Hôm nay,  

Tới Nepal để gió cuốn đi

19/02/202317:58:00(Xem: 3158)
Ký / Du lịch

nepal
Nepal (Ảnh Internet).


Chiếc máy bay Airbus A333 của hãng
Turkish Airlines đáp xuống phi trường quốc tế Tribhuvan cách thủ đô Kathmandu ở Nepal 3 km vào một buổi tối đầu tháng tư. Đây là phi trường quốc tế duy nhất ở đất nước này. Gió tháng tư vẫn còn mát lạnh, thổi vào mặt làm tôi tỉnh ngủ sau một chuyến bay dài. Cũng may chúng tôi được đổi máy bay ở Istanbul, nên có mấy tiếng đồng hồ ở phi trường để duỗi tay, duỗi chân, đi đi, lại lại, trước khi bước lên phi cơ, ngồi vật vờ thêm 8 tiếng đồng hồ nữa. Tổng cộng là 12 giờ bay từ nơi tôi ở đến Nepal, không kể thời gian đợi ở phi trường. Mỗi lần bay đi đâu xa, phải ngồi lâu trên máy bay, tôi đều cảm thấy hơi ớn ớn. Khác với khi xưa, lúc còn trẻ mọi chuyện đến với tất cả dễ dàng, không một chút phiền toái. Bây giờ thì khác, mỗi lần đi đâu dù xa hay gần là cả một sự tính toán, lo toan. 


Anh hướng dẫn viên người Nepal đứng đón chúng tôi tại phi trường. Anh tự giới thiệu tên là Nabin, khoảng 40 tuổi, nói tiếng Đức rất sành sỏi. Anh chưa một lần qua Đức,  hỏi anh học tiếng Đức ở đâu? Anh cười nhẹ và trả lời là theo phương pháp „Blondine“ (cô gái tóc vàng). Anh kể, anh có người bạn gái Đức và cô đã trở thành thầy dạy tiếng Đức của anh. Anh dẫn chúng tôi ra xe Bus đang chờ ở ngoài và đi với chúng tôi về Hotel ở trung tâm thành phố 


E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\Flag_of_Nepal.svg.png

Quốc kỳ Nepal (Ảnh Internet).


Kathmandu. Hotel nhỏ nhưng rất sạch sẽ, ngăn nắp, trang trí theo lối Tây Tạng trông rất đẹp mắt. Ăn tối ở Hotel, ngủ một đêm lấy sức cho một chuyến đi dài 15 ngày và điểm khởi hành đầu tiên là thủ đô Kathmandu. 


Nepal, đất nước của núi cao


Phải thú thật, sự hiểu biết của tôi về Nepal rất hạn chế, không phải như phần đông các quốc gia khác mà tôi đã đi qua, tôi đã biết ít nhiều về quốc gia đó trước khi đặt chân tới. Một điều duy nhất, mà tôi còn nhớ được là vào thập niên 70, vô tình tôi được nghe nam ca sĩ “hippy” Cat Stevens hát ca khúc “Kathmandu” trong tập Album “Mona Bone Jakon”. Trong đó có đoạn:


Katmandu I’ll soon be seeing you 
And your strange bewildering time 
Will hold me down


Dịch:


Katmandu, anh sắp gặp em

Và thời gian bâng quơ kỳ lạ bên em

Làm anh ngất ngây


Giọng ca nhẹ nhàng, truyền cảm của Cat Stevens đã gây trong tôi một sự cảm xúc sâu đậm. Và rồi, đã có lúc tôi ước mơ được tới
Kathmandu, để thăm thành phố đã làm anh chàng ca sĩ Cat Stevens ngất ngây. Nhưng phải chờ đến ngày hôm nay, mấy thập niên đi qua, tôi mới có dịp đặt chân lên đất nước mà một thời đã được chọn làm thánh địa cho dân "hippy“ vào những thập niên 60, 70. 


E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_2033.jpg

Mũ Topis của  người đàn ông Nepal.


Nepal là một quốc gia nằm trên một tọa độ cao nhất thế giới, dài 800 km và rộng 200 km trông
giống như một cái thang nằm vắt chéo lên dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn), nơi có 50 ngọn núi cao hơn 7.200 m, 8 ngọn núi cao trên 8.000 m trong đó ngọn núi Everest cao nhất thế giới với 8.848 m. Người dân ở đây gọi Everest là Sagarmatha, nghĩa là "vầng trán của bầu trời", để diễn tả độ cao ngất trời của ngọn núi quanh năm phủ tuyết trắng này. Với diện tích 147.181 km² và 29 triệu dân, Nepal thu mình nằm giữa hai quốc gia khổng lồ Ấn Độ và Trung Quốc, mà mỗi nước láng giềng có hơn 1 tỷ dân. Tuy bé nhỏ, Nepal lại có cái đặc thù của nó là đa dân tộc, đa ngôn ngữ  và đa tôn giáo sống trên một mảnh đất có một địa lý đa dạng. 100 dân tộc khác nhau với 124 ngôn ngữ kể cả thổ ngữ (ngôn ngữ chính thức là Nepali) với bốn tôn giáo chính là Ấn Độ giáo (80%), Phật giáo (9%), Hồi giáo (4%) và Thiên Chúa giáo (1,4%) [1] chen vai sát cánh chung sống trong một đất nước có núi non trùng trùng điệp điệp với hồ rộng sông dài, thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Nepal đất nước của Himalaya, nóc nhà thế giới, nên tất cả ở đây hình như đều xoay quanh núi và non. Lá quốc kỳ Nepal có một không hai trên thế giới, không vuông vức như các lá cờ khác mà 2 hình tam giác chồng lên nhau, biểu tượng cho những đỉnh núi trên dãy Himalaya. Ngay cái mũ Topis mà người đàn ông Nepal đội trên đầu cũng có dáng của núi đồi.


