Hôm nay,  

Chuyện vãn ngày Xuân

11/02/202309:19:00(Xem: 1662)
Tạp bút

Tượng_đài_Hoàng_đế_Quang_Trung

 

Thôi thôi thôi việc đã rồi

Mọi sự xin cứ trách bồi vào ta

Nay mai dựng lại nước nhà

Bia nghè vững chãi trên tòa trăm gian

Thôi thôi việc đã lỡ làng

Cũng đừng đổ oan cho thằng Trịnh Khải.

 

Tương truyền đây là những lời thơ Nôm mà vua Quang Trung phê vào sớ tâu của dân làng Văn Chương. Tờ sớ khá dài, trong đó nêu lên sự hư hoại gãy đổ bia tiến sĩ ở văn miếu. Người dân đồ đoán văn miếu bị tàn phá là do quân Tây Sơn trong lúc đánh dẹp họ Trịnh đã gây ra vừa đưa thêm giả thuyết do Trịnh Khải cho người phá hoại để đổ vấy cho Tây Sơn. Điều đáng nói ở đây là khi nhận sớ, vua Quang Trung chẳng những không giận dữ mà còn đích thân dùng chữ Nôm để phê với thái độ cầu thị vô cùng đặc biệt của ngài.

 

Qua lời phê cho ta thấy đây là một việc rất lạ, rất độc đáo, sử cả ngàn năm chưa từng thấy. Dưới chế độ phong kiến thì vua là thiên tử, quyền uy tuyệt đối. Thuyết Nho gia cho rằng, dưới gầm trời này không có đất nào không phải là đất của vua, có người dân nào không phải là tôi đòi của vua. Vua tuyệt đối đúng, mọi người phải vâng mệnh. Vua chỉ con chó nói là con dê thì mọi người cũng phải chịu là dê! Ấy vậy mà ở đây ta thấy vua Quang Trung xin lỗi, nhận lỗi, nhận mọi trách nhiệm, bảo mọi người cứ “trách bồi vào ta”. Chẳng những thế còn bảo mọi người đừng đổ vấy cho đối thủ của mình “cũng đừng đổ oan cho thằng Trịnh Khải”. Với khí thế bách chiến bách thắng, với quyền oai và thế lực tuyệt đối như  vua Quang Trung thì việc đổ vấy cho ai làm hư hoại văn miếu mà chả được, nhưng ngài không làm thế, ngài nhận lỗi và bảo đừng đổ oan cho kẻ khác. Đây là tâm địa của bậc trượng phu.  Sử ta, sử Tàu, sử Tây xưa nay chưa từng thấy ông vua nào lại đi xin lỗi dân như vua Quang Trung. Không phải xin lỗi suông, sau đó ngài cho xuất ngân khố để tu bổ lại văn miếu.

 

Đừng nói chi thời đại phong kiến xa xưa, ngay cả thời đại hôm nay cũng khó mà thấy vua hay nguyên thủ quốc gia xin lỗi dân, nhận lỗi với dân, bảo mọi người đừng đổ vấy cho kẻ đối nghịch. Nhất là ở xứ mình hay những quốc gia bị cai trị bởi những thể chế độc tài. Việc lãnh đạo xin lỗi, nhận lỗi có chăng là ở những xứ văn minh, dân chủ, tự do.

 

Ngày xuân nhớ tết Kỷ Dậu 1789, có lẽ đây là một mùa xuân huy hoàng nhất, hãnh diện nhất của dân tộc Việt, sau chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa , đất nước độc lập, chấm dứt tệ cống người vàng cho phương bắc. Đất nước không bị phương bắc lấn chiếm trong một thời gian dài. Tài thao lược, cầm quân của vua Quang Trung có lẽ cũng không cần phải nói nữa, sử sách đầy đủ quá rồi. Tây Sơn dẹp hết các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn, Lê, Mạc, đánh Thanh, đập Xiêm… Quốc gia liền một mối từ ải Nam Quan vào đến Gia Định, đây là cơ sở nền móng của một quốc gia thống nhất, quãng thời gian Quang Trung và Nguyễn Nhạc xung đột tuy có sự phân chia nhưng trên căn bản vẫn là quốc gia thống nhất. Gia Long sau khi hạ được Tây Sơn đã thừa hưởng trọn vẹn thành quả này. Hiện nay có nhiều người viết lại lịch sử, cố ý hạ bệ Quang Trung hoặc bao biện cho việc Gia Long rước quân Xiêm. Cầu viện Pháp, đem chủ quyền quốc gia ủy thác cho Bá Đa Lộc tự tiện ký điều ước Versailles với Pháp để đổi lấy viện trợ đánh Tây Sơn. Thậm chí có người muốn hạ thấp chiến thắng xuân Kỷ Dậu nên tung ra thuyết âm mưu, quân Thanh sang Đại Việt chỉ có năm ngàn quân. Đây là một sự xuyên tạc lịch sử vô cùng tệ hại, nội quân hậu cần của quân Thanh còn lớn hơn con số này! Viết sách, viết sử với cái tâm yêu-ghét dẫn đến thiếu tôn trọng sự thật quả là một điều tai hại không thể chấp nhận được. Sự thật dù có bao biện hay bóp méo thì trước sau vẫn là sự thật, lịch sử không thể viết theo cảm hứng yêu-ghét cá nhân mà phải viết đúng sự thật.

