Hôm nay,  

Thế hệ đổ vỡ và dang dở

16/06/202321:50:00(Xem: 4294)
Tùy bút

ARVN 1

Tháng Sáu mọi người sửa soạn chào đón Ngày Father’s Day, Ngày Của Cha.  Công Cha như Núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!
    Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. Hình ảnh “núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên mới có thể so sánh. Công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để có thể phần nào bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ. Bao bút mực đã viết về Tình Cha, câu tục ngữ “Con không Cha như nhà không nóc”đã nói lên sự tối quan trọng của người Cha trong gia đình. Trong cuộc chiến Ba Mươi Năm 1945-1975 bao oan khiên, máu và nước mắt, bao triệu người đã khổ đau mất Cha. Xin hết lòng tri ân những người Cha, người Chồng, người Anh, người Em và gia đình họ đã hy sinh bảo vệ cho chính nghĩa.
    Bút mực nào viết hết cho được về những oan khiên, đau khổ  đã xẩy ra cho thế hệ của chúng tôi, thế hệ ở vào tuổi trên 60 tuổi trở lên, thế hệ chịu bao nhiêu hậu quả Đổ Vỡ và Dang Dở của cuộc chiến Ba Mươi Năm 1945-1975. Xin kể lại một thí dụ nhỏ về Đổ Vỡ và Dang Dở, Lễ Tốt Nghiệp mùa Hè năm 1974 của các sinh viên khoá 1971-1974, Ban Sử Địa Đại Học Sư Phạm Saigon. Lễ Tốt Nghiệp được đặt tên là Trao Hành Trang,  với bao ước nguyện của các sinh viên tốt nghiệp là các vị thày tương lai sẽ đạt dược nguyện vọng Lương Sư Hưng Quốc. Sau Biến Cố 30/4/1975, nguyện vọng chỉ còn là vô vọng mà thôi! Các Thày Cô tốt nghiệp nay đã ở tuổi thất thập cổ lai hy.
    Từ đầu tháng Sáu, thấy tôi nước mắt nhạt nhòe đọc đi đọc lại tin buồn về một vị y sĩ Thủy Quân Lục Chiến, Anh Tr. X. Dũng vừa mới vĩnh viễn ra đi, Anh Dũng là anh ruột của T. Vi, cô bạn tuổi thơ của tôi. Nhà Tôi bảo tôi đừng khóc nữa Vân, em biết thế hệ chúng ta là thế hệ Đổ Vỡ và Dang Dở mà! T. Vi có hai người Anh trai, họ mất Mẹ rất sớm, khi người Anh lớn tuổi lên 10, hai Anh trai của T. Vi đều là hai Y Sĩ nổi tiếng. T. Vi rất nhỏ khi mất Mẹ nhưng T. Vi, thuyền nhân tị nạn, là người rất gỉỏi giang, rất chịu khó, đi làm cả đời một việc toàn thời gian và một việc bán thời gian và hết sức lo săn sóc, bảo trợ cho nhiều người.  Xin mạn phép chép lại lời của Anh Đặng Kh. Khánh, rất thân với chúng tôi và cũng thân quen với gia đình T. Vi, đã viết cho tôi khi tôi báo tin buồn “... rất bàng hoàng vì chúng ta đã mất một nhà đấu tranh đầy nhiệt huyết...”  Anh Tr. X. Dũng là tác giả tác phẩm Văn Hóa Quân Đội, ngoài ra Anh Tr. X, Dũng còn làm thơ rất hay nữa. Xin mạn phép chép lại bài viết của Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Liên Bang Úc Châu:

 

Bài Xướng: Sống Chẳng Còn Quê

 

Nghe chó sủa khuya, thấy não nề
Nhắc đời đất khách kéo lê thê
Ta vì thảm họa miền Nam mất
Sống chẳng còn quê, thác chẳng về. 

 

Bài Họa: Thác Sẽ Về

Dù trải phong ba, giữ lấy nề
Tài, Tâm, Đức, Tuệ , có Hiền Thê
Quốc Gia, Chính Nghĩa : Không hề mất
Sinh dẫu tha hương : Thác sẽ về

Sinh dẫu tha hương : Thác sẽ về
Thăm từ làng mạc đến sơn khê
Thăm Sài Gòn với Kinh Nhiêu Lộc
Thăm Tiếc Thương : Ngồi đấy lạnh tê

Thăm Tiếc Thương : Ngồi đấy lạnh tê
Bao ngàn Chiến Sĩ vẹn câu thề
Hy sinh xương máu cho hồn nước
Thân xác bao lần gối ruộng, đê

Thân xác bao lần gối ruộng, đê
Tinh thần chiến đấu vẫn đam mê
Ta vì Tổ Quốc, vì Dân Việt
Lưu lạc muôn trùng, vẫn nhớ quê

