QuanSteele 1
Bản vẽ của họa sĩ Quan Steele.



NGUYỄN QUỐC THÁI

 

 

Bài Tháng Hai . 23

 

Ôm nhau gạt nước mắt

Gặp lại biết bao giờ

Ủ vội nhau hơi ấm

Đủ nghẹn một câu thơ

 

Câu thơ trừng mắt ngó

Sao không hôn giập môi

Sao không ôm nát ngực

Sao mơ ước tả tơi

 

Sao sum vầy ngơ ngác

Nhớ thổi khô môi người

Thôi, kéo cao cổ áo

Từ Nhã Hải Bình… ơi.

 

– Nguyễn Quốc Thái

(Trên ANA NH5 về lại Sài Gòn, 26.2.2023)

 

*

 

NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH

 

 

tháng năm là mng đang đi


1.

Tháng năm là mộng đang đi
Thời gian rót lại một thì thầm xưa
Mùa đông khép nép dạ thưa
Cành xuân tơ ngó đã vừa đơm hoa
Vòng tay mở rất quê nhà
Trông lên đôi mắt đã là quê hương

 

2.

Già thêm một tuổi đất tròn

Nghe con gió vẫn ngọn nguồn ban sơ

Tháng năm, câu chuyện tình cờ,

Mỗi bình minh lại tinh mơ mặt trời
Con sơn ca hót nên lời

Đóa hướng dương nở mặt người bước đi

 

3.

Lang thang cõi mộng đôi khi

Lọt vào một chút yêu vì nhân gian

Tháng năm. Du hí tình tang

Chiêm bao. Vướng sợi tơ vàng mùa xuân

Chân này bước nọ lần khân

Ô con đường mộng đã vân vi đời…

 

 

Phía bên kia

 

1.

Soi gương thảng thốt mặt mày

Mở hai con mắt không đầy được tôi

Thốt lên ngọng nghịu những lời

Bóng trong gương hỏi, tiếng người đó chăng?

 

Soi gương tìm nửa vầng trăng

Gương nhòa một bóng đêm, giăng bẫy người

Có đem theo được nụ cười

Đi qua bóng tối để trời sáng trăng?

 

2.

Soi đêm. Òa vỡ trước sau
Rơi chan chứa để nỗi sầu nhẹ tênh
Nhân gian người ngợm linh tinh
Theo nhau đổ xuống u minh cõi này

Soi đêm thấy nỗi mặt mày
Hỏi thăm đường chỉ trên tay lối về…
Thảy vào cùng tận đêm khuya
Những đa đoan những mộng mê một đời


 

Soi im lặng cõi trùng khơi

Rắt reo vực thẳm. Đâu lời tìm nhau

Bao trời bấy đất sắc mầu

Rất nhanh thôi. Một cành lau dịu dàng

 

Gối đầu trên giấc mơ tan

Vô cùng là nỗi hân hoan hẹn thề

Cứ đi. Là gặp một về

Nguồn thăm thẳm réo cận kề vô chung

 

3.

Soi đêm. Bóng hút hình sâu
Mắt kia nhìn nọ, lạ nhau mặt người
Bật lên thành tiếng đười ươi
Tàn hơi giễu một âm cười bon chen

Soi đời. Bóng tối ngòm đen
Vực lên con mắt mà lèn xanh cao
Chút đêm cười rất ngọt ngào
Thốt ta tiếng nói xin chào phôi pha

Mộng tròn nở một bông hoa
Đứt lìa cuống rún khóc òa sơ sinh
Lần theo tiếng hót bình minh
Nghe trong nắng vỡ một hình như. Quen


Mặt mừng tay bắt gọi tên

Ánh gương sắc lẻm. Nhớ quên. Chia lìa

Thì rồi mai nọ mốt kia

Đem hình vá bóng sợ gì một-hai

 

– Nguyễn Thị Khánh Minh

 

*

 

LƯU DIỆU VÂN

 

 

