Thư Viện Công Cộng Quận Cam và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) Tổ Chức Một Buổi Chiếu Phim Miễn Phí

03/03/202300:00:00(Xem: 1121)

Granny_Boot_Camp
Granny Boot Camp, do Terry Ngô đạo diễn 
 
Ngày 27 tháng 2 năm 2023 – Quận Cam, CA – Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam (VAALA) sẽ hợp tác với Thư Viện Công Cộng Quận Cam (OC Public Libraries) để thực hiện một buổi chiếu phim gồm năm phim ngắn vào lúc 2 giờ chiều, ngày 4 tháng 3, năm 2023 tại Thư Viện Chính (Main Library), số 11200 Stanford Avenue, thành phố Garden Grove. Chương trình hoàn toàn miễn phí và dành cho người lớn (adults program).  Để biết thêm chi tiết, xin vào thăm: https://ocpl.org/littlesaigonstories
 
Giám đốc Nghệ Thuật của Viet Film Fest, anh Eric Nông, sẽ giới thiệu năm cuốn phim ngắn được tuyển chọn cho chương trình. Tất cả năm cuốn phim này đều là những cuốn phim nổi bật đã được chiếu tại Viet Film Fest trước đây. Những cuốn phim ngắn là tác phẩm của các nữ đạo diễn Terry Ngô, Quyên Nguyễn-Lê, Jamie Trần, Taylor Jordan và Kady Lê. Sau phần chiếu phim sẽ là cuộc trò chuyện giữa khán giả và các đạo diễn, do Eric Nông điều hợp.
 
Các phim được trình chiếu gồm có:
 
●          Granny Boot Camp (2022), đạo diễn Terry Ngô
○          Hàng ngày, bà đọc trên báo những tin tức liên quan đến sự căm ghét người Châu Á. Bà thấy sợ hãi khi phải ra khỏi nhà, cho đến khi bà nhận được sự động viên và giúp đỡ từ những đứa cháu của mình.

●          Savory (2021), đạo diễn Taylor Jordan
○          Trong khi tránh tuyết ở nhà bà ngoại, cô gái suy ngẫm về mối quan hệ của mình với bà, ngay sau khi cô ăn một món ăn cô tìm thấy ở nhà bà.

●          Iris (2022),  đạo diễn Jamie Trần
○          Một thiếu niên người Mỹ gốc Việt gặp khó khăn khi phải lựa chọn giữa việc theo đuổi ước mơ của mình hoặc bị ép vào khuôn khổ truyền thống văn hóa của người cha nghiêm khắc, cho đến khi cô biết được một điều gì đó về quá khứ của mẹ mình.

Morning - Quyen-Nguyen Le

Buổi Sáng Qua Trên Đại Lộ El Cajon, do Quyên Nguyễn-Lê đạo diễn 


●          Buổi Sáng Đi Qua Đại Lộ El Cajón (2019), đạo diễn Quyên Nguyễn-Lê
○          Buổi Sáng Đi Qua Đại Lộ El Cajón là phim tài liêu dõi theo bước chân của Julie, một cô gái trẻ người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ hai hiện giữ chức vụ giám đốc lễ tang tại một nhà quàn ở City Heights, khu đông dân cư tị nạn thuộc thành phố  San Diego, California. Julie đã quen với việc quản lý tang lễ diễn ra hàng tuần, nhưng sau khi cha mình bất ngờ qua đời, Julie tìm sự giúp đỡ từ cô Đỗ Thái Uyên, người đã từng làm quản lý tang lễ (và thuế) cho nhiều gia đình di dân Đông Nam Á từ thập niên 1980. Cuốn phim cho thấy cận cảnh gia đình người tị nạn đau buồn như thế nào khi họ mất người thân ở xa quê hương.

●          Like Mother, Like Daughter  (2018), đạo diễn Kady Lê
○          Vào dịp Tết Nguyên Đán, một phụ nữ chuyển giới người Mỹ gốc Việt dấu mẹ để mặc chiếc áo dài đầu tiên trong đời với hy vọng sẽ thuyết phục được mẹ rằng cô là con gái của bà.
 
