Hôm nay,  

Hình như mùa hè vừa đi qua

01/02/202315:24:00(Xem: 2205)
Truyện

dai-hoc-van-khoa

Chiều hôm ấy, một buổi chiều cuối mùa Hè năm 1956, trước cổng trường Võ Tánh Nha Trang, Trọng nhìn theo mái tóc dài thả sau hai bờ vai và tà áo dài trắng, và gọi lớn tên nàng nhưng Thu Nguyệt vẫn lặng lẽ tiếp tục đạp xe đạp, không đáp lại lời kêu gọi của Trọng, ngay cả ngoái đầu nhìn lại nhau lần cuối.

 

Cách đó chưa đầy ba hôm, khi đang thu mình ngồi ở cuối phòng thi vấn đáp để ôn lại bộ môn Việt văn, Trọng vừa thoáng nghe tiếng guốc ai xem chừng quen thuộc mặc dầu tiếng chân người đi rất nhẹ bên ngoài hành lang. Trọng ngước mắt nhìn qua bệ cửa sổ, thoáng gặp ánh mắt của Thu Nguyệt hình như nàng đang cố tìm anh. Trọng rất mừng khi biết Thu Nguyệt cũng được vào thi vấn đáp như mình. Đây là kỳ thi deuxième session của bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1956 tại Nha Trang. Hình như cả trường Trung Học Tư Thục Kim Yến lúc ấy chỉ có Thu Nguyệt và Trọng qua được kỳ thi Écrit và vào thi Oral hôm ấy. Thu Nguyệt cố đi thật nhẹ vào phòng và nàng tự động kéo ghế ngồi sát vào anh. Trọng nghe hơi thở nồng ấm của Thu Nguyệt khi nàng nói rõ vào tai anh:

 

– Anh lập được bản tóm tắt bộ môn Việt văn hay quá, vậy hai đứa mình ôn chung với nhau đi anh.

 

Nghe vậy, Trọng liền đưa cho Thu Nguyệt bản tóm tắt thứ nhất, và nói:

 

– Khi nào Thu Nguyệt ôn xong quyển 1 thì mình sẽ đổi cho Thu Nguyệt bản 2.

 

Thu Nguyệt nhất định không chịu, nàng bảo:

 

– Hai đứa ôn chung một quyển cho nhanh. Và nàng chủ động lấy quyển tóm tắt một, và hai đứa chụm đầu vào nhau đọc thật nhanh những trang tóm tắt. Thu Nguyệt kéo tay áo cao lên để hiện rõ cườm tay nõn nà với những sợi lông măng đen mượt và ngón tay trỏ của nàng chỉ vào hàng chữ cho hai đứa đọc. Bàn tay Thu Nguyệt đẹp như búp hoa sen màu hồng lướt đi thoăn thoắt trên trang giấy.

 

Bây giờ Trọng mới để ý phòng thi vấn đáp trở nên im lặng khác thuờng. Các thí sinh, các cô thầy giáo đang thi vấn đáp đều đổ dồn ánh mắt nhìn về phía Thu Nguyệt và Trọng. Trọng không phải nói ra điều này với Thu Nguyệt và tin rằng Thu Nguyệt cũng cảm nhận như mình.

 

Thu Nguyệt là một trong những nữ sinh xinh đẹp và quí phái một thời của trường Trung Học Kim Yến Nha Trang. Thu Nguyêt còn có tên là “Nguyệt Mắt Quạ” vì Thu Nguyêt có đôi mắt đen lánh hút hồn những ai được cô nhìn đến. Vì đôi mắt quạ và màu da trắng xạm nắng mặn mà của gió biển Nha Trang, Thu Nguyệt trong quá khứ đã làm điêu đứng không biết bao nhiêu chàng trai của thành phố biển này. Năm ấy Thu Nguyệt vừa tròn mười tám còn Trọng vì ảnh hưởng chiến tranh, chuyện học hành của anh có phần chậm trễ, năm ấy anh cũng vừa đúng hai mươi.

 

Trọng và Thu Nguyệt vẫn ngồi thu mình bên cạnh nhau ở cuối phòng tiếp tục ôn bài, mặc dầu cho thiên hạ cứ lao xao nhìn về phía hai người. Chợt nghe thầy giáo gọi tên, Trọng liền đứng dậy, Thu Nguyệt nắm lấy tay anh và nói vói theo bonne chance...