Tên chính thức của Nepal là Cộng hoà Dân chủ Liên bang Nepal (Federal Democratic Republic of Nepal). Năm 2008, quốc hội Nepal truất phế nhà vua, bãi bỏ chế độ quân chủ, chuyển qua chế độ dân chủ. Trước thế kỷ XVIII, Nepal là tập hợp của rất nhiều các vương quốc nhỏ. Năm 1768, quốc vương Prithvi Narayan Shah của dân tộc Gurkha đã thống nhất được lãnh thổ và lập lên vương quốc Nepal. Trong 300 lịch sử dựng nước và giữ nước, Nepal chưa từng bị làm thuộc địa bao giờ, tuy đã bị các quốc gia láng giềng như Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc và sau cùng là nước Anh dòm ngó và tấn công. Người Anh sau khi chiếm được Ấn Độ, tìm cách xâm nhập Nepal, nhưng bị người Gurkha ở Nepal đánh bật ra. Người Gurkha là những người lính nổi tiếng về sự trung thành, kỷ luật và lòng can đảm. Một vị tướng của Ấn Độ đã nói „Nếu người nào nói tôi không sợ chết, hoặc anh ta là một người nói dối hay anh ta là một người Gurkha“. Chính nhờ những người lính Gurkha, Nepal đã giữ được độc lập của mình trong bao năm qua. Cuối thế kỷ 20, Nepal bị lôi kéo vào những cuộc nội chiến đẫm máu. Qua đầu thế kỷ 21, các thế lực chính trị, đảng phái đã ngồi lại với nhau để bỏ từ bỏ vũ lực và xây dựng hòa bình.


Kathmandu, thủ đô của chùa chiền


Sau một đêm ngủ vùi, sáng hôm sau dậy sớm, chúng tôi được chở đi bằng xe bus một vòng thăm Kathmandu, thủ đô của Nepal. Kathmandu thành phố lớn nhất Nepal, nằm trong một thung lũng, ở độ cao khoảng 1.000 m, thấp hơn Đà Lạt (1.500 m) mấy trăm mét và cũng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của quốc gia này. Kathmandu, thành phố của chùa chiền, đền đài và stupa (bảo tháp). Chùa lớn chùa bé, đền to đền nhỏ, stupa cao stupa thấp, mới xây hay xây cách đây ngàn năm ở khắp nơi, chỗ nào cũng có, đầu đường cuối chợ. Kathmandu thật đúng là một thành phố tâm linh, nhưng lại nằm trong một đô thị ồn ào đông đúc, xe cộ chen chúc, buôn bán náo nhiệt trên các đường phố, trong các ngõ hẻm. Và lúc nào, cũng mù mịt khói xe, bụi đất bay đầy trời. Điều đặc biệt nhất ở nơi đây, hầu như không có đèn xanh đèn đỏ, ở ngã ba, ngã tư hay ngã sáu đều có một ông cảnh sát tay chỉ đường, miệng thổi còi theo nhịp điệu của dòng xe chạy. 


Bảo tháp Swayambhunath, niềm hãnh diện của Nepal


E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_1641.jpg  E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_1625.jpg    E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_1641_2.jpg

Bảo tháp Swayambhunath.


Buổi chiều, chúng tôi được chở tới chiêm bái bảo tháp Swayambhunath, nằm trên ngọn đồi cũng có tên là  Swayambhunath. Bảo tháp Swayambhunath là quốc hồn của đất nước Nepal, niềm tự hào của thủ đô Kathmandu. Trên đồi, ngoài bảo tháp Swayambhunath còn có rất nhiều chùa chiền và đền thờ khác. Trong xe Bus, anh hướng dẫn Nabin kể cho chúng tôi  sự hình thành của ngôi bảo tháp này.
Mấy ngàn năm trước, nơi đây là một hồ nước rộng lớn mênh mông. Tương truyền rằng, ở giữa hồ có một bông sen thơm ngát và phát ra ánh sáng kỳ diệu. Bông sen này do vị Phật Adibudha, Phật Tự Tạo, trồng. Ngài Văn Thù Sư Lợi (Manjushri) khi đó đang ở Ngũ Đài Sơn (Pancasirsa) bên Trung Quốc, quán chiếu thấy hoa sen, cỡi sư tử cùng các học trò đi tới Kathmandu. Để cho mọi người được tới gần đảnh lễ hoa sen, Ngài lấy kiếm dùng thần lực xẻ núi cho nước thoát ra, làm hồ khô cạn, biến thành thung lũng. Lúc đó, bông sen bay lên cao hóa thành ngọn đồi và ánh sánh từ hoa sen tỏa ra thành bảo tháp Swayambhunath, thờ Phật Adibudha. Sau khi đã hoàn tất mọi việc, Ngài Văn Thù để môn đệ ở lại lập lên vương quốc Nepal và trở về Trung Quốc, bỏ lại nhục thân, trở thành một vị Bồ Tát. Từ thung lũng này, thành phố Kathmandu đã được xây dựng lên và cũng từ thành phố này đất nước Nepal được tạo ra. Ngài Văn Thù  rất được kính trọng và tôn sùng ở Nepal, một đền thờ Ngài Văn Thù đã được xây trên đồi Swayambhunath và Kathmandu đã lấy thanh kiếm của Ngài làm biểu tượng cho thành phố mình. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ siêu việt. Tay phải Ngài cầm kiếm vàng dơ cao hàm ý chặt tất cả vô minh phiền não, tay trái cầm hoa sen trên có cuốn kinh Bát Nhã biểu trưng cho tỉnh thức và giác ngộ.


E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_1695_Swayambhunath.jpg

Một bảo tháp ở trên đồi Swayambhunath.