Việc Tây Sơn lạm sát, đốt phá Cù Lao Phố và những địa điểm khác ở miền nam là một điều sai lầm nhưng cũng dễ hiểu là vì trong chiến tranh bên nào cũng có thể mắc sai phạm này! Việc Tây Sơn cho lấy chùa làm hành dinh, buộc tăng hoàn tục, lấy chuông đúc binh khí… là một việc làm thất nhân tâm nhưng đó là thời đại phong kiến xa xưa, Ngay cả thời hiện đại cũng có thảm cảnh tấn công chùa chiền, phá chùa, bách hại tăng…

 

Tình yêu của vua Quang Trung và Ngọc Hân là một mối tình đẹp và bi thảm. Ngay sau khi phá được giặc Thanh, vào thăng Long. Quang Trung lập tức cho người chạy ngựa trạm mang một cành đào vào Phú Xuân cho Ngọc Hân. Đây là hoa đào của tình yêu mang nỗi nhớ thương gởi về Ngọc Hân. Đây cũng là cành đào báo tin thắng trận. Một cành đào Thăng Long vào Phú Xuân mang nhiều ý nghĩa trọn vẹn cả tình riêng và nghĩa chung. Khi Quang Trung chết, Ngọc Hân đau đớn chết đi sống lại, nàng những mong chết theo nhưng ngặt vì còn hai con nhỏ nên phải gượng sống. Đọc Ai Tư Vãn của Ngọc Hân mới thấy cả một trời đau thương của nàng công chúa Bắc Hà.

 

Vội vàng sửa áo lên chầu
Than ôi quạnh quẽ trước lầu nhện giăng…

 

Hoặc là muốn chết theo Quang Trung nhưng còn hai con nhỏ: Ngặt hai con vẫn còn trứng nước…

 

Ngoài tình cảm riêng tư, Ngọc Hân còn ca tụng Quang Trung bằng những vần thơ tuyệt vời, những vần thơ ấy hầu như người nào yêu sử Việt, yêu nước Việt cũng biết. Nàng đã ghi nhận công lao của Quang Trung:

 

Mà may áo vải cờ đào

Giúp dân dựng nước xiết bao công trình…

 

Ngọc Hân dồn hết nỗi lòng của mình vào Ai Tư Vãn, một tình yêu đẹp nhưng ngắn ngủi và bi thảm. Có nhiều vị viết sử cho rằng Quang Trung và Ngọc Hân không có tình yêu, chỉ là kết hôn chính trị. Họ phủ nhận tình yêu của hai người. Thật sự thì ban đầu cũng có thể, khi Quang Trung được Nguyễn Hữu Chỉnh mai mối để cưới Ngọc Hân. Vua Lê muốn có chỗ dựa, Quang Trung muốn được chính danh với sĩ phu Bắc Hà, tuy nhiên ở đời thì lạ gì trai tài gái sắc. Quang Trung và Ngọc Hân gặp nhau phát sinh tình yêu là việc thường tình. Những vị phủ nhận tình yêu giữa hai người có lẽ nên thử một lần đọc lại Ai Tư Vãn của Ngọc Hân để thấy nỗi nhớ thương, nỗi đau thống thiết của nàng như thế nào.

 

Dân gian vậy mà đáo để, người ta ca:

 

Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.

(Ca dao)

 

Tây Sơn tam kiệt vốn xuất thân bình dân, không có gia thế hay bất cứ thế lực chính trị, quân sự nào đỡ đầu. Tây Sơn cũng không nương dựa bất kỳ ai, dựng cờ khởi nghĩa từ con số không ấy vậy mà chẳng mấy chốc dẹp cả cơ đồ hai trăm năm của họ Trịnh ờ Bắc Hà, quét sạch cơ nghiệp chúa Nguyễn từ Phú Xuân vào tới Gia Định. Bao nhiêu dư đảng, lực lượng cát cứ địa phương đều dẹp sạch. Sau khi Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn hủy diệt hết những chứng tích hay bất cứ thứ gì có liên quan đến Tây Sơn, tuy nhiên không thể cấm cản được lòng người ngưỡng mộ Tây Sơn. Nhà Nguyễn gọi Tây Sơn là ngụy, là giặc nhưng người dân vẫn ngấm ngầm bày tỏ tình cảm của mình:

Ai cho miếu lớn hơn đình

Bậu có chồng mặc bậu bậu vẫn gọi mình bằng anh.