 

Thầy giáo phỏng vấn Trọng, có gương mặt phượng, đôi chân mày rậm, da mặt trắng, nói giọng Bắc, đúng là một thư sinh. Thầy giáo rất lịch sự hỏi anh về những bài “hát nói” của Nguyễn Công Trứ, về nhà thơ Trần Tế Xương. Cuối cùng thầy giáo hỏi anh nghĩ gì về câu thơ sau đây của Nguyễn Gia Thiều “Cầu Thệ Thủy ngồi trơ cổ độ, Quán Thu Phong đứng rũ tà huy”. Hỏi xong câu ấy, ông thầy giáo có vẻ ân hận, có lẽ thầy nghĩ câu hỏi ấy hơi quá sức cho một thí sinh ở bậc Trung học đệ nhất cấp như anh. Thầy giáo không ngờ Trọng trả lời câu hỏi ấy chẳng những thông suốt mà còn rất là lý thú. Thầy giáo hỏi anh học Việt văn với thầy nào trong những năm qua? Trọng trả lời: em học với thầy Cung Giũ Nguyên. Nghe vậy ông giáo chỉ đáp lại bằng cái nhún vai: anh là người có diễm phúc. Thưa thầy thật vậy, Trọng đáp lại. Sau đó thầy giáo bắt tay anh và chúc anh may mắn. Vô tình thầy giáo cho anh thấy anh được 7 điểm trên 10. Có điều lạ khi phỏng vấn Trọng, thầy giáo không quên thỉnh thoảng thầy nhìn về hướng Thu Nguyệt. Việc ấy làm cho Trọng thấy khó chịu. Về đến chỗ ngồi, Trọng nhận được nụ cười khả ái của Thu Nguyệt, nàng nói với anh: Tôi nghĩ anh qua được bộ môn Việt văn rồi với điểm khá tốt. Mặc dầu Trọng ngạc nhiên về câu nói ấy, nhưng anh không hỏi tại sao Thu Nguyêt lại cảm nhận được điều ấy.

 

Câu chuyện của họ chưa kịp chấm dứt thì Thu Nguyệt đã được thầy giáo gọi tên. Nàng bước đến thầy giáo với vẻ e lệ rụt rè như một tiểu thư khuê các. Thầy giáo đưa tay kéo ghế mời Thu Nguyệt ngồi đối diện với ông ta. Liền sau đó thầy giáo có vẻ lính quýnh, ông chỉ biết mân mê cây viết Parker đang cầm với mười đầu ngón tay. Ông ta không dám nhìn thẳng vào mắt Thu Nguyệt. Trọng biết ngay từ lúc đó ông giáo đã bị đôi mắt quạ của Thu Nguyệt hớp hồn. Không phải riêng Trọng, cả lớp đều quay đầu nhìn về phía Thu Nguyệt, ngay cả các thầy cô giáo đang phỏng vấn học sinh các bộ môn khác. Trọng nghe thầy giáo hỏi Thu Nguyệt về ý nghĩa câu thơ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, dịch giả Chinh Phụ Ngâm Khúc: “Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai/ Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây”. Trước khi nói cảm tưởng của mình về câu văn trên, Thu Nguyệt nói: xin thầy cho em được phép nhắc lại nguyên văn Hán tự hai câu văn trên của Đặng Trần Côn: “Lao dữ nhân hề, thủy dữ ngôn, quân tại thiên nhai thiếp ý môn”. Ông giáo tỏ ra sửng sốt, lần này ông cố lấy hết can đảm nhìn vào đôi mắt quạ của Thu Nguyệt, ông ngợi khen vốn Hán tự mà Thu Nguyệt có. Thu Nguyêt thật thà bảo: Thưa thầy đó chỉ là em học thuộc lòng bản phiên âm, thật sự em chưa hề được dạy bảo về Hán tự. Sau khi trao đổi chừng mười lăm phút, ông giáo cám ơn Thu Nguyệt và ông cũng không quên chúc Thu Nguyệt nhiều may mắn. Thu Nguyệt trở về chỗ ngồi, nàng có vẻ xúc động gần như nàng muốn khóc. Trọng đã phải vỗ về an ủi, dù sao tụi mình cũng chắc chắn qua được môn Việt văn rồi. Nàng cười và nói: Cám ơn anh, mình qua được môn Việt văn hôm nay là nhờ bài tóm tắt của anh thật đầy đủ, ngay cả với những câu cổ văn Hán tự. Rồi nàng ngả đầu vào vai Trọng:

 

– Buổi thi vấn đáp của tụi minh hôm nay đến đây là hết, ngày mai chỉ còn hai môn nữa, anh nhớ đến thật sớm để tụi mình cùng ôn bài. Nhớ đến sớm nghe anh.

