Thơ Trần Hạ Vi

12/03/202309:01:00(Xem: 946)
DTChinh_2
Tranh Đinh Trường Chinh.



TÌNH TỰ ĐÊM

Đêm thánh thiện nhuộm màu sương ân điển
Bến mê xa gãy đổ ngón tay người
Ta vẫn đếm từng ngày dần quán trọ
Vun xới đời trồng tưới tưới mảnh vui

Đêm thao thiết đêm nhung mềm khép mắt
Dáng em ngoan mái tóc gối lên ngày
Và sương đến phủ mờ tình chăn chiếu
Nét môi cười biển ấy cưới tàn phai

Đêm nhặt nhạnh đêm nghiêng mình trống vắng
Đến tàn mai vẫn nhớ gọi tên người
Một đôi lần một đôi lần lơi lả
Bẽn lẽn hờn nguyệt quế khóc lả lơi

Cánh môi nhỏ non hơn vầng trăng khuyết
Một sợi mờ rủ bóng xuống trăm năm


GIẤU

Mẹ giấu gì trong tim đỏ
Để con hồng ửng giấc mơ
Sương tuyết mái đầu nhắc nhở
Mẹ yêu con mãi đến giờ

Biển giấu yên bình trong bão
Sóng xa như mắt mẹ hiền
Thuyền chở một đời cơm áo
Gục đầu lòng mẹ triền miên

Sông giấu vào lòng thổn thức
Mặt xanh phẳng lặng hiền hòa
Mẹ giấu trăm ngàn niềm nỗi
Quay đi… cúi mặt... lệ nhòa

Gió giấu cuồng phong bão tố
Nhọc nhằn mẹ đã đi qua
Gầy rạc thân cò che chắn
Giữ cho êm ấm nếp nhà

Núi giấu vực sâu thăm thẳm
Bao nhiêu bước... cõng gieo neo
Chớn chở chập chùng đá dựng
Máu tươm theo những chặng đèo

Mắt mẹ giấu sầu đọng vũng
Dáng gầy heo hắt sớm mai
Im lặng giấu luôn khát vọng
Thương con... không giấu!


Thương hoài...


SONG TỬ

Hôm nay em gọi anh là baby
Anh nửa cười nửa mếu
nửa vui nửa buồn
Đầu hai thứ tóc
Vẫn thấp thỏm khi em giận dỗi
Hồi hộp theo từng câu nói
Thở phào nhìn thấy một avatar

Em ơi anh biết anh đã già
Anh già rồi và anh ổn định
Anh ghét cảm giác người chưa trưởng thành
Phập phồng lo âu như đứa trẻ
Có lỗi
Không chắc chắn

Anh ghét anh là một đứa trẻ
Em làm cho anh thành một đứa trẻ
Anh vụng về lóng ngóng nghĩ suy
Làm sai
Nhưng không thể trách em
Chỉ có thể tự trách mình

Anh ghét anh là một đứa trẻ
Nhưng không thể ghét em

Hôm nay em gọi anh là baby
Anh là hai đứa trẻ
Đứa nào
Cũng yêu em!


 

TÌNH YÊU KHÁI NIỆM

Đọc năm bài trên facebook
Sẽ đủ thời gian cho một lượt
chơi Emoji Blitz(*)

Và không ngừng nghĩ đến anh
Cả khi đọc
Và khi chơi
Trong một buổi chiều muộn tháng tám

Anh hiện hữu từ lâu lắm
Như một mặc định bên cạnh em

Em đã quên vì sao em quen anh
Em đã quên vì sao anh quen em

Trong một buổi chiều muộn tháng tám
Gió lành lạnh thổi

Những emoji lần lượt xuất hiện rồi biến mất
Emoji không có thật

Chỉ anh là hiện hữu
Như một thói quen
Như một khế ước em sẽ tuân theo

Anh - một tình yêu khái niệm
Chiều nhuốm chiều
Em nhuốm anh...