Bảo tháp Swayambhunath còn gọi là chùa Khỉ. Khỉ ở đây rất nhiều có đến mấy trăm con. Nhưng hôm tôi tới, chỉ có 1 con khỉ duy nhất bám trên một ngọn tháp cao mà không dám xuống. Hôm nay là ngày lễ, khách thập phương đến nườm nượt không có chỗ chen chân, thú vật cũng phải vì người mà tránh đi chỗ khác. Từ xa, người ta đã nhìn thấy được mái vòm màu trắng và tháp vàng cao vút lấp lánh, tương phản với nhau trên một bầu trời xanh ngắt. Qua những hình ảnh lịch sử khắc trên đá, người ta tin là tháp có từ thế kỷ thứ 1 và nơi đây là một địa điểm hành hương quan trọng của các tín đồ Phật giáo ở thế kỷ thứ 5. Lối kiến trúc của tháp cũng rất độc đáo, chịu ảnh hưởng rất nặng triết lý Phật giáo. Mười ba từng vòng tròn chồng lên nhau tượng trưng cho bước tiến của sự giác ngộ và cuối đỉnh là một vòng tròn lớn, vòng Mandala, biểu trưng cho điểm đến đó là sự giác ngộ. Trên mỗi bốn mặt của tháp, có đôi mắt biểu tượng cho Phật nhãn, sự thấy
hoàn toàn và thấu suốt. Ở dưới mắt là dấu hỏi thay cho mũi. Trong chữ Nepal, dấu hỏi là 1, tượng trưng cho sự hợp nhất của vạn vật. 


Muốn lên đồi, khách hành hương phải bước lên 365 bực thang, cửa ải của những du khách không quen đi bộ. Theo dòng người đông đúc, tôi đi vòng quanh bảo tháp, theo chiều kim đồng hồ.  Ở bảo tháp không chỉ có các tín đồ Phật giáo mà cả các tín đồ Ấn giáo (Hindu) tới đây thờ phượng. Phật giáo và Ấn giáo đã song hành với nhau, hòa hợp với nhau trong đời sống tâm linh của dân Nepal từ mấy ngàn năm. Ấn giáo tin rằng Đức Phật là hiện thân của vị thần của họ, thần Vishnu. Trong Ấn giáo có 3 vị thần (Trimurti: Tam thần Ấn giáo) rất linh thiên và quan trọng, Brahma là thần sáng tạo, Vishnu là thần bảo hộ, Shiva là thần hủy diệt. Nên không ngạc nhiên khi thấy các tín đồ Ấn giáo cũng tới các chùa Phật giáo ở Nepal quỳ lạy. Còn Phật giáo đi vào đời sống người dân, thâu nhận những phong tục tập quán ở đây để phát triển. Như trên đồi Swayambhunath có một điện thờ thần Hariti, một vị thần thuộc Ấn Giáo chuyên giúp các trẻ em bị bệnh đậu mùa. Phật tử ở đây cũng tới cầu khẩn để xin cho con cái mau lành, chóng khỏi bệnh. 


Nhân đây cũng xin viết thêm một ít về Phật giáo Nepal. 2500 năm trước, Đức Phật hạ sanh ở Nepal và đắc đạo ở Ấn Độ và từ Ấn Độ đạo Phật được truyền đến Nepal và các nước chung quanh. Cho đến thế kỷ 5, Phật giáo đã có những thời kỳ rất cực thịnh. Nhưng đến thế kỷ 11, Ấn Độ bị đế chế Hồi giáo Mughal xâm chiếm. Chùa chiền bị phá hủy, tu sĩ bị bức hại, Phật giáo bị đẩy vào trong bóng tối. Năm 1197 học viện Phật giáo Nalanda ở Ấn Độ bị tàn phá. Phật giáo Nepal cũng theo chân Phật giáo Ấn Độ mà suy tàn. Năm 1768, tiểu vương quốc Gurkha thống nhất được Nepal, Ấn giáo được cổ xúy và trở thành một tôn giáo có tín đồ đông nhất. Phật giáo đã từ 90% ở mấy thế kỷ trước tụt dần xuống còn lại 9-10% tổng số dân chúng. Ấn giáo và Phật giáo tuy vậy vẫn sống chung với nhau rất hài hòa, Nepal trở thành  nơi giao thoa của hai tôn giáo. Nhiều chùa chiền đã được tín đồ Ấn giáo lấy để thờ phượng và một số các vị Bồ Tát được phong làm thần thánh của họ như Đức Quan Thế Âm thuộc phái Mật Tông được coi như một nữ thần chuyên cứu khổ cứu nạn Tara của Ấn giáo. Do sự mất dần tín đồ, một số chùa chiền Phật giáo đã biến thành đền thờ của Ấn giáo, khác với ở Campuchia các ngôi đền được biến thành chùa chiền do sự suy thoái của Ấn giáo ở đó.


Đền Ấn giáo Pashupatinath thiêng liêng


E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_1797.jpg

Đền Ấn giáo Pashupatinath bên bờ sông Bagmati.


Tới Kathmandu không thể không thăm
đền Pashupatinath. Pashupatinath là một trong những ngôi đền Ấn giáo thiêng liêng và lớn nhất Nepal, nằm ở ngoại ô của Kathmandu, bên bờ sông Bagmati. Bagmati chảy vào dòng sông linh thiêng Ganga (Hằng) bên Ấn Độ. Các tín đồ thường tới sông Bagmati tắm để gột rửa tội lỗi, cũng như làm lễ hỏa thiêu cho người quá cố. Đền thờ thần Pashupatinath, hiện thân của thần Shiva, thần của sự sống và sự chết. Theo truyền thuyết thì khi thần Shiva hiện hữu đến Kathmandu, thần Shiva đã thay dạng đổi tên là Pashupatinath, chính vì vậy tín đồ Ấn giáo ở Nepal đặt tên là “đền thờ thần Pashupatinath”. Đền được xây từ thế kỷ 19, đây là một quần thể gồm nhiều ngôi đền, miếu. Đền chính chỉ mở cửa cho tín đồ Ấn giáo, còn các đền phụ bên cạnh thì cho tất cả mọi người. Lối kiến trúc ở đây mang đặc thù của Ấn giáo, lộng lẫy với những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ rất đẹp. 


