Hôm nay,  

Cám ơn sông Rhône và Valence

22/11/202218:11:00(Xem: 2790)



Screenshot 2022-11-22 182311

Khi nghĩ đến xứ của bánh mì baguette, tháp Eiffel chói lọi về đêm của Kinh Đô Ánh Sáng thường hiện ra, và con sông Seine huyền thoại với bằng chứng của vô số cuộc tình trên những chiếc cầu bắc qua sông là những ổ khóa. Đối với tôi, vào những năm gần đây, trong ký ức tôi chỉ muốn nhớ đến xứ có nhiều người lịch lãm, thân thiện, gặp nhau ngoài đường sẵn sàng tặng cho bạn nụ cười rạng rỡ, sẵn sàng giữ cánh cửa siêu thị để mời bạn bước qua trước, và con sông Rhône hiền hòa với thành phố miền quê nhỏ Valence.

 

 Đó là vùng dành cho những người ít tuổi, xe hơi không nhiều, chỉ có xe bus và xe đạp, và nhất là người đi bộ. Chiều đến, dọc bờ sông, từng đôi, tóc bạc da mồi, tay trong tay, nhìn nhau bằng ánh mắt tràn ngập yêu thương và hạnh phúc, kể cho nhau nghe bao nhiêu chuyện xưa chuyện nay, bây giờ họ biến thành những đôi tình nhân ở tuổi đôi mươi vì không còn vướng bận con cháu, những ngày tháng còn lại chỉ lo chăm sóc cho nhau, nghĩ về nhau. Thật dễ thương, khi nhìn vẻ mặt hân hoan, mãn nguyện của họ, đã hy sinh trọn nhiều chục năm cho gia đình, cho xã hội, thật là quý hóa biết bao!

 

Tôi đã đến đây vài lần, có khi vào mùa hè, mùa đông, năm nay là vào mùa

 

Tiếng đàn ai
Nức nở hoài
Mùa thu
Đau tim ta
Nỗi sầu
Tẻ ngắt
… [2]

 

Thật lãng mạn biết bao! Giá như tay mình cũng đang được bàn tay nào nắm lấy, tung tăng.

 

Mỗi buổi chiều, chị Ngọc Quỳnh và tôi vẫn rất yêu thích những cuộc đi dạo dọc bờ sông này, ngắm nhìn ngọn núi Vercors cao vút của vùng Ardèche bên kia, (chính giữa là sông Rhône, bên này là vùng Drôme với núi Cressol), mà có năm tôi đến đây vào mùa đông, lớp tuyết phủ đầy cả lối đi lên núi. Trên đỉnh núi là ngôi Demeure Sans Limite (Ngôi nhà Không Biên Giới) để tĩnh tâm, suy tư cho tâm hồn lắng đọng. Hằng năm vẫn có nhiều đợt thiền sinh khắp nơi đến tụ tập nơi đây. Đứng trên sân của ngôi nhà nhìn xuống thành phố Valence bên dưới với con sông.

 

Thật nên thơ. Những bậc thi sĩ ắt hẳn sẽ tuôn ra bao nhiêu là vần thơ mượt mà.

 

Một hôm, chị bị cảm nhẹ nên không muốn đi dạo. Mình tôi thơ thẩn, thấm đẫm nỗi cô đơn của mình. Ngồi nghỉ chân ở một bên sông dành cho người đi câu, cũng như thuyền nhỏ đến đổ xăng, tôi rất nhớ bờ hồ Xuân Hương Đà Lạt, nhìn ra xa là ngọn tháp cao vút của ngôi trường mang tên vị bác sĩ đã khám phá ra thành phố Sương Mù nên thơ với bao nhiêu thác suối hùng vĩ, và thả hồn về những chuỗi ngày thơ ấu trong cái nôi ấm êm của Mẹ Cha anh chị.

 

Những người yêu dấu đang ở đâu, có biết rằng con bé một tuổi ngồi lắc lư trên con ngựa gỗ Ba nó mua cho vì nó không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ – đang mỉm cười ôm lấy những ngày tháng hạnh phúc ấy trong tim không?

 

Và người ơi, có nhớ những lần đi dạo quanh hồ, vừa đọc bài thơ của thi sĩ Lamartine "Hỡi những vật vô tri, các bạn có linh hồn không? [3], cổ bỗng nghẹn lại, nước mắt chực tuôn trào...

 

– Cảnh đẹp quá, phải không cô?

 

Tôi vội quay lại, một người đàn ông người bản xứ vừa mỉm cười và hỏi tôi.

 

– Dạ vâng, cảnh thật giống một thành phố ở Việt Nam của tôi.

 

– Xin lỗi, cô cho tôi hỏi có phải cô muốn nói đến cao nguyên Đà Lạt?

 

– Ủa, sao ông biết?

 

– Ngày xưa tôi theo cha mẹ đến đất nước xinh đẹp của cô, và lên thành phố nhiều hoa rất tuyệt ấy.