“Viet Film Fest luôn là trung tâm văn hóa của những câu chuyện điện ảnh Việt Nam, và chúng tôi vô cùng tự hào được chia sẻ những câu chuyện của chúng tôi tới cộng đồng trong suốt 20 năm của đại hội điện ảnh. Sự hợp tác với Thư Viện Công Cộng Quận Cam nhằm thể hiện thông điệp mà VAALA và VFF đã có từ khi thành lập: những câu chuyện của người Mỹ gốc Việt nên được tôn vinh và chia sẻ, đặc biệt là ở một nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.” - Eric Nông, Giám Đốc Nghệ Thuật Viet Film Fest, trình bày.


Buối chiếu phim này là sinh hoạt đầu tiên trong chuỗi sinh hoạt “Little Saigon Stories’ của Thư Viện Công Cộng Quận Cam . “Little Saigon Stories”  (Câu Chuyện Của Little Saigon) nằm trong một chương trình lớn hơn mang chủ đề “OC Stories" (Câu Chuyện Của Quận Cam).  Đây là chương trình do Thư Viện Công Cộng Quận Cam tạo ra để tôn vinh sự đa dạng văn hóa trong quận hạt. OC Stories sẽ giới thiệu “Little Saigon Stories”, một dự án tập trung vào những câu chuyện từ Little Saigon của Quận Cam và cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Từ ngày 4 tháng 3 đến ngày 10 tháng 6, các thư viện trong vùng Little Saigon sẽ có một loạt các chương trình và sự kiện đặc biệt kỷ niệm lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Việt.

“Vào những năm 1970 và 1980, Westminster trở thành nơi sinh sống của một số lượng lớn người tị nạn Việt Nam, những người đã hồi sinh khu vực này bằng cách thành lập các doanh nghiệp và dịch vụ mới, tạo nên khu phố Little Saigon. Little Saigon tiếp tục phát triển như một nơi để sống và làm việc, cũng như là một tâm điểm văn hóa và biểu tượng của cộng đồng người Việt. “Little Saigon Stories” tìm cách lưu giữ những trải nghiệm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam,” trích từ lời mở đầu cho chương trình của Thư Viện Công Cộng Quận Cam.

Chương trình “Câu Chuyện Của Little Saigon” bao gồm:

●          Ngày 4 tháng 3 -  Buổi chiếu phim gồm năm cuốn phim ngắn. Chương trình  hợp tác với VAALA. Eric Nông, Giám đốc Nghệ Thuật của Viet Film Fest giới thiệu tại Thư Viện Chính (Main Library) Garden Grove lúc 2 giờ chiều.

●          Ngày 18 tháng 3  - Thuyết trình về Kinh Nghiệm Sống Của Người Mỹ Gốc Việt với diễn giả Trâm Lê tại Thư Viện Fountain Valley lúc 2 giờ chiều.

●          Ngày 8 tháng 4 - Thuyết trình về “Club O’ Noodles”, đoàn kịch đầu tiên của người Mỹ gốc Việt, với diễn giả Trâm Lê tại Thư Viện Chính Garden Grove lúc 2 giờ chiều.

●          Ngày 22 tháng 4 - Chiếu phim “Vượt Sóng” (Journey from the Fall) tại Thư Viện Westminster lúc 2 giờ chiều.

●          Ngày 6 tháng 5 - Tác giả Carolyn Huỳnh nói chuyện về tác phẩm “The Fortunes of Jade Women” tại Thư Viện Westminster lúc 2 giờ chiều.

●          Ngày 27 tháng 5 - Tác giả Lan Cao và Harlan Van Cao nói về tác phẩm “Family in Six Tones” tại Thư viện Fountain Valley lúc 2 giờ chiều.

●          Ngày 10 tháng 6 – Buổi chiếu phim “Painted Nails”, một bộ phim tài liệu nói về sự an toàn sức khỏe cho thợ làm móng và ngành công nghiệp làm móng, tại Thư viện Fountain Valley lúc 2 giờ chiều.
 