Lưu lạc muôn trùng, vẫn nhớ quê
Rồi đây vận nước: Khắp nơi nghe
Độc Tài Cộng Sản không còn nữa
Toàn thể dân ta sẽ họp về

(Đức Hùng, Sydney, Úc Châu, 27/08/2018)

 

Viết tới đây lại ngậm ngùi nghĩ tới bài hát của Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh và xin chép lại vài câu trong bài hát thay cho kết luận:

 

Anh không chết đâu anh, người anh hùng mủ đỏ tên Đương
Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu
Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau
Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi…

 

 – Khánh Vân

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nhớ dạo còn nhỏ, ba tôi thường hay kể về chuyện “chạy giặc” cho anh em tôi nghe. Đại khái là vào những năm 1944-1945 ở Đà Lạt cũng rơi vào tình trang chiến tranh như mọi nơi khi sự hiện diện của hai quân đội Pháp lẫn Nhật trên mảnh đất Hoàng Triều Cương Thổ của nhà Nguyễn...
Thơ về Tháng Tư của hai thi sĩ Nguyễn Hàn Chung & Trần Yên Hòa.
Tôi không phải cậu trai học giỏi nên mãi đến năm mười ba tuổi tôi mới thi đậu vào trường Bưởi. Tôi thi đậu nhờ bố tôi chạy chọt nhờ vả người quen, chứ sức tôi thì tôi biết mình chẳng bao giờ được vào học cái trường trung học danh tiếng ấy...
Án Tử (Án Anh) là Tướng quốc của nước Tề thời Đông Châu. Ông người thấp nhỏ nhưng trí óc cực kỳ thông minh, đầy mưu lược. Người đánh xe cho ông lại là một người cao lớn, dềnh dàng. Anh này rất hãnh diện vì được làm công việc đánh xe cho vị Tướng quốc tài giỏi này. Thường ngày anh ta hay cầm ngọn roi ngựa trên tay, đi đâu cũng hò hét nạt nộ om sòm...
Chiều nay, Vinh ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố. Đường từ nhà đến trường tiểu học, nơi được chọn làm địa điểm hội họp, phải đi qua chợ Tròn. Quận lỵ nhỏ bé này có hai cái chợ không có tên, để phân biệt người ta gọi là chợ cũ và chợ mới, hay theo hình dạng là chợ dài và chợ tròn. Hai cái tên sau được ưa chuộng hơn nên lâu ngày thành tên chính thức. Chợ Tròn, là một phần của cư xá nhân viên nhà máy, được xây cất hình tròn với mái che vành khăn bằng bê tông rất đẹp, có bán gần đầy đủ các thứ cho nhu cầu ăn uống và tiêu dùng hàng ngày. Chợ tuy nhỏ nhưng nằm ở vị trí thuận tiện, chung quanh là đất trống rộng rãi, phố xá khang trang nên sinh hoạt có phần thịnh hơn chợ dài nằm trên liên tỉnh lộ, cách đó chỉ hơn một cây số.
Ngày 30 tháng 4 lại đến gần, chúng ta lại được đọc những câu chuyện kể hay được viết lại về những chuyến vượt biển hiểm nguy đi tìm cái sống trong cái chết. Những hình ảnh đau thương lại tràn về trong tâm khảm của những thuyền nhân như chúng ta. Riêng tôi, ngoài những lo sợ, những kinh hoàng bị bắn, bị rượt đuổi, tôi xin viết lại một câu chuyện buồn mà vẫn phải… cười, gọi nôm na là chuyện buồn cười...
Thơ tháng Tư của hai thi sĩ: Trần Hoàng Vy & Lê Minh Hiền
Mùa lễ Phục Sinh, đám con nít gặp nhau ở nhà ông bà Ngoại, vui mừng tở mở. Đêm nào chúng cũng thức khuya lắc, khuya lơ. Sáng dậy trưa trật, trưa trờ. Mở mắt, mở miệng, như bầy tằm ăn rỗi...
Tôi vừa nhận được thư con gái báo cháu trai ngoại của tôi sẽ dự lễ tốt nghiệp đại học vào tháng sáu, mời mẹ và bố dượng về tiểu bang Cali dự lễ, con sẽ mua vé máy bay và bố mẹ sẽ về nhà con ở hai tuần chơi với cháu trước khi cháu tiếp tục đi học xa. Cầm trong tay tấm thiệp mời màu xanh lá cây nhạt, mắt tôi nhòa lệ nhìn hình cháu trai hai mươi bốn tuổi trong y phục sinh viên tốt nghiệp...
Thơ của ba thi sĩ: Thy An, Trần Yên Hòa & Quảng Tánh Trần Cầm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.