 

Trọng lặng thinh, chỉ biết lủi thủi bước theo Thu Nguyêt ra về. Ra đến ngoài, đứng dưới véranda, Trọng vụt miệng nói với Thu Nguyệt:

 

– Tôi nghĩ Thu Nguyêt đâu cần thuộc bài mới đậu?

 

Sau câu nói ấy Trọng thấy mặt Thu Nguyệt biến sắc. Nàng có vẻ vô cùng giận dữ, chân mày nhíu lại, miệng há hốc nhìn anh với đôi môi run run. Nhưng liền sau đó đôi mắt quạ của Thu Nguyệt trở nên hiền dịu lạ thường, nụ cười lại điểm trên gương mặt trái xoan, với giọng nói đằm thắm thân yêu, Thu Nguyệt nói với Trọng:

 

–  Anh Trọng? Anh đánh giá mình như thế nào mà anh nhẫn tâm nói như vậy? Xin anh đừng nói với mình những câu nói như vậy nữa. Nếu anh cứ tiếp tục nói như vậy sau này anh sẽ ân hận khi anh nhớ về mình.

 

Trọng vô cùng bối rối chỉ biết nói:

 

– Xin Thu Nguyệt thứ lỗi cho, tôi đã quá vụng về.

 

Với nụ cười rạng rỡ, Thu Nguyệt nói:

 

– Vậy thì hai đứa mình coi như huề. Mai nhớ đến sớm để hai đứa mình cùng ôn bài nghe anh.

 

Sau khi từ giã Thu Nguyệt, trên đường về nhà, Trọng mới nhận ra một sự thật phũ phàng, đối với Thu Nguyệt trước sau gì anh cũng chỉ là một cậu học trò khờ khạo chưa đủ trưởng thành. Nhớ lại câu Thu Nguyệt nói “Vậy thì hai đứa mình coi như là huề” như một lời an ủi cho một đứa trẻ con.

 

Vào buổi xế chiều ngày thi vấn đáp cuối cùng, Trọng và Thu Nguyệt đã thi xong và tin tưởng cả hai đều đậu. Nhưng không ai muốn ra về. Họ vẫn yên lặng ngồi bên cạnh nhau, bất chợt Thu Nguyêt nói:

 

– Ngoài kia nắng cuối Hạ vàng vọt làm sao ấy! Gió biển vẫn dạt dào thổi nghe mát rượi... phải không anh? 

 

Câu hỏi của Thu Nguyệt kéo Trọng về thực tế. Trọng vẫn lặng yên, ngồi bên canh Thu Nguyệt như tượng đá. Một lần nữa Thu Nguyệt âu yếm nắm lấy cánh tay anh, nhìn thẳng vào mắt anh như để thăm dò, nàng hỏi:

 

– Đậu xong bằng Thành Chung kỳ này, chắc anh tiếp tục học hết tú tài và vào đại học phải không anh?

 

Nghe Thu Nguyệt hỏi, Trọng xem chừng con đường tương lai của mình còn xa ngái, trong lúc Thu Nguyệt là một thiếu nữ rất thực tế nhưng mộng của nàng rất cao. Trọng nhớ cách đây 3 tháng, Thu Nguyệt cho Trọng hay là Thu Nguyệt vừa từ chối lời cầu hôn của một thầy giáo dạy Anh văn đã từng du học bên Anh, với lý do đơn giản, “Thầy giáo không phải là đối tượng tình cảm của mình”. Trọng cúi đầu nhìn mũi giầy, Trọng biết Thu Nguyệt ở quá xa tầm tay mình với tới. Trọng nói với Thu Nguyệt:

 

– Đậu bằng Thành Chung kỳ 2, coi như lỡ thầy lỡ thợ. Thôi thì tiếp tục học lên đệ tam, sau rồi mới tính.

 

Nghe nói thế, Thu Nguyệt liền đỡ lời:

 

– Sao vậy anh? Anh có vẻ bi quan vậy? Mình thấy anh có đủ khả năng tiến xa và rất xa hơn các bạn bè. Còn mình thì tuần sau vào Sài Gòn mình cố thi vào một trường chuyên môn nào đó như Sage Femme D’État, Infirmier D’État... Chỉ cần có bằng Thành Chung là đủ.