Về VAALA

Thành lập vào năm 1991 bởi một số nhà báo, nghệ sĩ và thân hữu, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) là một tổ chức văn hóa bất vụ lợi.  Bắt đầu chính thức sinh hoạt từ năm 1992, mục tiêu của hội là kết nối và phong phú hóa các cộng đồng qua nghệ thuật và văn hóa Việt Nam.  Trong suốt hơn 30 năm qua, VAALA đã tổ chức nhiều sinh hoạt văn hóa nghệ thuật như triển lãm, ra mắt sách, trình diễn nhạc, kịch, Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) và chương trình mỹ thuật Gallery Beyond Walls hàng năm. Để biết thêm về  VAALA:  Facebook, Instagram, Twitter, and YouTube.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự trân quý đối với nghệ thuật đã giúp Lê Văn Khoa có cái nhìn tích cực, cầu toàn trong quá trình sáng tạo của ông, và xuất phát từ đấy những hoài bão ông ôm ấp từ thuở thiếu thời. Ông có nhiều hoài bão. Riêng bên lĩnh vực âm nhạc, nó là một giấc mơ, giấc mơ làm thế nào nhạc Việt có thể đi sâu vào dòng chính của âm nhạc thế giới, làm thế nào nhạc Việt vang vọng – và lấp lánh qua đó là bản sắc văn hóa Việt – từ các đại thính đường trang trọng khắp nơi...
Người Việt bị người Tàu đô hộ hàng ngàn năm, các triều đại phong kiến Tàu ra sức hủy diệt văn hóa Việt, đồng hóa người Việt, sáp nhập đất Việt vào đất Tàu. Lịch sử cho thấy họ không thể làm được việc đó. Người Việt vẫn giữ được nước và bản sắc văn hóa riêng của mình, tuy nhiên bị ảnh hưởng nặng nề về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, tư tưởng, thể chế chính trị…
Thơ của hai thi sĩ Nguyễn Hàn Chung & Quảng Tánh Trần Cầm...
An lớn lên bên cạnh mẹ từ tấm bé, đến khi có trí khôn hiểu biết em cũng chỉ thấy có mẹ. Em không thắc mắc dù trên khai sinh của em tên cha là vô danh. Một đôi lần hiếm hoi lúc mẹ con gần khít bên nhau, rảnh rang như đi hè, ngồi trên bãi biển, trời cao gió mát, biển mênh mông, An vô tình hỏi mẹ vô danh là gì? Mẹ trả lời là không có tên, rồi mẹ cũng giải thích thêm là, ba đi buôn bán xa, tận ngoài Bắc hay đâu đó, bên tàu bên tây, đi lâu quá là lâu rồi, cũng quên liên lạc về nhà nên phải khai như vậy, đặng con có giấy khai sinh đi học...
Ngôn ngữ táo bạo, ý tưởng phóng túng, một thi pháp mới lạ luôn luôn tìm tòi sáng tạo. Đó là thơ Lưu Diệu Vân. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Thỉnh thoảng, tôi vẫn hồi tưởng lại thời gian hai năm dịch Covid hoành hành, chuyện khẩu trang, cách ly, hand sanitizers, vaccine Pfizer, Astrazeneca... đặng mai mốt còn kể lại cho đám cháu chắt nghe. Chúng sẽ không thể tưởng tượng nổi những cảm xúc mà chúng ta đã trải qua, lo lắng, buồn phiền, âu sầu với những hệ lụy còn kéo dài sau đó. Nhưng hôm nay tôi xin nhớ lại chuyện vui, dẫu sao cũng là chút “điểm sáng vui vẻ” trong những tháng ngày u ám đó...
Chúng tôi rời toà nhà “Tuyên Bố Độc Lập” để đến Quảng Trường Lịch Sử xem chiếc Chuông Tự Do (Liberty Bell) nổi tiếng. “Chuông Tự Do” với đường nứt của nó đã dính liền với nhiều biến cố lịch sử. Những câu chuyện về chuông đôi khi đã trở thành huyền thoại rất nhiều thú vị và cũng đã gây nhiều tranh cãi. Một điều chính yếu mà mọi người công dân Hoa Kỳ không ai chối bỏ và hãnh diện, đó là: “Chuông Tự Do” là một biểu tượng của nền độc lập Hoa Kỳ...
Mười năm rồi / Chưa về thăm lại Phan Rang / Vùng đất khô cằn cát bụi / Những bãi bờ nắng nóng bốc hơi / Hoa xương rồng lung linh nhuộm đỏ khung trời mùa hạ...
Thơ của các thi sĩ Nguyễn Hàn Chung, Quảng Tánh Trần Cầm & Thy An
Thơ về Mẹ của nhiều nhà thơ, Nguyễn Thị Khánh Minh tuyển chọn và giới thiệu nhân Ngày Lễ Mẹ, 2023...
300x250_CTA-Vietnamese-NguoiViet
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.