 

Ông cho tôi biết đã học cùng trường với tôi, và thật ngẫu nhiên: học 2 năm cuối Trung học cùng lớp với tôi. Tôi cũng không nhớ lắm, lớp 42 học sinh, có những bạn kết đôi với nhau, còn tôi chỉ lo miệt mài cho cái bằng tốt nghiệp.

 

– Hình như cô không được vui lắm?

 

– Dạ ở đây rất giống vùng cao nguyên ấy nên tôi không khỏi bùi ngùi nhớ lại thời vàng son yêu dấu ấy, thưa ông.

 

– Chiều nào tôi cũng đi dạo ở đây, mấy ngày qua thấy cô và chị cô, ở đây người Châu Á không nhiều nên rất để nhận biết, thưa cô.

 

Buổi chiều hôm đó trôi qua rất nhanh. Laurent mong sẽ gặp lại chị và tôi. Những ngày sau đó, cả 3 chúng tôi nói huyên thuyên về thành phố mộng mơ, về ngôi trường, các thầy cô.

Hai tuần ở thành phố hiền hòa qua đi trong tiếc nuối giữa Laurent và tôi. 

 

Và anh cũng đi cùng tôi, và hẹn vài người bạn đến thăm cô thầy cũ, thầy dạy Sử Địa, cô dạy Văn Học Việt Nam, thật trân quý biết bao, trong số bao nhiêu thầy cô, giờ chỉ liên lạc được mỗi thầy cô đây.

 

– Nhớ trả lời điện thư và những cuộc gọi của Laurent nhe.

 

Anh nói, đôi mắt thoáng buồn khi tiễn tôi ở sân bay để tôi về lại xứ Cờ Hoa. Anh lớn hơn tôi 2 tuổi vì những lần di chuyển với ba mẹ làm có năm anh phải học lại lớp cũ.

 

Làm sao quên được.

 

Laurent đã đưa tôi đi tham quan thành phố của những chú ve này, những hương vị thuần túy của những món ăn đơn sơ làm từ sản phẩm tinh khiết, rau củ hoặc gia cầm, gia súc, nêm nếm bằng những gia vị đặc biệt, những cánh đồng trồng hoa hướng dương để sản xuất dầu thực vật, những mảng hoa oải hương tím thơm ngát, giá như mình có được mái nhà tranh ngay đó để suốt ngày được tẩm trong mùi hương thoảng nhẹ ấy những ruộng nho bao la như ruộng lúa ở Đất Mẹ, những ngọn núi có những căn nhà xưa làm pho mát sữa dê theo lối cổ truyền, những ngọn đồi đầy cả những chú cừu non lông mịn trắng như bông thật đáng yêu, những công viên rộng rãi thơ mộng, có những hồ, suối nước trong chảy róc rách, những cánh rừng hoang sơ với những hàng cây cổ thụ cao vút, thân cây hai người ôm không hết làm tôi nhớ những hàng cây ở "con đường Duy Tân cây dài bóng mát" [4] ở Hòn Ngọc Viễn Đông của tôi, nay đã trơ trụi, cũng như bao cây hoa học trò đỏ rực mỗi khi hè về, nay chỉ còn lác đác.

 

Ở những khu rừng thiên nhiên ấy luôn có những trụ chốt, nếu bạn đi lạc thì có thể tự tìm đường ra bằng bản đồ, hoặc gọi người kiếm lâm.

 

Ôi Valence của Laurent thơ mộng làm sao!

IMG_6235
Những con tàu nhỏ, chủ của chúng ngụ bên Bỉ, Thụy Sĩ thường qua Valence nghỉ cuối tuần,
lái tàu đi dọc sông. (Ảnh: Tháilan)

 

Anh đã ly dị nhiều năm nay, vì nhận ra hai người không hợp tính, nhưng cố gắng vì muốn các con nhỏ không phải chịu đựng cảnh "Tuần này còn ở nhà Ba, đến Giáng Sinh thì Mẹ đón con về nha mẹ".

 

Những lần đi cùng anh, những nhận xét, quan điểm về cuộc sống, những kiến thức bao la của anh thật đáng quý.

 

Một năm sau, anh và tôi cùng về Đất Mẹ với vài người bạn ở khắp nơi, lên xứ Ngàn Hoa của chúng tôi, đến thăm ngôi trường thân yêu, thăm lại những thác đồi...

 

Cảnh vật và con người bây giờ thật xa, thật khác, thật lạ lẫm.

 

Ta về thôi, Laurent ơi, và chỉ biết ôm giữ quá khứ êm đềm, anh à.

 

Đà Lạt của chúng mình, của các bạn, của bao thế hệ trước đây, của trường Yersin, của Đồi Cù họp bạn Hướng Đạo, của hồ Xuân Hương thuở ấy bây giờ không còn nữa, Laurent.

 

L đang nhìn mặt dây chuyền có chữ LL anh đã tặng ở phi trường Tân Sơn Nhất khi 2 đứa lên hai chuyến bay khác nhau, anh về lại trời Âu hiền hòa, L về lại nơi tự do về mọi thứ,

tự do về súng đạn với bao thảm cảnh.

 

– Chào Laurent. Anh đi bình an.

