Hôm nay,  

Chuyện vãn ngày Xuân

11/02/202309:19:00(Xem: 1667)
Tạp bút

Tượng_đài_Hoàng_đế_Quang_Trung

 

Thôi thôi thôi việc đã rồi

Mọi sự xin cứ trách bồi vào ta

Nay mai dựng lại nước nhà

Bia nghè vững chãi trên tòa trăm gian

Thôi thôi việc đã lỡ làng

Cũng đừng đổ oan cho thằng Trịnh Khải.

 

Tương truyền đây là những lời thơ Nôm mà vua Quang Trung phê vào sớ tâu của dân làng Văn Chương. Tờ sớ khá dài, trong đó nêu lên sự hư hoại gãy đổ bia tiến sĩ ở văn miếu. Người dân đồ đoán văn miếu bị tàn phá là do quân Tây Sơn trong lúc đánh dẹp họ Trịnh đã gây ra vừa đưa thêm giả thuyết do Trịnh Khải cho người phá hoại để đổ vấy cho Tây Sơn. Điều đáng nói ở đây là khi nhận sớ, vua Quang Trung chẳng những không giận dữ mà còn đích thân dùng chữ Nôm để phê với thái độ cầu thị vô cùng đặc biệt của ngài.

 

Qua lời phê cho ta thấy đây là một việc rất lạ, rất độc đáo, sử cả ngàn năm chưa từng thấy. Dưới chế độ phong kiến thì vua là thiên tử, quyền uy tuyệt đối. Thuyết Nho gia cho rằng, dưới gầm trời này không có đất nào không phải là đất của vua, có người dân nào không phải là tôi đòi của vua. Vua tuyệt đối đúng, mọi người phải vâng mệnh. Vua chỉ con chó nói là con dê thì mọi người cũng phải chịu là dê! Ấy vậy mà ở đây ta thấy vua Quang Trung xin lỗi, nhận lỗi, nhận mọi trách nhiệm, bảo mọi người cứ “trách bồi vào ta”. Chẳng những thế còn bảo mọi người đừng đổ vấy cho đối thủ của mình “cũng đừng đổ oan cho thằng Trịnh Khải”. Với khí thế bách chiến bách thắng, với quyền oai và thế lực tuyệt đối như  vua Quang Trung thì việc đổ vấy cho ai làm hư hoại văn miếu mà chả được, nhưng ngài không làm thế, ngài nhận lỗi và bảo đừng đổ oan cho kẻ khác. Đây là tâm địa của bậc trượng phu.  Sử ta, sử Tàu, sử Tây xưa nay chưa từng thấy ông vua nào lại đi xin lỗi dân như vua Quang Trung. Không phải xin lỗi suông, sau đó ngài cho xuất ngân khố để tu bổ lại văn miếu.

 

Đừng nói chi thời đại phong kiến xa xưa, ngay cả thời đại hôm nay cũng khó mà thấy vua hay nguyên thủ quốc gia xin lỗi dân, nhận lỗi với dân, bảo mọi người đừng đổ vấy cho kẻ đối nghịch. Nhất là ở xứ mình hay những quốc gia bị cai trị bởi những thể chế độc tài. Việc lãnh đạo xin lỗi, nhận lỗi có chăng là ở những xứ văn minh, dân chủ, tự do.

 

Ngày xuân nhớ tết Kỷ Dậu 1789, có lẽ đây là một mùa xuân huy hoàng nhất, hãnh diện nhất của dân tộc Việt, sau chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa , đất nước độc lập, chấm dứt tệ cống người vàng cho phương bắc. Đất nước không bị phương bắc lấn chiếm trong một thời gian dài. Tài thao lược, cầm quân của vua Quang Trung có lẽ cũng không cần phải nói nữa, sử sách đầy đủ quá rồi. Tây Sơn dẹp hết các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn, Lê, Mạc, đánh Thanh, đập Xiêm… Quốc gia liền một mối từ ải Nam Quan vào đến Gia Định, đây là cơ sở nền móng của một quốc gia thống nhất, quãng thời gian Quang Trung và Nguyễn Nhạc xung đột tuy có sự phân chia nhưng trên căn bản vẫn là quốc gia thống nhất. Gia Long sau khi hạ được Tây Sơn đã thừa hưởng trọn vẹn thành quả này. Hiện nay có nhiều người viết lại lịch sử, cố ý hạ bệ Quang Trung hoặc bao biện cho việc Gia Long rước quân Xiêm. Cầu viện Pháp, đem chủ quyền quốc gia ủy thác cho Bá Đa Lộc tự tiện ký điều ước Versailles với Pháp để đổi lấy viện trợ đánh Tây Sơn. Thậm chí có người muốn hạ thấp chiến thắng xuân Kỷ Dậu nên tung ra thuyết âm mưu, quân Thanh sang Đại Việt chỉ có năm ngàn quân. Đây là một sự xuyên tạc lịch sử vô cùng tệ hại, nội quân hậu cần của quân Thanh còn lớn hơn con số này! Viết sách, viết sử với cái tâm yêu-ghét dẫn đến thiếu tôn trọng sự thật quả là một điều tai hại không thể chấp nhận được. Sự thật dù có bao biện hay bóp méo thì trước sau vẫn là sự thật, lịch sử không thể viết theo cảm hứng yêu-ghét cá nhân mà phải viết đúng sự thật.