 

Trọng liền cướp lời Thu Nguyệt:

 

– Dù cho học trường nào đi nữa, tôi nghĩ Thu Nguyệt vào Sài Gòn sống là hợp lý, ở đó Thu Nguyệt có muôn vàn lựa chọn cho tương lai của mình.

 

Sau một phút yên lặng, trầm ngâm, Thu Nguyệt nói:

 

– Cám ơn anh, nhờ sự giúp đỡ của anh trong mấy ngày qua, nếu không gặp được anh, chưa chắc tụi mình có ngày vui như hôm nay.

 

Đoạn Thu Nguyệt ngả đầu vào vai Trọng, nàng khẽ nói:

 

– Thôi, chiều rồi, mình về nghe anh. Chắc không còn cơ hội gặp lại nhau lần nữa.

 

Nghe Thu Nguyệt nói những lời giã biệt quá bất ngờ, Trọng buồn chi lạ! Trọng rất muốn gặp lại Thu Nguyệt nhưng chàng không đủ can đảm gọi tên Thu Nguyệt cho thật lớn để cho Thu Nguyệt ngoái đầu nhìn lại nhau lần cuối.  

 

Chỉ có hai ngày ngồi bên cạnh Thu Nguyệt vào thi vấn đáp, chỉ có hai ngày ấy thôi, Thu Nguyệt đã dạy cho Trọng bài học vỡ lòng về tình yêu, Trọng cảm thấy mình lớn lên qua nhiều năm tháng. Trọng cám ơn Thu Nguyệt đã đi vào đời tình cảm của mình như một định mệnh, để lai cho mình những kỷ niệm khó nguôi, đẹp và buồn. Nắng vàng ngoài sân trường Võ Tánh chiều hôm ấy bỗng dưng rưng rưng. Trọng đang khóc.

 

– Đào Như

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào ngày 6 tháng 12, 2023, nhà thơ, nhà văn, giáo sư văn học và nhà hoạt động xã hội được yêu mến người Palestine Refaat Alareer đã thiệt mạng trong một cuộc không kích từ Israel cùng với người anh, em gái và bốn đứa con của họ. Trong tuần để tang kể từ đó, những lời tri ân dành cho cuộc đời, sự nghiệp viết lách và các hoạt động nghệ thuật tích cực của Alareer đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Nhiều lời tri ân được đăng cùng với bài thơ cuối cùng “Nếu tôi phải chết” được ông đăng trên Twitter của mình vào ngày 1 tháng 11 năm 2023. Cho đến nay, bài thơ chia tay như một điềm báo đau lòng của Alareer hiện đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng; được đọc trên các sân khấu thế giới và được viết trên các bức tường sân ga tàu điện; được in trên các biểu ngữ, bảng hiệu, cờ và diều, được giương cao trong các cuộc biểu tình đòi ngưng bắn trên khắp thế giới.
Nhà xuất bản của Ocean Vương trên Marketplace cũng như Ocean Vương trên Instagram của mình đã thông báo về cuốn tiểu thuyết mới sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2025, Emperor of Gladness. “Emperor of Gladness” là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Ocean Vương, “kể về một năm trong cuộc đời của một thanh niên ương ngạnh ở New England, người tình cờ trở thành người chăm sóc cho một góa phụ 82 tuổi bị mất trí nhớ, tạo nên câu chuyện về tình bạn. sự mất mát và mức độ chúng ta sẵn sàng mạo hiểm để đòi hỏi một trong những ân huệ quý giá nhất của cuộc đời: cơ hội thứ hai.”
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Thông thường khi nghe hai chữ “cô đơn” chúng ta liên tưởng đến trạng thái tinh thần yếm thế, tâm tư buồn bã, ngày tháng chán chường, thậm chí, cuộc đời trống rỗng. Có lẽ, vì ý nghĩa từ điển của từ vựng này; có lẽ, vì ảnh hưởng văn chương nghệ thuật; có lẽ vì chúng ta đã từ lâu tin như thế, mà không bao giờ đặt một nghi vấn nào. Đây là định nghĩa của “cô đơn” qua Bách thư toàn khoa Wikipedia: “Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết hợp hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, người ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất.
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.