Bảo tháp Boudhanath lớn nhất thế giới


Nơi thứ ba cũng đáng tới chiêm ngưỡng là bảo tháp Boudhanath thuộc Phật giáo Tây Tạng. Được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ thứ 4, đây là bảo tháp Mật tông lớn nhất thế giới, hình bán cầu, cao 36 m, chu vi 100 m. Trên cao nhìn xuống bảo tháp giống như một Mandala (Mạn Đà La) ba chiều. Theo quan niệm của Mật tông, bảo tháp là hiện thân của đức Phật trong tư thế ngồi thiền, nên lối kiến trúc của bảo tháp có nét cân xứng, hài hòa. Các tín đồ Phật giáo, các tăng ni  từ khắp nơi mà phần đông là từ Tây Tạng tới đây hành hương. Họ đi bộ chung quanh tháp theo chiều kim đồng hồ dưới những lá cờ phướn Phật giáo bay phất phới. Họ vừa đi vừa cầu nguyện, đọc câu thần chú „Om Mani Padme Hum“ (“Ngọc quý trong hoa sen”, có nghĩa là “tâm Bồ đề nở trong lòng người”). Tiếng “Om” (đọc là “um”) được ngân dài vang vọng trong lòng người và hòa lẫn tiếng quay “ro ro” của bánh xe cầu nguyện Mani. Bánh xe Mani thường làm bằng kim loại hay gỗ, hình trụ. Theo Mật tông, bánh xe cầu nguyện Mani dùng để tích lũy các nghiệp tốt, tịnh hóa những nghiệp xấu và là một phương tiện khéo léo để các hành giả đến gần với việc thực hiện giác ngộ. 


  E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_1732_Bodnath.jpg      E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_1645.jpg  

Bảo tháp Boudhanath.                           Bánh xe cầu nguyện Mani.


Quảng trường Durbar Square 

                                                                                     E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_2009_Bhaktapur.jpgE:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_2719_Lalitpur.jpg
Quảng trường Bhaktapur Durbar (Đang trùng tu). -- Patan Durbar


Bảo tháp
Swayambhunath, đền Ấn giáo Pashupatinath, bảo tháp Boudhanath, cả ba được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1979. Trong 10 di sản ở Nepal được UNESCO công nhận, Kathmandu đã chiếm 7 di sản. 4 di sản còn lại là đền Ấn giáo Narayan ở Changu thờ thần Vishnu cổ xưa nhất Nepal, và 3 quảng trường Patan Durbar Square, Kathmandu Durbar Square, Bhaktapur Durbar Square. 3 quảng trường này là cố đô của 3 tiểu vương quốc của người Newar khi xưa, là quần thể bao gồm những công trình kiến trúc gồm cung điện, đền đài, tượng các vua chúa, thần thánh,… Như ở Kathmandu Durbar Square có tổng cộng trên 50 chùa chiền, đền đài được xây dựng từ thế kỷ 12. Patan Durbar Square cách Kathmandu khoảng 5 km nằm bên kia bờ sông Bagmati, giữa lòng cố đô Lalitpur. Nổi tiếng với ngôi đền năm từng Kumbeshwar thờ thần Shiva, phía Phật giáo có chùa Vàng (Hiranya Varna Mahavihar), chùa Ngàn Phật (Mahabuddha). Bhaktapur Durbar Square cách thủ đô khoảng 13 km, nằm trong cố đô Bhaktapur, nổi tiếng với cung điện Nge Nyapa Jhya Laaykoo có 55 cửa sổ được xây dựng từ thế kỷ 15, cổng vàng và nghề làm đồ gốm. Các công trình kiến trúc ở nơi đây cũng rất đặc thù, mang đậm nét kiến trúc cổ kính của Tây Tạng, Kambodscha, Ấn Độ. Kỹ thuật chạm khắc trên gỗ, trên đá, trên kim loại rất tinh vi và tỉ mỉ. Qua những nét chạm khắc trên các pho tượng, cánh cửa, đồ lưu niệm, đồ thờ cúng,…. chúng ta có thể đánh giá được nền điêu khắc của Nepal đã đạt được trình độ cao siêu.


E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_1569_Kathmandu Durbar Square..jpgE:\FOTO\2019\Nepal_2019\Nepal_Best\NPL19_1946.JPG
Khathmandu Durbar Square  --  Những căn nhà đổ nát không người ở.


Ngày 25 tháng 4 năm 2015, một trận động đất dữ dội đã phá hủy thành phố Kathmandu tan hoang. Hơn 8.000 người bị chết, trên 800.000 căn nhà bị xập, trong đó có vô số những công trình cổ xưa bị tàn phá. Cho đến ngày hôm nay, sau gần 4 năm trời, dấu vết vẫn còn để lại trên thủ đô của đất nước này. Nepal quá nghèo để có thể nhanh chóng vực dậy sau cơn động đất dữ dội. Hoang tàn và đổ nát hiện diện trên đường xá, nhà cửa, đền đài, cung điện và cả trên khuôn mặt im lìm, trầm tư của người dân Nepal. Đến
Durbar Square, du khách thấy vẫn còn những thanh gỗ chống giữ bức tường cho khỏi đổ, những căn nhà không người ở, những con đường tróc đá, những ngôi chùa bị sập, những ngôi đền mất mái che, những bức tượng không còn nguyên vẹn. Dù vẫn còn đó dấu vết của trận địa chấn năm nào, đi giữa ở Durbar Square, trên những con đường trải đá, qua những cung điện xưa, vào những ngôi đền cũ, trong những ngôi chùa cổ, tôi vẫn có cảm tưởng mình đang lạc vào thế giới xa xưa, cổ kính, đầy thần tiên và liên tưởng đến một thời huy hoàng, cực thịnh đã qua của Kathmandu. Tôi còn nhớ có lần anh Nabin đưa tôi cuốn sách chụp ảnh Kathmandu trước năm 2015, anh ngậm ngùi nói là chúng tôi còn lâu lắm mới trùng tu lại được như cũ. Tôi hiểu anh, Kathmandu không phải Paris. Sau đêm 16.4.2019, hỏa hoạn nhà thờ Notre-Dame ở Paris, người Pháp đã quyên được trên 700 triệu Dollar. Còn cho cả thành phố Kathmandu cần bao lâu để được số tiền quyên đó?