Việc Tây Sơn lạm sát, đốt phá Cù Lao Phố và những địa điểm khác ở miền nam là một điều sai lầm nhưng cũng dễ hiểu là vì trong chiến tranh bên nào cũng có thể mắc sai phạm này! Việc Tây Sơn cho lấy chùa làm hành dinh, buộc tăng hoàn tục, lấy chuông đúc binh khí… là một việc làm thất nhân tâm nhưng đó là thời đại phong kiến xa xưa, Ngay cả thời hiện đại cũng có thảm cảnh tấn công chùa chiền, phá chùa, bách hại tăng…

 

Tình yêu của vua Quang Trung và Ngọc Hân là một mối tình đẹp và bi thảm. Ngay sau khi phá được giặc Thanh, vào thăng Long. Quang Trung lập tức cho người chạy ngựa trạm mang một cành đào vào Phú Xuân cho Ngọc Hân. Đây là hoa đào của tình yêu mang nỗi nhớ thương gởi về Ngọc Hân. Đây cũng là cành đào báo tin thắng trận. Một cành đào Thăng Long vào Phú Xuân mang nhiều ý nghĩa trọn vẹn cả tình riêng và nghĩa chung. Khi Quang Trung chết, Ngọc Hân đau đớn chết đi sống lại, nàng những mong chết theo nhưng ngặt vì còn hai con nhỏ nên phải gượng sống. Đọc Ai Tư Vãn của Ngọc Hân mới thấy cả một trời đau thương của nàng công chúa Bắc Hà.

 

Vội vàng sửa áo lên chầu
Than ôi quạnh quẽ trước lầu nhện giăng…

 

Hoặc là muốn chết theo Quang Trung nhưng còn hai con nhỏ: Ngặt hai con vẫn còn trứng nước…

 

Ngoài tình cảm riêng tư, Ngọc Hân còn ca tụng Quang Trung bằng những vần thơ tuyệt vời, những vần thơ ấy hầu như người nào yêu sử Việt, yêu nước Việt cũng biết. Nàng đã ghi nhận công lao của Quang Trung:

 

Mà may áo vải cờ đào

Giúp dân dựng nước xiết bao công trình…

 

Ngọc Hân dồn hết nỗi lòng của mình vào Ai Tư Vãn, một tình yêu đẹp nhưng ngắn ngủi và bi thảm. Có nhiều vị viết sử cho rằng Quang Trung và Ngọc Hân không có tình yêu, chỉ là kết hôn chính trị. Họ phủ nhận tình yêu của hai người. Thật sự thì ban đầu cũng có thể, khi Quang Trung được Nguyễn Hữu Chỉnh mai mối để cưới Ngọc Hân. Vua Lê muốn có chỗ dựa, Quang Trung muốn được chính danh với sĩ phu Bắc Hà, tuy nhiên ở đời thì lạ gì trai tài gái sắc. Quang Trung và Ngọc Hân gặp nhau phát sinh tình yêu là việc thường tình. Những vị phủ nhận tình yêu giữa hai người có lẽ nên thử một lần đọc lại Ai Tư Vãn của Ngọc Hân để thấy nỗi nhớ thương, nỗi đau thống thiết của nàng như thế nào.

 

Dân gian vậy mà đáo để, người ta ca:

 

Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.

(Ca dao)

 

Tây Sơn tam kiệt vốn xuất thân bình dân, không có gia thế hay bất cứ thế lực chính trị, quân sự nào đỡ đầu. Tây Sơn cũng không nương dựa bất kỳ ai, dựng cờ khởi nghĩa từ con số không ấy vậy mà chẳng mấy chốc dẹp cả cơ đồ hai trăm năm của họ Trịnh ờ Bắc Hà, quét sạch cơ nghiệp chúa Nguyễn từ Phú Xuân vào tới Gia Định. Bao nhiêu dư đảng, lực lượng cát cứ địa phương đều dẹp sạch. Sau khi Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn hủy diệt hết những chứng tích hay bất cứ thứ gì có liên quan đến Tây Sơn, tuy nhiên không thể cấm cản được lòng người ngưỡng mộ Tây Sơn. Nhà Nguyễn gọi Tây Sơn là ngụy, là giặc nhưng người dân vẫn ngấm ngầm bày tỏ tình cảm của mình:

Ai cho miếu lớn hơn đình

Bậu có chồng mặc bậu bậu vẫn gọi mình bằng anh.

(Ca dao)

 

Bậu, qua là hai từ cổ ngày nay đã mai một, hai từ này là phương ngữ vùng nam trung bộ (sau này theo di dân khẩn hoang mang theo vào miền nam). Câu ca dao này có thể từ một ông đồ hay chữ đặt ra, cũng có thể một người nào đó tưởng nhớ nhà Tây Sơn chế ra, rồi từ đó lan rộng trong dân gian. Câu ca dao nhẹ nhàng, kín đáo, ẩn dụ nhưng minh định rõ ràng. Dù cho triều Nguyễn chiến thắng và đang là chủ nhân ông nhưng lòng dân vẫn tôn thờ Tây Sơn.