đồng vị

 

những bán kính mi cong mặt trời

xốn xang quanh 4000 đơn vị mắt

cảnh giác hai ta sức hủy diệt khốc liệt

của chỉ một thời khắc quyết liệt rũ bỏ tất cả

không có giai đoạn an toàn trong những chu kỳ

quan hệ bê trễ

em tỉa cái nóng mỏng tanh thành những đường

chân mày nhíu nhẹ

buộc đuôi sam ngày lam hương đất bỏng

cởi nút hàng nắng bùng sáng đủ làm hoa lý trí

anh não nùng cắn góc căng khoảng lặng nơi vòng eo

trũng chẻ ba

nhè nhẹ trên từng vùng da thắt đắng

quỳ gối em thốc ra hết những cái lắc đầu

không phụ thuộc vào sự kiêu ngạo hay nỗi đau nào

anh có còn chờ gỡ những lời riêng em kiễng chân

vất vả móc

trên rào gai thiết lập từ cái họ ghép tua tủa nhập nhằng

òa vỡ mở lòng tựa quả trứng vừa thoát màng

còn dây dưa luồng gân bóng tối ẩm ấm…

cái nhìn nhau lần cuối bóc tróc thái độ dửng dưng

lộ rõ những chiếc vảy đồng vị li ti

rồi ai sẽ nộp mình đổi toàn quyền điều khiển

đối phương

 

 

công nghệ nỗi buồn

 

từ lúc nào

những cái đốt vênh váo mọc hả hê lên sự bằng

phẳng

bề thế

của bao năm tháng

căng duỗi

những thách thức chữ chi

bắt nguồn chữ sĩ

những chênh vênh dự tính

nền móng định hình

những lúng túng thoạt đầu

chứng thư chung điểm tựa

lén lút vẫn chen thân

anh treo bảng cấm vào

tay kia đưa chìa khóa

cấu trúc chuẩn mức bắt đầu nổi nếp nhăn

nỗi buồn thắt gút quặn lòng dạ

nỗi buồn căng phồng chùng góc tim

nỗi buồn khan tiếng

nỗi buồn cuộn đêm cuốn bóng bồn chồn

em không thiên tài giải trí

gỡ rối nỗi buồn

gạt bỏ thị phi

dễ dàng như các nàng vũ công thoát y Thái

kéo sợi dây thừng thô nhám khỏi cửa mình

theo khúc nhạc giả lả

ám sát nỗi buồn bằng mũi tên bắn ra từ vùng kín

theo nhịp vỗ tay khán giả

thiêu cháy nỗi buồn bằng đầu lửa đỏ mồi bằng âm hộ

theo tràng ồ kinh ngạc

quẳng nỗi buồn nhẹ tênh

như tờ bạc lẻ trong rổ tre

“tip for the ladies”

hạ màn đầy đe dọa

tống tiễn nỗi buồn

một công nghệ em vẫn còn nhiều hạn chế

 

*

 

TRẦN HẠ VI

 

Mười bốn năm

Mười bốn năm dồn lại một ngày
Có những chuyện tình cát trắng chảy qua tay

Anh vẫn vậy tất bật trả vay
Gia đình hạnh phúc hai tình yêu chung thủy

Em bây giờ như đã thành người lạ
Một tách thành hai thêm cả mấy phần

Ly cà phê đêm lạ lẫm
Bên tiếng thở đều đều ánh đèn vàng dìu dịu

Em bước vào thế giới ảo
Mộng mơ nhiều dằn vặt lắm ưu tư

Khuấy đều muỗng phân vân
Tình yêu xưa em bảo thật thì là thật
Bảo không thì là không

Chừng ấy là bao nhiêu năm
Con còng gió còn xây nhà trên cát trắng?

 

Ở cui si dây thng

Ở cuối sợi dây thừng
At the end of my rope
Em không còn muốn cố gắng
Em đã buông tay
Mười ngày nay

Vì cớ gì anh gọi em ngược về
Vì cớ gì anh nhớ em
Vì cớ gì anh buồn
Hay em hoài tưởng tượng

Để làm chi
Để làm chi
Chúng ta đã định phải phân ly
Phải chết đi
nhạt nhoà chìm vào dĩ vãng
Cơn nhức đầu thần giao cách cảm
điên loạn
ngập ngụa nước mắt
hai giờ
Rồi mệt đến mềm người
Được dỗ yên bằng những bài thơ
buồn buồn
tưởng nhớ

Anh bảo thơ em không có thiên nhiên
Em cần hoa lá làm gì
Chúng ta là cây cỏ
Chúng ta có cách cảm thần giao
Em có khả năng tạo nên thế giới
chỉ bằng suy nghĩ của mình

Chúng ta cần thiên nhiên để làm gì
Em vượt sáu ngàn cây số đường bay
Ôm về một cơn bệnh kéo dài
Và vòng tay trống rỗng

Em biết tại sao anh cần xe đạp
Uốn lượn công viên cảng thật dài
Dãy tường vi vươn lên hôn hồng nắng mai

Em không đủ sức đạp xe
Em không cần thiên nhiên
Vì chúng ta là cây cỏ

Trống đánh ngày xưa
Em bước chân xuống thuyền
Con thuyền hiện đại ngày nay
Chiếc seabus rẽ sóng rời bến
Lonsdale Quay

Một đầu dây thừng rời ra
Ở cuối sợi dây thừng
Ở cuối sợi dây thừng
tối sẫm
chìm dần
chìm dần

Trần Hạ Vi

 

*

 

TRẦN HOÀNG VY

 

Lục bát mùa xa...