(Ca dao)

 

Bậu, qua là hai từ cổ ngày nay đã mai một, hai từ này là phương ngữ vùng nam trung bộ (sau này theo di dân khẩn hoang mang theo vào miền nam). Câu ca dao này có thể từ một ông đồ hay chữ đặt ra, cũng có thể một người nào đó tưởng nhớ nhà Tây Sơn chế ra, rồi từ đó lan rộng trong dân gian. Câu ca dao nhẹ nhàng, kín đáo, ẩn dụ nhưng minh định rõ ràng. Dù cho triều Nguyễn chiến thắng và đang là chủ nhân ông nhưng lòng dân vẫn tôn thờ Tây Sơn.

 

Suốt chiều dài lịch sử đẫm lệ, đầy máu xương vì những cuộc chiến chống giặc phương bắc hay những cuộc nội chiến tương tàn ấy vậy mà ngày nay vẫn tiếp diễn chứ chưa hề chấm dứt, có chăng là những giai đoạn ngắn tạm được sống an ổn trong hòa bình. Lịch sử với bao bài học xương máu đắt giá nhưng hình như chúng ta vẫn phải tiếp tục học và tiếp tục trả giá.

 

Mùa xuân lại về, chợt nhớ mùa xuân Kỷ Dậu với chiến thắng lẫy lừng năm xưa, nhớ tiền nhân xây dựng giữ gìn bờ cõi, lòng hoài niệm về đất cũ quê xưa.

 

Tiểu Lục Thần Phong

(Ất Lăng thành, 02/23)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mùa đông xuân năm nay, trời lạnh sớm, cái lạnh tái tê kéo dài từng đợt trên khắp cả nước, từ miền cao đến châu thổ. Có những nơi như đèo Ô Qui Hồ, Mẫu Sơn, Y Tý… tuyết rơi trắng xóa. Tuyết nơi miền chí tuyến! Cùng với tiết trời là những đợt gió rét mướt vi vu dễ làm chùng lòng, chẳng dám dậy sớm đi biển. Nên nhớ vẩn vơ. Nhớ gió qua bao nỗi niềm.
Bà mỉm cười khi thấy chén bát thằng bé đã xếp gọn gàng. Bà nhấc lên khỏi mặt bàn, dưới cái đĩa cuối cùng thì bà thấy có một tờ giấy bạc 50.000 đồng chặn ở dưới! Con cám ơn.
Luật bất thành văn/ cho phép anh nói dối một ngày/ anh nói dối cả đêm...
Hôm nay, ngày 30 tháng 3 năm 2022, đúng 47 năm ngày kỷ niệm trận Khánh Dương, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù rút quân về Phan Rang, theo sau là đoàn xe của quân đội và đồng bào theo chân quân đội quốc gia xuôi về nam lánh nạn cộng sản.
Anh ta là bạn cùng xóm và cùng lớp với anh tôi. Trong khi anh tôi hiền lành thật thà bao nhiêu thì anh ta mưu mô, gian xảo bấy nhiêu...
quê hương tôi đã hư hoại sau bao tháng tư / mục ruỗng từ trong ra ngoài / chôn trong ngôi mộ dân tộc tập thể / cao và rộng ̶ ̶ ̶ trùm khắp trải dài ngày ngày nín thở trong nhà mồ kín hơi...
Chỉ có tình thương mới đem hòa bình cho thế giới, chỉ có lòng thương yêu bớt hận thù, và người bị bệnh nói nhiều cũng phải vì lý do gì đó, sự uất ức dồn nén trong đầu, trong tim...
thân hướng dương cháy xém / gục đầu nhìn về phía mặt trời / tiếng đạn bom vần vũ trên cao...
Mùa xuân Tự Thánh nguyên niên, Trường An tưng bừng khai hội hoa xuân, bá tánh trong ngoài thành hớn hở trẩy hội, nam thanh nữ tú dập dìu, tài tử giai nhân lả lướt, đại gia quyền thế cũng chen chúc vào ra. Trường An chưa bao giờ rực rỡ và đẹp như thế....
Em xa Phố Thị lâu rồi/ Có quên không nhỉ những nơi hẹn hò/ Khu rừng Trắc - Bá bây giờ/ Mùa Thu đã gọi vàng xưa đổ về...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.