Nagarkot, cảnh đẹp như tranh vẽ


E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_2595.jpg

Mặt trời lặn Nagarkot.


Ở Kathmandu mấy ngày, chúng tôi lên đường đi Nagarkot. Hai thành phố cách nhau không 
đến 30 km, nhưng xe bus cần hơn 4 tiếng đồng hồ. Chiếc xe bus Tata, made in India, bò chậm chạp từ đèo này qua đèo khác. Từ trên đèo ngó xuống thấy sâu thẳm, đường đi vòng vèo như rắn bò, gồ ghề, chòng chành như đi thuyền trên sông gặp nước lớn. Đường xá đầy xe tải, xe hơi, xe gắn máy, mà chỉ có 2 làn nên kẹt cứng. Ở Nepal, chỉ có một phương tiện chuyên chở duy nhất là đường bộ, không có đường xe lửa, cũng không có đường thủy. Tất cả mọi thứ đều bỏ lên xe tải để chuyên chở, từ đồ ăn, nước uống cho đến xăng dầu. 


Tới Nagarkot, chúng tôi ngủ đêm tại Hotel Himalayan Villa, nằm trên một sườn núi  cao khoảng 2.100 m, nhìn ra dãy núi Annapurna xa xa. Dãy Annapurna, thuộc Himalaya, có ngọn Annapurna 1 cao 8.091 m và 6 ngọn núi cao trên 7.200. Buổi chiều sau khi ăn cơm xong, ngồi ở ban công nhấp một ngụm trà Masala với hương thơm đặc biệt, ngắm mặt trời lặn. Xa xa là núi non trập trùng, dưới sâu là thung lũng xanh ngát, bao quanh bởi dòng sông Indrawati chảy lững lờ, trời trong vắt, tia nắng cuối cùng của một ngày trải dài trên đỉnh núi tuyết trắng. Trong không gian tĩnh mịch của núi rừng, đâu đó có tiếng chim hót, có tiếng vượn hú từ rừng sâu vọng về hòa lẫn với tiếng kẽo kẹt của hàng tre già trước ngõ. Cảnh đẹp như tranh vẽ. Tôi ngồi bất động một lúc lâu, thấy lòng mình yên ả, trầm lắng với muôn vàng hạnh phúc ập tới bất ngờ. Lâu lắm rồi tôi mới cảm nhận được cái đẹp vô vàng, cái bình an vô tận của thiên nhiên mang lại. Bao nhiêu mệt nhọc của chuyến đi vừa qua, ồn ào ở thành phố Kathmandu, bụi bặm của những con đường đất đỏ, bỗng như biến mất trong tôi. Tôi ngồi yên, tận hưởng cái đẹp tuyệt vời của trời đất cho đến khi mặt trời khuất sau rặng núi.


“Đi dạo” trên Himalaya


Sáng hôm sau, dù trời vẫn còn mờ hơi sương, chúng tôi lên đường tới Telkot. Telkot nằm trên cao khoảng 2.500 m và từ đó chúng tôi đi bộ 7 km đến ngôi đền cổ Narayan xây năm 325 ở Changu, thờ thần Vishnu. Ở Nepal, người ta nói dưới 4.000 m mới chỉ là đi dạo, trên 4.000 m mới thực sự là leo núi. Chúng tôi “đi dạo” trên những con đường mòn khấp khuỷu, vòng quanh những ngọn đồi lưa thưa vài chòm cây, đi qua những bản làng của dân tộc thiểu số. Vài đứa trẻ trong vườn đứng vẫy tay chào, mấy bà mẹ ôm con trước hiên nhà đang sửa soạn nấu bữa cơm trưa. Cuộc sống của dân chúng ở đây còn đơn sơ, bình dị, phần đông sống bằng nghề nông, họ trồng lúa trên “ruộng bậc thang” giống ở Sapa Việt Nam. Sau hơn hai tiếng đồng hồ cuốc bộ, chúng tôi tới được Changu và từ đây được chở tới ngôi làng cổ Dhulikhel, nằm sát biên giới Tây Tạng và cách Kathmandu khoảng 40 km. Theo chương trình ngày mai, chúng tôi được tham quan tu viện Thrangu Tashi Yangtse và bảo tháp Namo Buddha với những sự tích về tiền thân của Đức Phật. 


 E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_1879_Dhulikhel.jpgE:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_2114_Dhulikhel.jpg

“Đi dạo” trên Himalaya  --                Ruộng bậc thang.


Bảo tháp Namo Buddha huyền thoại


Tương truyền, tiền thân của Đức Phật là một vị hoàng tử, nhân đi dạo trong rừng, gặp một con hổ mẹ đang đi săn mồi cho 5 hổ con vừa mới sinh còn đang thoi thóp vì đói. Ngài bèn hiến thân mình để cứu đàn hổ đang đói. Hành động trên nói lên được hạnh bố thí của nhà Phật, là buông xả tất cả những gì sở hữu thuộc về mình để hiến tặng cho chúng sinh. Hạnh bố thí là một trong sáu hạnh Ba-la-mật (Lục độ), để đối trị với tham ái, vị kỉ và là phương pháp để dẫn đến giải thoát. Bảo tháp Namo Buddha được dựng lên để đánh dấu nơi tiền thân Đức Phật đã hiến thân mình cho cọp mẹ. Ngoài bảo tháp ở Nepal còn một bảo tháp thứ hai cũng theo truyền thuyết trên ở Gandhāra thuộc Pakistan.