 

1.
Thôi mình xuống núi ra sông
Dắt nhau đến chỗ người không có người
Vắt theo mây gió nụ cười
Bàn chân chạm biển sóng mười phương reo...

 

2.
Một hôm tịnh giữa phồn hoa
Chợ phiên náo nhiệt vỡ òa nắng trưa
Hồn nhiên túi xách rau dưa
Hồn thiêm thiếp giữa khói đưa... cơm sườn!

 

3.
Rót ngày vào tách cà phê
Hình như ta đợi ta về rất lâu
Uống chiều. Uống mắt em nâu
Quanh ta lững thững khói đầu thuốc bay?

 

4.
Đêm nay rượu uống không say
Có trăng làm bạn. Nhớ ngày đã xa
Giật mình ly rượu sương sa
Uống sương, trăng nép sau tà áo khuya...

 

5.
Gió đưa hương thuở nhân tình
Mùa theo sau gót hài mình vu vơ
Đêm dài vẽ mộng bằng thơ
Ướp hương hoa gối giấc mơ học trò.

 

6.
Về ngang trường cũ ve ran
Cháy bông phượng đỏ đôi hàng hiên xanh
Từ ngày mình gọi... em, anh
Tiếng ve xưa bỗng hóa thành chiêm bao...

 

7.
Một ngày mây xuống suối chơi
Cứ trôi, cứ tắm, cứ bơi lững lờ
Em đang rửa mặt trên bờ
Tưởng mây viễn xứ bất ngờ về thăm!

 

8.
Hiên gầy nở đóa hoa ngâu
Có người hàng xóm lâu lâu về nhà
Hái hoa ngâu ướp tẩm trà
Ai xui ngọn gió hương trà sang thăm?

 

9.
Tha hương thuở tóc... miểng dừa
Thanh xuân bám rễ chân chưa quay về
Giật mình. Sợi tóc nhớ quê
Vương mây khói cũ trắng lê thê buồn!

 

10.
Phía sau núi mộng là quê
Sông thơ ấu cũ vụng về là ta
Mẹ cha ở phía mây xa
Ngày dâng hương nhớ cơm nhà đoàn viên!

 

 

Chủ nhật buồn…

 

Mình ta,

Với chủ nhật buồn…

Câu kinh khép lại,

Lời suông xa vời

 

Giọt cà phê đắng

Ngừng rơi

Bàn tay khuấy

Biết cuộc đời

Ngọt hơn?

 

 

Sông trưa

 

Sông trưa,
Ngày nắng
Sóng lim dim.
Tưởng ấu thơ về
Bên cánh sim

 

Ta khỏa vào gương
Lên bóng nước
Giật mình,
Thả rớt
Một tiếng chim?

 

Sông trưa,
Ngồi nhớ
Đôi mắt ướt
Tóc mùa sen
Độ biếc dậy thì

 

Em thuở mười lăm
Còn thắt bím
Nắng hồng trưa
Sông ước mơ gì?

 

Ngày cứ lên trưa,
Sông lay phay
Ta hồn nhiên
Đón gió phiêu bay

 

Mắt tím lục bình
Mười năm ngó
Sông dại khờ
Trưa ngủ
Không hay…

 

