Hôm nay,  

Từ Bùi Huy Tín tới Bùi Bích Hà

18/03/202311:11:00(Xem: 2837)
Tùy bút

altar 

(Gửi Bùi Bích Hà với lòng thương nhớ)

 

Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách "Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).

 

Cuốn sách dày trên 280 trang, gồm 6 chương và phần phụ lục, do NXB Hồng Đức ấn hành. Ngoài tiểu sử của nhân vật Bùi Huy Tín (1875-1963), cuốn sách dành nhiều trang viết về tờ báo “Thực nghiệp Dân báo” và tờ “Tràng An báo”.

 

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cuốn sách thoả mãn những người quan tâm khi được tiếp cận với một trữ lượng phong phú những hiểu biết về nhân vật Bùi Huy Tín so với những gì đã có.

 

Cụ Bùi Huy Tín là thân sinh của nhà văn Bùi Bích Hà, một người đã nổi tiếng trong làng văn và làng báo Việt Nam tại California.

 

Là một bạn thân của nhà văn Bùi Bích Hà, tôi không ngạc nhiên với nội dung cuốn sách,vì tôi được nghe rất nhiều lần về những câu chuyện của gia đình chị và thời thơ ấu của chị ở Huế. Chị cũng cho tôi biết việc đang tiến hành của cuốn sách về Phụ Thân chị.

 

Dù ở hai tiểu bang cách nhau hơn 2 tiếng đường bay, nhưng chúng tôi vẫn thu xếp gặp nhau đôi, ba tháng một lần và nói điện thoại, điện thư cho nhau mỗi ngày. Gặp nhau, mỗi khi vào giường chúng tôi hay nói cho nhau nghe chuyện riêng tư cũng như chuyện gia đình. Chuyện thời trẻ, chuyện đang bước vào tuổi già…

 

Chúng tôi hiểu về nhau như người nhìn xuống đường chỉ trong lòng bàn tay chính mình.

Chuyện của chị là những câu chuyện rất đặc biệt: Từ người Cha uyên bác, giầu có, làm bao nhiêu việc công ích cho xã hội, tới những người Mẹ (ngoài Mẹ ruột và ba người nữa mà chị gọi bằng Mẹ). Tôi hay nhắc chị: Bích Hà, viết về Mẹ ruột của chị đi, viết nguyên một cuốn sách về Cụ đi.Chị có viết đấy chứ, trong những bài viết và những truyện ngắn, kể lại những câu chuyện,những kỷ niệm thời thơ dại, thời trưởng thành, chuyện của Mẹ ruột mình. Hạnh phúc và bất hạnh của Mẹ chị, chị không giấu điều gì cả.

 

Chị có nói với tôi là chị có viết một cuốn sách riêng cho Mẹ, nhưng tôi biết sau này chị ngưng lại vì chị lo cung cấp những chi tiết cho cuốn sách của người Cha cho người bạn học của chị là anh Trần Viết Ngạc.

 

Bùi Bích Hà được thừa hưởng trí thông minh của cha nên chị rất tháo vát trong những việc xã hội và truyền thông. Chị viết văn từ thời trung học, nên không ngạc nhiên khi trưởng thành, chị vừa là Nhà Văn, chị còn làm Báo, làm radio và truyền hình. Lãnh vực nào chị cũng thành công xuất sắc. Ở quận Cam, California, rất nhiều người biết đến tên chị.Ở trong nhà hàng, hay ngoài phố đông người, chỉ nghe giọng nói của chị cất lên, là có người chạy tới hỏi ngay: Có phải chị là chị Bùi Bích Hà không ạ.

 

Chị mất đi để lại nhiều thương tiếc cho những người quý mến chị và để lại cho tôi một khoảng trống…rót bao nhiêu bài Thơ vào cũng không lấp được. Tôi tin rằng ở thế giới xa xăm nào đó chị đang rất hài lòng về cuốn sách về Thân Phụ chị, cuối cùng đã hoàn thành tốt đẹp.

 

Cám ơn GS Trần Viết Ngạc.

 

– Trần Mộng Tú

(16 tháng 3 năm 2023)

 

* Trần Viết Ngạc nguyên là giảng viên Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm – Đại học Huế.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi để ý đến hắn, không phải vì cái tên với cái họ “lạ”, họ Mai. Cũng chẳng phải vì hắn là công tử con nhà giàu. Nghe nói ba hắn đi qua Mỹ từ ngày chạy loạn 30/4, nên cuộc sống mấy mẹ con rất ung dung khá giả. Mới học lớp 6 thôi, mà hắn đi học mặc quần tây áo sơ mi “đóng thùng” chỉnh tề, mang giày xăng-đan, tay còn đeo chiếc đồng hồ nữa cơ...
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Một buổi trưa chan hòa ánh nắng trong vắt như thủy tinh của một ngày nắng ấm cuối đông, chớm bước sang xuân. Cảnh vật như bừng sáng dậy sau những ngày u ám. Tôi và Thi ngồi bên nhau tại một nơi vắng vẻ trong khu vườn sau nhà, dưới tàn cây mít, gần bên chiếc cầu ao soi bóng lung linh trên mặt nước đang gợn sóng lăn tăn...
Tôi có một người anh cá tính hoang nghịch trổ trời mà lên. Từ nhỏ, thích trèo cây trong vườn. Có bữa leo phải cành ổi giòn bị gãy, thế là anh rớt xuống nghe uỵch một cái như trái mít rụng. Anh đau điếng cảm giác rêm ram cả mạnh sườn...
Hồi ở trại tỵ nạn Thailand, tôi có lúc đã quay cuồng “chạy sô” đi học 4 thứ tiếng.
Thơ của hai thi sĩ Thy An & Lê Minh Hiền
Nhận được bài thơ của người bạn Phạm Xuân Tích, tôi thấy bài thơ của ông bạn khá độc đáo và lý thú, tôi mạo muội viết lại sao y bản chính – cả hai bản tiếng Pháp và bản dịch tiếng Việt cũng của ông ấy, để hầu các vị đọc cho vui...
Mấy hôm nay có những cơn mưa kèm theo gió mạnh buổi chiều kéo dài đến khuya, báo hiệu sắp hết mùa Hè. Tôi lại nhớ tuổi trẻ của mình những năm đầu “lập nghiệp” vào mùa tựu trường...
Nói về "giàu nghèo" là nói về một vấn đề rất tế nhị bởi vì nó đụng đến đồng tiền. Mà đồng tiền luôn luôn có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu. Nhưng đó là điều cần phải làm vì mấy ai có thể nói mình biết quản lý tốt đồng tiền...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.