 

Suốt chiều dài lịch sử đẫm lệ, đầy máu xương vì những cuộc chiến chống giặc phương bắc hay những cuộc nội chiến tương tàn ấy vậy mà ngày nay vẫn tiếp diễn chứ chưa hề chấm dứt, có chăng là những giai đoạn ngắn tạm được sống an ổn trong hòa bình. Lịch sử với bao bài học xương máu đắt giá nhưng hình như chúng ta vẫn phải tiếp tục học và tiếp tục trả giá.

 

Mùa xuân lại về, chợt nhớ mùa xuân Kỷ Dậu với chiến thắng lẫy lừng năm xưa, nhớ tiền nhân xây dựng giữ gìn bờ cõi, lòng hoài niệm về đất cũ quê xưa.

 

Tiểu Lục Thần Phong

(Ất Lăng thành, 02/23)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiếc xe khách Sài Gòn ra Huế tạm dừng ở thành phố Nha Trang vào khoảng bốn giờ chiều. Xe chưa đậu hẳn thì đã có bao nhiêu kẻ bán hàng vặt ồ ạt phóng tới miệng rao hàng inh ỏi tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn. Một số ăn xin tật nguyền, què cụt cũng cố chen lấn tranh nhau hành nghề...
Tôi quen biết Loan thật tình cờ, người đời thường gọi là “duyên”, với tôi, là một định mệnh từ muôn kiếp trước, đã gắn liền hai cuộc đời chúng tôi thành hai chị em, thương yêu và gần gũi, giúp đỡ, an ủi nhau còn hơn chị em ruột thịt...
Bản thân tôi ít khi nào dám ngó về biển cả, dù thấy biển cả rất mênh mông, thoáng mát và êm ả qua nhiều hình ảnh. Cũng có lúc tôi trực diện biển khơi, nhưng chỉ là lúc biển êm sóng dịu rì rào ru hát « Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào… » hoặc là lúc mơ mộng, biển nhớ…
Thời gian sau 1975, tôi cỡ 9-10 tuổi, ngoài ông anh lớn đi dạy ở Cần Thơ, tôi có ba người anh đang học Đại Học, hằng tuần có bạn bè kéo về nhà tôi tụ tập ăn uống, đờn địch ca hát rất vui. Tôi nhỏ tuổi không được tham gia, nhưng có núp ở sau bếp... nghe lỏm...
Kanchanaburi là một tỉnh miền trung Thái Lan có biên giới chung với Miến Điện. Thủ phủ là thành phố cùng tên cách Bangkok 140km. Ở đây có cây cầu nổi tiếng xây dựng từ WWII, cầu sông Kwai...
Chiến trận ngày mỗi lan rộng, mức độ tàn phá cũng gia tăng khủng khiếp. Mỗi lần quân Pháp vào làng càn quét, dân chúng lại bồng bế nhau tản cư, chỉ còn dân quân tự vệ ở lại bảo vệ nhưng cũng yếu ớt lắm. Khi quân Pháp rút, để lại hàng chục xác chết, dân lại trở về chôn cất người chết, dựng lại gian nhà tranh bị thiêu rụi rồi tiếp tục cày cuốc kiếm sống. Cuộc sống đã nghèo khổ nay càng nghèo khổ hơn...
Câu chuyện bắt đầu, một người kể: “Sở dĩ con kên kên sói đầu vì nó ăn mít. Nó đút đầu vào ruột trái mít đục khoét. Mủ mít dính chặt lông. Khi rút đầu ra, lông dính lại. Đầu trọc lóc.” Người thứ hai lên tiếng: “Nói vô lý. Kên kên ăn xác chết, ăn đồ hôi thúi. Mít có mùi thơm. Kên kên không ăn đồ thơm.” Người thứ nhất trả lời: “Nói có lý nhưng xét ra vô lý. Kên kên không ăn mít thường nhưng ăn Sầu riêng. Mít Sầu riêng hôi lắm.” “Nói vô lý. Sầu riêng thơm kiểu khác. Cả triệu người ăn. Cả triệu người ghiền. Điên hay sao mà ăn đồ hôi.” “Bà thấy thơm nhưng tui thấy hôi. Quyền tự do mà. Cả triệu người không ăn Sầu riêng. Cả triệu người thấy Sầu riêng hôi.” “Nói tào lao. Hoa thì thơm. Phân thì hôi. Ai có thể ngửi thấy hầm lù thơm?” “Có thể hôi thúi, nhưng ở đó lâu ngày, quen đi. Thúi cũng như thơm. Giống những người ở xung quanh Kinh Nước Đen.”
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam...
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung...
thăng trầm lên xuống / như những bậc đá trên đồi xanh / tóc bay theo gió / mùa hạ êm đềm thắp lửa mặt trời / trong từng đôi mắt mong đợi / dõi cánh chim bay xa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.