Hôm nay,  

Đi thăm Texas, thành phố Houston

28/01/202313:41:00(Xem: 2523)


hung 1



Sau khi viếng thăm Corpus Christi chúng tôi trở lại thành phố Houston, thành phố lớn nhất của Texas. Trong những ngày đầu lập quốc, thành phố Houston đã từng là thủ đô tạm thời của “nước Texas”, sau đó thủ đô chính thức được dời sang thành phố Austin.

 

Vậy Houston là ai mà được vinh danh mang tên của thành phố này? Thêm nữa, hiểu biết về Sam Houston thật là điều cần thiết nếu ta muốn biết tường tận sự lý thú về lịch sử hình thành của tiểu bang Texas.

 

hung 2                                                            Sam Houston


Sam Houston sinh trưởng ở Virginia nhưng theo gia đình di chuyển về tiểu bang Tennessee lúc còn là một cậu bé con. Ông không thích đến trường nhưng lại thích đọc sách nên có kiến thức rất rộng. Khi đủ tuổi trưởng thành ông gia nhập quân đội, trở thành sĩ quan theo đoàn quân của tướng Andrew Jackson đánh dẹp quân da đỏ Creek Indians. Houston giải ngũ, hành nghề luật sư ở Tennessee, bắt đầu tham gia chính trường năm 30 tuổi và đắc cử dân biểu liên bang đại diện cho tiểu bang Tennessee trong quốc hội ở Washington D.C. và sau đó làm thống đốc tiểu bang Tennessee. Ông có diện mạo cao khỏe, đặc biệt có nhiều điểm giống người bạn thân tức Tổng thống Andrew Jackson (1) (vị tổng thống thứ 7 của Hoa Kỳ) rất năng động, có tài lôi cuốn quần chúng. Người ta tin rằng ông có thể trở thành tổng thống tương lai của Hoa Kỳ.

 

Năm 1833, Sam Houston đến Texas để thương lượng về một số vấn đề của người da đỏ. Ông tỏ ra rất thích thú về vùng đất mới này và đã quyết định định cư ở đây, để rồi bắt đầu vận động cho một Texas tự trị vì lúc này Texas còn thuộc Mễ Tây Cơ. Đó cũng là nguyện vọng chung của toàn thể di dân đã đến đây sinh sống, nhưng chính quyền Mễ Tây Cơ từ chối mọi đề nghị của dân Texas.

 

Texas trở thành Tiểu bang của Hoa Kỳ

 

Trận chiến San Jacinto (vùng Galveston như đã kể) đã chiến thắng hoàn toàn và một nước Cộng hòa Texas độc lập đã được thiết lập. Sự độc lập của Texas kéo dài từ 1836 tới 1845 và Houston trở thành Tổng thống đầu tiên của “nuớc Texas” và Stephen Austin làm Bộ trưởng Ngoại giao.       Sau đó, Texas trở thành tiểu bang thứ 28 của nước Mỹ. Houston được bầu vào chức vụ Thượng nghị sĩ của Texas trong Quốc hội liên bang tại Washington trong vòng 13 năm. Houston đã phục vụ đất nước trong suốt 50 năm. Ngày nay người Texas vinh danh ông như một anh hùng vĩ đại và là cha đẻ của nước “Cộng hòa Texas” độc lập.

 