 

– Dạ chào em.

 

– Không phải em, L thôi, mặc dù L thua anh 2t, nhưng L chỉ muốn anh gọi L.

 

Anh phải học thêm tiếng Việt thật nhiều, Laurent nhé, có rất nhiều từ diễn đạt trọn vẹn những suy nghĩ của mình, nhưng không thể nào dịch cho chính xác được – Dạ… Thưa... "Dịch là phản", nên phải cố học ngôn ngữ gốc thôi.

 

Rồi L sẽ qua bên ấy để đi với chị Ngọc Quỳnh của L, và anh, dạo bên sông Rhône, rồi mình sẽ đi thăm nhiều thành phố xinh đẹp khắp nơi, ở các nước Thụy Sĩ, Bỉ, Anh… và nhiều nữa, như L vẫn ước mơ, Laurent nhé, và anh với L cùng các bạn chỉ là những người lữ hành đi khám phá thế giới cùng với nhau thôi.

 

Mong anh thật khỏe. Cám ơn sông Rhône, thành phố Valence. Cám ơn cuộc đời. Cám ơn Laurent.

 

– tháilan

(Mùa Thu Valence, 2022)

 

Ghi chú:

 

[1] Rhône (tiếng Pháp: Le Rhône) là một trong những con sông lớn của châu Âu, xuất phát từ sông băng Rhône tại dãy Alpes Thụy Sĩ ở mạn đông của bang Valais, chảy qua hồ Geneva và miền đông nam nước Pháp. Tại Arles, gần Địa Trung Hải, con sông chia thành hai nhánh, gọi là Đại Rhône (tiếng Pháp: Le Grand Rhône) và Tiểu Rhône (Le Petit Rhône). Vùng châu thổ sông nằm trên toàn khu vực Camargue.

 

[2] Chanson d'Automne- Paul Verlaine, Thu Ca, bản dịch của Tố Hữu.

 

[3] Bài  Le Lac, Hồ ơi, Alphonse de Lamartine.

 

[4] Trả Lại Em Yêu, Phạm Duy.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong cuộc sống của con người, từ gia đình đến xã hội, sự vui đùa bao giờ cũng cần thiết. Khi đang làm việc mệt nhọc, nghe một câu nói đùa, lòng bỗng thấy vui, cơn mệt nhọc như tiêu bớt một phần. Hai người đang tức giận nhau, không khí đang căng, chỉ một câu nói đùa có thể hóa giải hoặc làm giảm cường độ xích mích...
Từng thùng cây thông con được đưa từ chiếc xe tải vừa sửa xong xuống đất. 37 người làm trong "Hợp Tác Xã Sửa Chữa Ô Tô 19/8 " Đà Lạt, đang đi công tác ở gần thác Prenn: Bửu Sơn Tự, là một ngôi chùa nhỏ của vài chú tiểu và một nhà sư tu được vài năm nay...
Ba chị em Tabi, Betsy và Holden tung tăng trong chợ Target, hôm nay chúng theo bố mẹ đi chọn mua đồ cho ngày khai trường vào ngày 24 tháng tám sắp tới. Chợ nào cũng “Back to School Sale” đua nhau giảm gía nhiều quần áo, giày dép và đồ dùng cho học sinh. Ba chị em vui thích lắm...
Chị Thiên Kim sinh trưởng vào thập niên năm mươi của thế kỷ trước, trong một gia đình khá giả có cửa hiệu buôn bán ở phố Ngã Giữa, đường Phạn Bội Châu, Huế (nay là đường Phan Đăng Lưu). Hồi học trường Đồng Khánh chị đã nức tiếng hoa khôi, nên mỗi lần tan lớp, có nhiều “cái đuôi” theo về tận ngõ, hoặc trồng cây si trước cổng đợi tan trường...
Sáng sớm, vừa mở di động vào messenger gặp ngay tin nhắn của Duyên. Sững người. Rồi cười. Sao thế nhỉ? Sao con bé lại hỏi câu ấy nhỉ? Đang định nhắn “Sao em biết?” thì giật mình, xóa chữ đi lùi, sửa lại...
Ông Hương Cả làng Ngọc Thạnh nổi tiếng mát tay, tuy là chức sắc trong làng nhưng người làng ít kêu ông là ông Hương Cả mà họ kêu là thầy Hai. Thầy Hai bốc thuốc Nam rất hiệu nghiệm, ai bị bệnh gì cũng tìm tới thầy Hai. Thầy Hai xem mạch và bốc thuốc làm phước chứ chẳng phải lấy tiền...
Tôi và Hùng giận nhau đã hơn tuần lễ sau một trận cãi vã dữ dội, chúng tôi quyết định xa nhau. Khuôn mặt cương nghị tuấn tú của chàng với nụ cười ngạo nghễ luôn luôn ám ảnh tôi...
Người chồng cô có một số phận khá kỳ lạ. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo khó trong vùng đồng bằng sông Cửu Long...
Thơ của ba nhà thơ: Nguyễn-hoà-Trước, Trần Hạ Vi, Trần Yên Hòa...
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.