Tu viện Thrangu Tashi Yangtse là một tu viện của Phật giáo Tây Tạng được xây dựng năm 1978, nằm trên ngọn đồi sát bên bảo tháp Namo Buddha. Có 180 vị tu sĩ đang tu hành ở đó và 70 tu sĩ trẻ tuổi đến đây tu học. Theo chương trình chúng tôi sẽ được ngủ lại 1 đêm ở tu viện, nhưng đến phút chót anh Nabin cho biết tu viện đang đón một số đông khách tới tu tập nên không đủ chỗ. Thật là tiếc, bù lại chúng tôi được tham dự một buổi lễ kéo dài hai tiếng đồng hồ ở chánh điện. Đây là một đại sảnh lớn có thể chứa được mấy trăm người, được trang hoàng rất đẹp mắt và hài hòa. Đẹp mắt về lối trang trí thanh nhã với những hoa văn vẽ rất công phu, tỉ mỉ và đầy ấn tượng. Hài hòa về màu sắc, về ánh sáng và cả trong cách trưng bầy những pho tượng, những bức tranh vẽ. Tôi thích nhất là ngắm những bức tranh cuộn Thangka rất đẹp được treo khắp nơi. Tranh Thangka là một loại tranh đặc biệt của Tây Tạng, Nepal vẽ trên giấy và thường thể hiện về tôn giáo, như cuộc đời Đức Phật, các vị Daila Lama và các hình Mandala, … .Tranh Thangka được gọi là “Tranh cuộn”, vì khi không cần thì cuộn lại được và khi cần thì mở ra, nên rất tiện khi phải di chuyển.


 E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_2187_ Namo Buddha.jpgE:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_2144_Thrangu Tashi Yangtse Temple.jpg
 Bảo tháp Namo Buddha                 Tu viện Thrangu Tashi Yangtse


Buổi lễ được diễn ra trong tiếng chuông tiếng trống tiếng kèn nhịp theo tiếng tụng kinh ngân nga vang vọng, lúc hùng tráng lúc trầm bổng như một bản giao hưởng đang giục giã tâm thức trở về trong chánh niệm. Tôi nhắm mắt yên lặng, để âm thanh lắng động trong người và tận hưởng giây phút tuyệt vời đó.


Lumbini, điếm tới


Từ Dhulikhel chúng tôi được chở tới Kurintar, một thành phố nhỏ bên bờ sông Trisuli. Ngủ một đêm lấy sức, sáng mai đi tiếp tới Lumbini. Lumbini nằm phía nam của Nepal, gần biên giới Ấn Độ, dưới chân núi Himalaya, cách Kurintar khoảng 180 km, xe bus chạy mất gần 7 tiếng đồng hồ kể cả nghỉ ngơi. Đường đi tới Lumbini rất xấu, phần đông chỉ trải đất và đá, nên bụi bay tung trời và đầy ổ gà. 


E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_2368_Lumbini.jpg       E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_2370_Lumbini.jpg

Ngọn lửa hòa bình vĩnh cửu.             Tượng Phật sơ sinh.  


Lumbini (Lâm Tỳ Ni) nơi Đức Phật hạ sanh cách đây 2.563 năm, là một trong bốn thánh tích linh thiêng của Phật Giáo (Tứ động tâm). Lumbini đã có một thời bị bỏ quên, mãi đến năm 1896 mới được phục hồi
, khi một nhà khảo cổ người Đức, tiến sĩ Alois Führer, đã tìm thấy được trụ đá có ghi sắc lệnh của vua Ashoka (A Dục vương). Năm 249 trước Công Nguyên (TCN), vua Ashoka, một vị vua kiệt xuất của Ấn Độ, đã đến đây để chiêm bái nơi Đức Phật hạ sanh. Năm 1997, Lumbini được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. 


Công viên Lumbini do một kiến trúc nổi tiếng người Nhật là Kenzo Tange khởi công xây dựng từ năm 1978. Công viên hình vuông rộng 1x3 miles (khoảng 1,6x4,8 km). Ở giữa là một con kênh dài, đầu của con kênh là một ngọn lửa tượng trưng hòa bình vĩnh cửu. Vào công viên Lumbini, chúng ta gặp tượng Phật sơ sinh màu vàng. Tương truyền, khi hoàng hậu Maha Maya hạ sinh Đức Phật, lúc ấy là thái tử Siddhartha Gautama (Tất Đạt Đa Cồ-đàm), ở vườn Lumbini dưới tàng cây vô ưu (cây sala). Đức Phật đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất và nói Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn”. Trên trời dưới trời, chỉ có ta (ngã) là trên hết. Bởi chỉ có ta, con người, mới định đoạt được số phận của chính mình, chỉ có con người mới giải nghiệp và tạo nghiệp cho chính mình. Ngoài ra không một ai hay bất cứ một thần quyền nào có thể quyết định thay cho ta. 


E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_2391_Lumbini.jpg          E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_2395_Lumbini.jpg

Đền thờ Hoàng hậu Maya.               Trụ đá do vua Ashoka xây

Đi qua một hồ nước, tới một ngôi đền trắng, đền thờ Hoàng hậu Maya (Mahadevi temple), bên cạnh là trụ đá lịch sử của vua Ashoka. Trong đền gìn giữ những di tích từ thời Đức Phật. Chung quanh công viên Lumbini còn có những ngôi chùa đại diện cho 16 quốc gia, trong đó có Việt nam Quốc Tự, chùa Linh Sơn do Phật tử Việt Nam ở Pháp xây, chùa Nhật Bản được đặt tên là “Tháp hòa bình”, chùa Thái Lan được sơn màu trắng toát, chùa Miến Điện là ngôi chùa vàng Shwedagon ở thủ đô Yangon thu nhỏ, chùa Đức được xây rất tỉ mỉ từng chi tiết,…


Vườn quốc gia Chitwan


Chúng tôi tới vườn quốc gia Chitwan vào một buổi chiều nắng nóng, đường từ Lumbini tới đây dài hơn 170 km. Vườn quốc gia Chitwan rộng 932 cây số vuông, thuộc vùng đất thấp Terai ở Nepal, có khí hậu ẩm ướt của rừng nhiệt đới, thuận lợi cho cây cỏ mọc xanh tươi và các loài động vật sinh sôi nẩy nở. Nơi đây có rất nhiều động vật quý hiếm như 800 con tê giác 1 sừng (năm 1968 chỉ còn 95 con), cọp Bengal duy nhất còn ở Nepal, linh dương 4 sừng ngoài ra còn có báo, voi, cá sấu, trâu, bò Yak và hơn 543 loài chim cộng thêm vô số kỳ hoa dị thảo. Nepal đã bỏ công bỏ sức rất nhiều để bảo tồn khu Chitwan, gìn giữ loài thú sắp tuyệt chủng. Năm 1984, nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.


