng sáng tác của Cung Tiến từ tuổi 15 cho đến những năm tháng sau cùng. Trong những quà tặng ông để lại tôi đặc biệt yêu thích nghệ thuật phổ thơ thành nhạc của ông, chẳng những cho chúng ta thưởng thức giai điệu bán cổ điển tây phương, ngủ âm đông phương, mà còn mang thơ Thanh Tâm Tuyền, một trong vài thi sĩ hàng đầu trong thời đại của ông đến giới thưởng ngoạn nhạc nghệ thuật và lưu trữ vào kho tàng âm nhạc Việt. Thơ Thanh Tâm Tuyền không dễ phổ thành nhạc.
Như những tiếng cầu xin cứu vớt linh hồn chúng tôi / ngoài khơi bí mật đến tự một con tàu biển; / qua những mảnh danh từ dệt nên hồn mầu nhiệm / em vẫn chỉ là tóc mây cổ nõn và môi./ Sau áo len danh từ là thế giới xa vời, / là đêm không trăng sao là trùng dương thăm thẳm; / qua những chuỗi ngọc cười, em vui nước mất đẫm / vai anh, em buồn. Đêm hồn anh dài không nguôi.
Phiến đá là một vầng trán nơi những giấc mơ hiền than thở/ Không một dòng nước uốn quanh và những cây tùng bách giá băng / Phiến đá là một cánh vai trần để chở đi thời gian / Với những cây nước mắt những dải băng và những tinh cầu / Tôi đã thấy những trận mưa xám chạy dài theo những đợt sóng / Giơ cao lên những cánh tay ngọt ngào lỗ chỗ / Để không cho phiến đá duỗi dài với được / Phiến đá chặt tay chân ra thành từng mảnh mà không thèm hút máu
Cung Tiến là một tên tuổi lớn của âm nhac Việt Nam, nhưng ông cũng là một tác giả có nhiều đóng góp vào hai mươi năm văn học miền Nam và văn học hải ngoại. Vào những thập niên 1950 và 1960, với bút hiệu Thạch Chương, Ông đã sáng tác, nhận định và phê bình văn học, cũng như dịch thuật, cho các tạp chí Sáng Tạo, Quan điểm, và Văn. Hai trong số các truyện ngắn ông dịch và xuất bản ở Việt Nam là cuốn Hồi ký Viết Dưới Hầm của Dostoievsky và cuốn Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn. Mời đọc lại một bài viết về Hermann Hesse của Thạch Chương, tức nhạc sĩ Cung Tiến.
Thoa đứng tỳ tay và cằm trên lan can ngó xuống đường. Một con phố đông về chiều đã hết nắng. Trời chạng vạng. Các cửa tiệm đã lên đèn néon đỏ, xanh lá cây, rất lõa lồ, mời mọc và bẩn thỉu: những quán rượu. Dưới hè đường mấy đứa bé đánh giầy đang ngồi chơi cờ carô trên ô gạch, bằng phấn trắng, yên lặng như những ông già. Mấy người lính Mỹ bước vội vã vào mấy quán rượu. Những tên quán rượu ngồ ngộ và lạ lùng: Blue Moon, Starlight, Princess, San Francisco.
Nhạc sĩ Cung Tiến sinh ngày 2.11.1938, tên thật là Cung Thúc Tiến. Ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Cụ thân sinh của Cung Tiến là một nhà thơ, một nhà cách mạng của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Trong gia đình Cung Tiến không có ai theo con đường âm nhạc, nhưng ông lại đam mê âm nhạc từ nhỏ. Cung Tiến bắt đầu sinh hoạt văn nghệ từ thời còn là học sinh tiểu học, đi học hát trong nhà thờ, hát trong các ca đoàn Công giáo và được giao điều khiển ban hợp ca của các trường khi lên tới trung học.
Lúc ấy nhân duyên đưa đẩy, tôi được biết đến bài Vết Chim Bay của ông và xin phép ông cho tôi thu âm bài đó vào CD. Ông chắc cũng chưa nghe tôi hát bao giờ, nhưng cũng cho phép, mà cũng không nhận tiền bản quyền, lại còn cho tôi cả bản hòa âm phối khí dàn nhạc của ông cho tôi sử dụng nữa! Khi tôi đưa bài cho Duy Cường làm theo hòa âm phối khí của Cung Tiến thì Cường “kêu” là mất công lắm. Thường thì các nhạc sĩ Việt Nam viết ca khúc chỉ viết giai điệu thôi, có thể viết thêm những hợp âm cho bài hát, nhưng rất ít người viết soạn hòa âm hay phối khí cụ cho bài hát của mình. Do đó, các nhạc sĩ hòa âm tha hồ muốn hòa âm phối khí sao cũng xong và có thể làm rất nhanh. May thì hay, nhưng nhiều khi nghe không có gì đặc biệt cả và có khi còn chói tai nữa. Duy Cường là một người hòa âm hay, nhưng theo tôi, bài Vết Chim Bay phải dùng hòa âm của Cung Tiến mới đạt! Duy Cường phải đánh vào máy từng phần của các nhạc khí từ tổng phổ ông Cung Tiến cho, để cho vào “synthesizer” và đưa cho các nh
Từ ngày Du đột nhiên mất tích đến nay, Viễn không còn khái niệm về thời gian. Bao nhiêu năm tháng đã trôi qua, cô không còn quan tâm… Bởi Viễn đã dồn tất cả tâm sức cho cuộc tìm kiếm. Cuộc kiếm tìm mà ai cũng cho là điên rồ, vô vọng. Nhưng Viễn thì không bao giờ, không bao giờ ngừng hi vọng… Viễn đã tìm Du bằng mọi cách. Nhưng Du cứ như người từ hành tinh nào đến rồi biến mất, không hề để lại chút dấu vết!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.