Sự xin gia nhập của nước Cộng hòa Texas để trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ cũng không phải là chuyện đơn giản. Trở lại năm 1836, dân Texas chưa dứt khoát được sự lựa chọn đường hướng chính trị và ngoại giao của mình. Quốc hội Texas chia làm hai phe, một phe muốn Texas trở thành một nước độc lập nhưng liên minh với Hoa Kỳ thay vì Âu Châu; một phe trong đó có Houston muốn trở thành tiểu bang của Hoa Kỳ, vì như vậy Texas có thể buôn bán với những tiểu bang khác, lại được Hoa Kỳ bảo vệ. Cuối cùng Quốc hội Texas đồng thuận muốn Texas trở thành tiểu bang của Hoa Kỳ. Nhưng Quốc hội Hoa Kỳ đã phải tranh cãi nhiều năm mà vẫn chưa ngã ngũ ra sao. Hoa Kỳ chưa muốn nhận Texas làm tiểu bang của mình vì ngại rằng nguy cơ chiến tranh với Mễ Tây Cơ sẽ xảy ra và Texas hiện đang theo đuổi chính sách dùng nô lệ. Houston dọa Texas sẽ liên minh với Âu châu thay vì Hoa Kỳ. Lời dọa này khiến Quốc hội Hoa Kỳ phải đi đến quyết định chấp nhận Texas trở thành tiểu bang của mình với điều kiện Texas phải tự thanh toán hết những món nợ đang có, nhưng ngược lại đất đai của Texas sẽ thuộc về người Texas chứ không thuộc về Hoa Kỳ. Người dân Texas đã sửa đổi hiến pháp của mình vào ngày 4 tháng 7 năm 1845 và Quốc hội Texas đã biểu quyết để trở thành tiểu bang của Hoa Kỳ. Và Hoa Kỳ ký quyết định Texas trở thành tiểu bang của Hoa Kỳ ngày 29 tháng 12 năm 1845.

 

Chúng tôi đã bắt đầu tiến vào ranh giới của thành phố Houston. Thành phố Houston mang đủ tính chất của một thành phố lớn của nước Mỹ. Hệ thống xa lộ chằng chịt, xe cộ tấp nập và những cao ốc vươn cao. Có nhiều công nghiệp nặng, kể cả ngành hàng không lẫn y khoa ... kỹ thuật cao (high tech.), nhưng nổi bật nhất vẫn là “công nghiệp năng lượng” đứng hàng đầu thế giới, đặc biệt là “kỹ nghệ dầu hỏa” và những phó sản của nó, hoặc những kỹ nghệ khác có liên quan đến những trang thiết bị, tầu chuyên chở phục vụ cho kỹ nghệ này.   

 

Sinh hoạt của cộng đồng người Việt ta rất sầm uất, đặc biệt là những sinh hoạt về thương mại, chính trị, văn hóa và nghệ thuật khá nhộn nhịp. Tất nhiên là Houston có những khu chợ Việt Nam với “thứ gì cũng có”, nhưng không tập trung vào một chỗ mà lại chia ra nhiều khu, có lẽ vì bị ảnh hưởng bởi sự chia thành năm khu vực kinh doanh cách xa nhau vốn có sẵn của thành phố Houson.

 

Thú thực, chúng tôi chỉ ghé thành phố Houston trong một thời gian hai ngày ngắn ngủi, lại dành quá nhiều thời giờ cho người thân trong gia đình và bạn bè sinh sống ở đây nên sự hiểu biết về thành phố này thật chẳng là bao. Trọng tâm chuyến ghé thăm Houston kỳ này của chúng tôi, có thể nói, tập trung cả vào chuyện ăn uống và rong chơi “thăm dân cho biết sự tình” trong các khu chợ của người Việt mà phần lớn nằm dọc theo hai bên đại lộ Bellaire, còn mang tên là đại lộ Sài Gòn. Lác đác vài con phố cắt ngang với đại lộ Bellaire ở khu vực này, tôi còn bắt gặp vài con phố mang tên Việt như phố Lê Nguyên Vỹ, phố Hồ Ngọc Cẩn, chắc còn thêm nữa.

 

Với sự đãi ngộ của người thân và bạn bè, chúng tôi được hưởng nào sáng phở, trưa cơm nhà hàng, chiều tối cũng lại nhà hàng, chưa kể la cà quán uống cà phê ăn bánh “bầy nhầy” (beignet) trong tiệm Chez Beignets hay một vài tiệm để thưởng thức “mấy món ăn chơi”. Cái bụng không có dịp để đói.

 

hung 3


Khu Hồng Kông Plaza là khu thương mại lớn nhất của người Việt Nam ở thành phố này. Trước mặt tiền của Plaza là tượng đài chiến sĩ to lớn, uy nghi để vinh danh người lính Mỹ lẫn Việt Nam trong trận chiến Việt Nam vừa qua, họ đã cùng sát cánh bảo vệ nền tự do, dân chủ ở quê nhà khi xưa. Và với cả tượng đài thuyền nhân dành cho người vượt biển. Tôi vào một tiệm sách Việt bên trong khu chợ Hồng Kông mua mang về một ít sách. Sách ở đây có nhiều và rẻ hơn ở California như Westminster hay San Jose mà tôi được biết.