 E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_2428.jpgE:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_2458_Chitwan Nationalpark.jpg
Cầu khỉ ở vườn quốc gia Chitwan  --   Thuyền độc mộc.


Sáng hôm sau, chúng tôi được chở từ Hotel tới vườn quốc gia Chitwan. Phái đoàn chúng tôi được tăng cường thêm một hướng dẫn viên địa phương và 2 người cầm gậy dài đi theo bảo vệ. Đi bộ quanh co trong những cánh đồng cỏ xanh bất tận, đi dưới những rừng cây um tùm rậm rạp, nghe loài chim lạ hót líu lo trên cao, ngắm các loài động vật hoang dã sống trong tự nhiên, vượt qua bao nhiêu cây cầu khỉ. Mỗi lần bước chân lên cầu khỉ, tôi lại nhớ câu ca dao ở Việt Nam:


Phải chi lấy được vợ vườn

Tập đi cầu khỉ thêm đường dọc ngang


Dọc ngang đâu không biết, nhưng mỗi lần qua cầu tôi lại phải cẩn thận để giữ thăng bằng không cho rơi xuống nước. Đi bộ mấy tiếng đồng hồ, cuối cùng chúng tôi được đền bù, được ngồi trên những chiếc thuyền độc mộc bơi trên sông Rapti để ngắm cá sấu nằm phơi nắng trên bờ. Thuyền độc mộc là một dạng thuyền truyền thống ở Nepal đục từ một thân cây lớn nguyên vẹn. 


Từ Chitwan chúng tôi tới Pokhara, thành phố cổ kính, yên bình nổi tiếng với hồ nước Phewa thơ mộng, bao bọc bởi dãy núi Annapurna phủ tuyết. Sau Pokhara, chúng tôi quay về thủ đô Kathmandu, để lên máy bay từ giã Nepal. 


Cuối cùng một chuyến đi


Có một câu tục ngữ ở Nepal "Lần đầu tiên, du khách tới Nepal vì núi cao, nhưng những lần sau tới vì con người“. Viết về con người Nepal, tôi thấy không ai như nhà văn người Đức Martin Zinggl. Trong cuốn sách “Nepal”, ông viết: "Đất nước Nepal với nhiều nghịch lý, nghịch lý giữa lý thuyết và thực hành. Có nghĩa là đợi hàng giờ kẹt xe giữa thiên nhiên đẹp vô cùng tận. Giữa giàu và nghèo. Giữa ngẫu hứng và quan liêu cứng rắn. Giữa thân thiện và nhẫn tâm. Giữa chính trị bất ổn và sự hài lòng. Giữa sự hối hả và chậm rãi. Giữa bảo vệ môi trường và tàn phá. Giữa khoan dung  và kỳ thị. Giữa thảm họa và sáng tạo. Nhưng trong cái nghịch lý ấy, sự bình thản của người Nepal đã làm tôi cảm phục, bình thản trước những biến cố lớn như động đất năm 2015. Họ vẫn bình tâm uống trà sữa” [2]. Ông viết tiếp: “Không một lời than thở, trách móc tôi nghe được trong suốt cả chuyến đi, về thiếu nước, thiếu điện, thiếu áo mặc dù ở đây điện bị tắt như cơm bữa mỗi ngày. Tôi đã học về sự kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh khó khăn”. 


E:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\NPL_Nepal\Foto\NPL19_2137.jpg

Một cô gái Nepal khuân bao cát nặng trĩu.


Đối với tôi, con người của đất nước Nepal thật đặc biệt. Họ hiền hòa, bình dị và có sức chịu
đựng vô bờ bến. Mặc dù không được thiên nhiên ưu đãi và nhiều khi còn quá phũ phàng (động đất năm 2015), nhưng nếu để ý chúng ta sẽ thường xuyên bắt gặp những nụ cười rạng nở trên khuôn mặt sạm nắng của người dân Nepal. Anh bạn đi cùng với tôi, anh nói khi về lại châu Âu, anh sẽ quên hết tất cả, mà chỉ nhớ có một điều là nụ cười. Còn tôi, tôi không làm sao quên được hình ảnh cô gái gầy gò còng lưng khuân từng bao cát nặng trĩu để kiếm tiền sống qua ngày, hình ảnh một cụ già đầu tóc bạc phơ đi nhặt từng cục gạch để xây lại ngôi nhà đổ nát, hình ảnh người công nhân mồ hôi nhễ nhãi đập từng cục đá trên những con đường mờ bụi xe. Tuy thế khi đi giữa Kathmandu đổ nát, tôi lại thấy dấy lên một niềm tin. Họ là người dân của một trong mười quốc gia nghèo nhất thế giới, nhưng ở các địa điểm du lịch hầu như không có những cảnh chèo kéo mua bán, để giữ không khí trang nghiêm những nơi thờ phượng như ở Lumbini không có cả đến những quán cóc bán đồ ăn hay quầy bán đồ lưu niệm và điều đáng nói là trong suốt thời gian ở Nepal tôi không bao giờ có cảm giác là sợ bị giật đồ hay bị móc túi như một số quốc gia tôi đã đi qua. Họ khổ nhưng không thấy họ cực, họ nghèo nhưng không thấy họ tham. 


Đất nước này là nơi Đức Phật đã sinh ra cách đây 2.500 năm để cứu khổ cứu nạn chúng sinh, nơi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thành đạo, nơi một dân tộc bé nhỏ nhưng ba trăm năm qua chưa một lần bị đô hộ, trong khi các nước láng giềng to lớn bên cạnh lại không tránh khỏi nạn ngoại xâm dày xéo, nơi những em bé mặt thơ ngây, đôi mắt trong sáng, mặc đồng phục thắt cavat đến trường, mà tôi gặp trên những con đường gồ ghề đổ nát, nơi những nụ cười chân tình được gởi đi như  đóa hoa sen đang nở. Nơi tôi cũng chỉ xin được có “Một tấm lòng,... để gió cuốn đi” [3].