-- Trần Hạ Vi


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trưa chủ nhật tuần vừa qua, bữa tiệc mừng sinh nhật thứ 83 của tôi đã được các con cháu xúm nhau tổ chức tại nhà gia đình đứa con thứ hai của tôi. Đếm sơ đầu người thì thấy vắng tới gần một nửa, thế mà cũng trên ba chục nhân mạng, gồm cả con trai con gái, con dâu, con rể, con kết nghĩa lẫn các cháu nội ngoại ríu rít lần lượt đến khoanh tay trình diện và thưa trình với tôi, ông nội, ông ngoại. Đang ăn uống thì nhiều cú phôn liên tiếp gọi về, của những đứa con và cháu đang bận việc bất ngờ hay vì nhà ở xa, những Bắc Cali hay San Diego, không kịp đến...
“FIFA World Cup 2022,” Giải Vô Địch Bóng Đá Thế Giới lần thứ 22 đang diễn ra tại Qatar, vùng đất của thế giới Ả Rập và Hồi Giáo. Những rộn ràng sôi nổi của bạn bè xung quanh, toàn là người hâm mộ môn túc cầu, những trận đấu trực tiếp trên TV Mỹ, và những bảng kết quả từ các trận đấu được các đài truyền hình Mỹ Việt, báo chí khắp nơi loan tải từng ngày, từng giờ, đã đưa Uyên trở về với tuổi thơ, về những kỷ niệm xưa, và về cái thuở người dân miền Nam khắp nơi ham mê môn bóng tròn...
Sau hơn 2 tiếng ngồi trên máy bay tôi phơi phới đi bộ trong dòng người ngược xuôi trong phi trường tìm lối ra. Phi trường Salt Lake City-Utah đã xây lại mới hơn to lớn và đẹp hơn làm tôi càng hào hứng niềm vui nghĩ tới phút giây gặp con cháu và quan trọng nhất là ngày đi dự ra trường của cháu nội Betsy.
Thơ của hai thi sĩ Trần Mộng Tú & Đào Văn Bình
Đây là ngôi làng tiêu biểu của người Amish sinh sống ở vùng này. Làng được dựng lên để giới thiệu với du khách ghé thăm những sinh hoạt hàng ngày và những sản phẩm tiểu công nghệ có tính cách cổ truyền đặc thù của người Amish...
Khi tôi về làm dâu mợ, bà còn khá trẻ, khoảng năm mươi. Bà lanh lẹ, vóc dáng nhỏ và có khuôn mặt vui với nụ cười tươi. Bà luôn niềm nở cởi mở với mọi người. Bà như thế đó, chưa bao giờ làm buồn lòng ai và cũng chẳng ai quấy phiền chi bà...
Tôi đành vay mượn tên nhạc phẩm “Con đường mang tên em” của Trúc Phương để đặt cho con đường nhà tôi vì quá hợp lý luôn, không thể đặt tựa đề khác được. Con đường này dài hơn một cây số nhưng chỉ một đoạn đường ngắn nơi khu buôn bán gần những trại lính thật khó mà tin nổi 9 căn nhà liên tiếp nhau đã có 3 người con gái tên Thanh, thật ngẫu nhiên chúng tôi cùng lứa tuổi mới lớn, lại ngẫu nhiên nữa là có hai người cùng họ Nguyễn Thị…
Cuối tuần rảnh, cú phonetalk hai chị em cỡ chừng… hai tiếng chớ nhiêu! Chị hơn tôi 8 tuổi, cùng trang lứa với mấy ông anh tôi, nhưng vì hai chị em đã có dịp đi vượt biên (hụt) với nhau một chuyến, có hơn một tuần lễ vi vu Miền Tây, ăn ngủ cùng nhau, tâm sự đủ điều. Nhất là đêm cuối cùng chờ tàu lớn ra khơi, cả hai thao thức suốt đêm, nghe cả tiếng lục bình vật vờ trôi sông, rồi kể nhau nghe “chuyện con tim”…
Ô hay, đất cỏ bời bời / Xanh như huyễn mộng, ngọt lời hoan ca / Cúi đầu niệm chú Ba la... / Cỏ chôn vào đất... hóa ra thiền vườn?
Không hiểu lý do nào ông bà Hai lấy tên Hụi để đặt cho con mình. Lúc còn nhỏ, Hụi trông khôi ngô sáng sủa lắm. Hụi lại ít bị bệnh hoạn và rất chóng lớn. Năm lên bốn tuổi, Hụi đã lớn kịp anh ruột mình là Hùng, lớn hơn Hụi hai tuổi. Hai anh em cũng ham chơi, cũng nghịch ngợm như bao trẻ con cùng trang lứa trong vùng...
300x250_CTA-Vietnamese-NguoiViet
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.