 

Chúng tôi được nghe, thành phố Houston có nhiều chỗ để đi thăm thú và nhiều thắng cảnh đẹp thu hút du khách, như ta có thể đi thăm Bảo tàng viện lịch sử Texas (The Museum of Texas History), Bảo tàng Nghệ thuật (Museum of Fine Art) trưng bầy những tác phẩm nghệ thuật của Ai Cập, Hy Lạp, La Mã và Châu Âu, được mở cửa từ năm 1924, và nó cũng là Bảo tàng nghệ thuật đầu tiên của Texas. Ta cũng có thể đi thăm “Khu chợ cổ” (Old Market Square) hay “Sở thú” (The Houston’s zoo) và nhất là, thật thích thú biết bao khi ta tới thăm “Trung tâm Không gian Houston” để xem những phi thuyền và hiểu biết phương cách làm sao những phi hành gia có thể sống và làm việc trên không gian. Nhiều và còn nhiều lắm những nơi chốn để ta tới xem trong thành phố Houston. Xin hẹn chuyến đi sau.

 

Chúng tôi từ giã Texas để trở lại thành phồ Shreverport, Louisiana. Và từ đó chúng tôi đáp máy bay về lại San Jose nơi chúng tôi đang sinh sống. Khi đặt chân tới San Jose, cảm giác đầu tiên của tôi là được trở về nhà để tiếp tục mọi sinh hoạt hàng ngày một cách thoải mái hơn sau những ngày lang thang dù cuộc đi chơi xa nhà nào cũng mang cho tôi nhiều thích thú.

 

Nói chung, Texas là nơi đất lành chim đậu, đặc biệt đối với người Việt tị nạn chúng ta. Vội ghi lại vài hàng những kỷ niệm nhớ nhớ quên quên của tuổi “chớm già”. Thương nhớ Texas nhiều.

 

– Nguyễn Giụ Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Thông thường khi nghe hai chữ “cô đơn” chúng ta liên tưởng đến trạng thái tinh thần yếm thế, tâm tư buồn bã, ngày tháng chán chường, thậm chí, cuộc đời trống rỗng. Có lẽ, vì ý nghĩa từ điển của từ vựng này; có lẽ, vì ảnh hưởng văn chương nghệ thuật; có lẽ vì chúng ta đã từ lâu tin như thế, mà không bao giờ đặt một nghi vấn nào. Đây là định nghĩa của “cô đơn” qua Bách thư toàn khoa Wikipedia: “Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết hợp hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, người ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất.
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
Hôm đó, một chàng đương từ Sài Gòn đạp xe tới thăm bạn ở Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ. Chàng vừa đạp xe tới cầu thì gặp bạn cũng đương từ bên kia cầu phóng sang dự định về Sài Gòn thăm mình...
Có một người sống trong thành phố, bận rộn, tranh đấu, xông pha, lăn lộn giữa sự phức tạp như một sinh trùng bị mắc lưới nhện vẫn phải vùng vẫy để sống, để chờ ngày bị ăn thịt. Một hôm, ông ta đi du lịch, thấy một phong cảnh đẹp đến mức lặng người, cảm thấy siêu thoát, nhận ra đạo lý của mục tiêu tại sao con người tồn tại. Nhưng vẫn phải trở về phố cũ, y như Lưu Nguyễn phải trở về làng cũ vì những lý do chính xác, vì lẽ phải của những bổn phận làm người. Ông vẽ lại phong cảnh đó trên một vách tường lớn. Mỗi khi đời giông bão, mỗi khi hồn âm u, mỗi khi trí khổ não, ông đến trước bức tranh, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ để tìm thấy sự thanh thản, sở hữu cảm giác bình an. Ông nghe được tiếng hát “chiều nay vang lừng trên sóng.” Ông thấy được “Âm ba thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.” Hồn ông “lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.” Những giờ phút tĩnh lặng đó, tâm trí ông “Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quên … là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.