– Trn Hoàng Vy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không hiểu lý do nào ông bà Hai lấy tên Hụi để đặt cho con mình. Lúc còn nhỏ, Hụi trông khôi ngô sáng sủa lắm. Hụi lại ít bị bệnh hoạn và rất chóng lớn. Năm lên bốn tuổi, Hụi đã lớn kịp anh ruột mình là Hùng, lớn hơn Hụi hai tuổi. Hai anh em cũng ham chơi, cũng nghịch ngợm như bao trẻ con cùng trang lứa trong vùng...
Thật ra, cho đến ngày "tan hàng" khăn gói đi tù, Nhạc chưa có một căn nhà cho vợ con chui ra, chui vào. Là một sĩ quan ở đơn vị tác chiến, anh chẳng có phương tiện gì để làm ra tiền, ngoài một đám lính chỉ biết bóp cò, gài mìn và hô xung phong, khi đụng trận. Với số lương trung úy, cộng thêm một vợ, ba con, được khoảng bốn chục ngàn đồng một tháng, mà tiền để xây hay mua một căn nhà nho nhỏ cũng gần hơn triệu bạc, nên Nhạc cứ khất đi, khất lại hoài, với Hậu...
Như đã có lần thổ lộ với anh: Đại khái là tôi được thả ra từ trại tù cải tạo vào cuối năm 1981, một mình về tạm trú tại căn nhà trong khu Thanh Đa, quận Bình Thạnh. Căn nhà này vốn được cho phép mua hồi bố tôi làm đốc công của Tổng Cục Gia Cư trước Bẩy Lăm. Ở tạm là vì đã có sẵn giấy báo là phải thu xếp ngay để đi vùng kinh tế mới ở nông trường Phước Bình, Phước Long. Vợ con vốn trước đấy, trong thời gian tôi ở tù, đã phải co cụm lại mới mong sống còn, rúm ró về cư ngụ nhà mẹ vợ; mình tôi vác xác đi kinh tế mới.
Sự trân quý đối với nghệ thuật đã giúp Lê Văn Khoa có cái nhìn tích cực, cầu toàn trong quá trình sáng tạo của ông, và xuất phát từ đấy những hoài bão ông ôm ấp từ thuở thiếu thời. Ông có nhiều hoài bão. Riêng bên lĩnh vực âm nhạc, nó là một giấc mơ, giấc mơ làm thế nào nhạc Việt có thể đi sâu vào dòng chính của âm nhạc thế giới, làm thế nào nhạc Việt vang vọng – và lấp lánh qua đó là bản sắc văn hóa Việt – từ các đại thính đường trang trọng khắp nơi...
Người Việt bị người Tàu đô hộ hàng ngàn năm, các triều đại phong kiến Tàu ra sức hủy diệt văn hóa Việt, đồng hóa người Việt, sáp nhập đất Việt vào đất Tàu. Lịch sử cho thấy họ không thể làm được việc đó. Người Việt vẫn giữ được nước và bản sắc văn hóa riêng của mình, tuy nhiên bị ảnh hưởng nặng nề về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, tư tưởng, thể chế chính trị…
Thơ của hai thi sĩ Nguyễn Hàn Chung & Quảng Tánh Trần Cầm...
An lớn lên bên cạnh mẹ từ tấm bé, đến khi có trí khôn hiểu biết em cũng chỉ thấy có mẹ. Em không thắc mắc dù trên khai sinh của em tên cha là vô danh. Một đôi lần hiếm hoi lúc mẹ con gần khít bên nhau, rảnh rang như đi hè, ngồi trên bãi biển, trời cao gió mát, biển mênh mông, An vô tình hỏi mẹ vô danh là gì? Mẹ trả lời là không có tên, rồi mẹ cũng giải thích thêm là, ba đi buôn bán xa, tận ngoài Bắc hay đâu đó, bên tàu bên tây, đi lâu quá là lâu rồi, cũng quên liên lạc về nhà nên phải khai như vậy, đặng con có giấy khai sinh đi học...
Ngôn ngữ táo bạo, ý tưởng phóng túng, một thi pháp mới lạ luôn luôn tìm tòi sáng tạo. Đó là thơ Lưu Diệu Vân. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Thỉnh thoảng, tôi vẫn hồi tưởng lại thời gian hai năm dịch Covid hoành hành, chuyện khẩu trang, cách ly, hand sanitizers, vaccine Pfizer, Astrazeneca... đặng mai mốt còn kể lại cho đám cháu chắt nghe. Chúng sẽ không thể tưởng tượng nổi những cảm xúc mà chúng ta đã trải qua, lo lắng, buồn phiền, âu sầu với những hệ lụy còn kéo dài sau đó. Nhưng hôm nay tôi xin nhớ lại chuyện vui, dẫu sao cũng là chút “điểm sáng vui vẻ” trong những tháng ngày u ám đó...
Chúng tôi rời toà nhà “Tuyên Bố Độc Lập” để đến Quảng Trường Lịch Sử xem chiếc Chuông Tự Do (Liberty Bell) nổi tiếng. “Chuông Tự Do” với đường nứt của nó đã dính liền với nhiều biến cố lịch sử. Những câu chuyện về chuông đôi khi đã trở thành huyền thoại rất nhiều thú vị và cũng đã gây nhiều tranh cãi. Một điều chính yếu mà mọi người công dân Hoa Kỳ không ai chối bỏ và hãnh diện, đó là: “Chuông Tự Do” là một biểu tượng của nền độc lập Hoa Kỳ...
300x250_CTA-Vietnamese-NguoiViet
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.