Bước lên máy bay, tôi thấy trong tôi vẫn còn vang vọng tiếng ngân dài “Om Mani Padme Hum“, như một lời nhắn nhủ trước khi chia tay “xin Tâm Bồ đề hãy nở trong lòng người”. Tôi cúi chào vĩnh biệt Nepal với muôn vàn tình thương mến và thầm nói:

Namaste


-- Lương nguyên Hiền


Tài Liệu Tham Khảo:


[1] “Nepal Reiseführer-Alles was du über Nepal wissen musst”, Martin Merten, 12.Mai.2018

[2] Sách “Nepal”, Martin Zinggl, 2016

[3] “Để gió cuốn đi”, Trịnh Công Sơn


(Hình ảnh trong bài là do tác giả chụp, ngoại trừ khi có ghi chú.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
thân hướng dương cháy xém / gục đầu nhìn về phía mặt trời / tiếng đạn bom vần vũ trên cao...
Mùa xuân Tự Thánh nguyên niên, Trường An tưng bừng khai hội hoa xuân, bá tánh trong ngoài thành hớn hở trẩy hội, nam thanh nữ tú dập dìu, tài tử giai nhân lả lướt, đại gia quyền thế cũng chen chúc vào ra. Trường An chưa bao giờ rực rỡ và đẹp như thế....
Em xa Phố Thị lâu rồi/ Có quên không nhỉ những nơi hẹn hò/ Khu rừng Trắc - Bá bây giờ/ Mùa Thu đã gọi vàng xưa đổ về...
Gái muộn chồng thì thậm khổ/ Trai muộn vợ cũng thậm khổ/ Mây trên trời thì kéo xuống/ Gió ngoài biển thì thổi vô...
Đại Quan họ Đỗ, quê cha đất tổ ở Huyện Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình, một vùng núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình nhưng nghèo. Ninh Bình là vùng đất hẹp, người đông cho nên đất đai quý hơn vàng. Tổ tiên bao đời sống bằng nghề nông, đổ mồ hôi nước mắt trên vài mẫu ruộng, sống chết với ruộng đồng nhưng cuộc đời vẫn không khá.
Một người đứng trước cửa nhà, nhìn ra đường cái, thấy không rõ; đưa tay che ngang mày, chận ánh nắng để có thể ngóng thấy chuyện gì đang xảy ra ở ngả tư. Đó là tầm nhìn.Một người đi giữa cánh đồng, dùng ống dòm nhìn chung quanh, tay điều chỉnh liên tục để ống kính hội tụ điểm nhìn. Ở hướng tây, thấy những bãi hoa dại màu sắc rực rỡ; ở hướng nam, thấy những con chim lạ bay nhảy tung tăng; ở hướng đông, thấy một phụ nữ đang làm gì không thể đoán được. Đó là tầm nhìn. Một người leo lên núi cao, nhìn xuống thành phố, xóm làng, ruộng nương, đường xá, sông lạch, nhỏ như đồ chơi, cảnh nhựa. Bốn bề mênh mông, dường như cảm khái trải dài đụng đến chân trời. Hơi thở tươi mát, lòng mở rộng, cảm thông đất trời. Đó là tầm nhìn. Một người ngồi trong phòng ngày này qua ngày kia, cắm cúi nhìn vào kính hiển vi, theo dõi những con vi khuẩn, quên hết đời sống bên ngoài. Đó là tầm nhìn.
Phải rời bỏ quê nhà vì chiến tranh, người nghệ sĩ Ukraine vẫn tiếp tục dùng tài năng của mình để vẽ tranh biếm họa lột tả bộ mặt thật của cuộc chiến mà Putin đang gieo rắc (Theo tờ Washington Post – bài nguyên tác của MiChael Cavna.) Rạng sáng ngày 24 tháng 2 năm 2022, Vladimir Kazanevsky đang làm việc trong studio của mình ở Kyiv thì nghe thấy tiếng nổ từ Sân bay Quốc tế Boryspil gần đó. Tâm trí ông nhói lên giai điệu của một bài hát thời Thế Chiến II về cuộc xâm lược Liên bang Xô viết năm 1941 của Đức Quốc xã với lời bài hát: Ngày 22 tháng 6, đúng 4 giờ sáng, Kyiv bị ném bom. Và chúng tôi biết chiến tranh đã bắt đầu.
Đôi tay, cánh tay, thân mình của anh bê bết máu, Anh đã men theo hàng rào kẽm gai suốt mười cây số mà không thể luồn bên dưới rào được. Anh cũng không hề thấy một nơi nào có kẽ hở để lách qua. Nhưng mà ở ngay phía bên kia, chỉ cách chừng năm mươi phân thôi, ở bên trên những vòng dây có gai nhọn hoắt làm rách toạc mọi thứ, một thế giới khác sẽ hiện ra, nơi đó nhà cửa không đổ sụp xuống, nơi đó đàn bà, trẻ con không lẩn trốn như thú vật, và đàn ông thì không còn sợ hãi, không còn chịu cảnh đói rách lạnh rét nữa.
Thế mà giờ đây, tôi mất đi khứu giác và vị giác, nghĩa là tôi chẳng ngửi được mùi hương của hoa, của ly cà phê, của người đẹp sức nước hoa Baccarat đắt tiền bước ngang qua; tôi cũng chẳng nếm được thức ăn ngon, mất đi cái sung sướng thưởng thức món sơn hào hải vị trong nhà hàng. -- Tùy bút của một nạn nhân Covid-19. Việt Báo trân trọng mời đọc.
Còn bao nhiêu những lần Xuân/ Ta về ở lại quê hương/ Tìm vết tích xưa chiến trường/ Gom bao mảnh vụn thịt xương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.