Hôm nay,  

Les Fleurs du Mal (Hoa của Sự Ác) của Baudelaire

27/10/202209:44:00(Xem: 3000)

fleur 

 

 

Au Lecteur

 

La sottise, l'erreur, le péché, la lésine,

Occupent nos esprits et travaillent nos corps,

Et nous alimentons nos aimables remords,

Comme les mendiants nourrissent leur vermine.

Nos péchés sont têtus, nos repentirs sont lâches;

Nous nous faisons payer grassement nos aveux,

Et nous rentrons gaiement dans le chemin bourbeux,

Croyant par de vils pleurs laver toutes nos taches.

Sur l'oreiller du mal c'est Satan Trismégiste

Qui berce longuement notre esprit enchanté,

Et le riche métal de notre volonté

Est tout vaporisé par ce savant chimiste.

C'est le Diable qui tient les fils qui nous remuent!

Aux objets répugnants nous trouvons des appas;

Chaque jour vers l'Enfer nous descendons d'un pas,

Sans horreur, à travers des ténèbres qui puent.

Ainsi qu'un débauché pauvre qui baise et mange

Le sein martyrisé d'une antique catin,

Nous volons au passage un plaisir clandestin

Que nous pressons bien fort comme une vieille orange.

Serré, fourmillant, comme un million d'helminthes,

Dans nos cerveaux ribote un peuple de Démons,

Et, quand nous respirons, la Mort dans nos poumons

Descend, fleuve invisible, avec de sourdes plaintes.

Si le viol, le poison, le poignard, l'incendie,

N'ont pas encor brodé de leurs plaisants dessins

Le canevas banal de nos piteux destins,

C'est que notre âme, hélas! n'est pas assez hardie.

Mais parmi les chacals, les panthères, les lices,

Les singes, les scorpions, les vautours, les serpents,

Les monstres glapissants, hurlants, grognants, rampants,

Dans la ménagerie infâme de nos vices,

II en est un plus laid, plus méchant, plus immonde!

Quoiqu'il ne pousse ni grands gestes ni grands cris,

Il ferait volontiers de la terre un débris

Et dans un bâillement avalerait le monde;

C'est l'Ennui! L'oeil chargé d'un pleur involontaire,

II rêve d'échafauds en fumant son houka.

Tu le connais, lecteur, ce monstre délicat,

— Hypocrite lecteur, — mon semblable, — mon frère!

 

Charles Baudelaire

https://fleursdumal.org/poem/099 )

 

*

 

Gởi độc giả

 

Tính ngu ngốc, sự sai lầm, tội lỗi, tính keo kiệt,

Chiếm lĩnh trí óc và đày đọa cơ thể chúng ta,

Và chúng ta dung dưỡng những nỗi ăn năn hối hận dễ thương của mình,

Giống như những người ăn xin nuôi dưỡng chí rận trên thân thể họ.

Tội lỗi của chúng ta cứng đầu, nỗi ăn năn của chúng ta hèn nhát;

Chúng ta đòi tiền thưởng hậu hĩnh cho những lời thú nhận của mình,

Và chúng ta vui vẻ trở lại con đường lầy lội,

Tưởng bằng những giọt nước mắt thấp hèn rửa sạch được mọi vết nhơ của mình.

Dựa trên gối của sự ác là Satan Trismegistus (Ba lần Vĩ đại)

Kẻ từ lâu đã ru ngủ tinh thần bị mê hoặc của chúng ta,

Và kim loại cao quý của ý chí của chúng ta

Tất cả đều bị nhà hóa học thông thái này biến thành mây khói.

Chính Quỷ Dữ là kẻ nắm giữ các dây chuyển động chúng ta!

Trước các vật đáng ghê tởm, chúng ta lại thấy điều quyến rũ;

Mỗi ngày hướng về Địa ngục, chúng ta đi xuống thêm một bước,

Không thấy kinh hoàng, đi qua những bóng tối thối tha.

Như một kẻ đồi truỵ nghèo nàn, hôn và ăn

Cái vú đầy thương tích của ả điếm già bệ rạc,

Đi thoáng qua chúng ta đánh cắp một thú vui vụng trộm

Mà chúng ta vắt mạnh như một quả cam héo khô.

Bó chặt cùng nhau, lúc nhúc, như một triệu con giun sán,

Trong bộ não chúng ta, một dân tộc Quỷ trụy lạc hoành hành ,

Và, khi ta thở, Thần Chết tràn xuống trong phổi chúng ta

Dòng sông vô hình, với những lời rên than âm ỉ.

Nếu tội hãm hiếp, đầu độc, mũi dao găm, gây hỏa hoạn,

Chưa thêu những hình dạng quyến rũ của chúng

Trên khung vải tầm thường vẽ số phận đáng thương của chúng ta,

Đó chỉ là vì tâm hồn của chúng ta, than ôi! không đủ gan lì bạo dạn.

Nhưng giữa loài lang sói, loài beo, loài chó cái ,

Loài khỉ, bọ cạp, kền kền, rắn rít,

Những quái vật rú, hú, gầm gừ, bò la lết,

Trong chuồng thú bỉ ổi chứa những thói hư tật xấu của chúng ta,

Có một thứ xấu xí hơn, ác độc hơn, bẩn thỉu hơn!

Mặc dù nó không làm những cử chỉ lớn lao hay hét la ầm ỉ,

Nó sẵn sàng biến trái đất thành đống điêu tàn đổ nát

Và trong một cái ngáp thôi sẽ nuốt trọn thế giới loài người;

Nó là nỗi Chán Chường! Đôi mắt ngấn đầy giọt lệ vô tình,

Miệng hút thuốc cày, nó mơ về đoạn đầu đài, hành hình treo cổ.

Bạn biết nó mà, hỡi bạn đọc, con quái vật mỏng manh này,

– Bạn đọc giả hình! – Người đồng điệu – người anh em của tôi!

 

(Hồ Văn Hiền dịch)

 

Về tác giả:

 

beau
Thi sĩ Charles Baudelaire
[1821-1867]

 

Nhân ngày 11 tháng 9, kỷ niệm 21 năm biến cố 9/11 làm chấn động thế giới, cũng như trong cảnh hỗn loạn chính trị, kinh tế và chiến tranh đang xảy ra trên thế giới hiện nay, thiết tưởng cũng là lúc chúng ta nên tìm đọc lại “Les fleurs du mal” của Baudelaire.

 

Charles Baudelaire, tên đầy đủ là Charles-Pierre Baudelaire, (sinh ngày 9 tháng 4 năm 1821, Paris, Pháp, mất ngày 31 tháng 8 năm 1867, Paris), nhà thơ, dịch giả và nhà phê bình văn học và nghệ thuật người Pháp phần lớn được biết đến qua tập thơ “Les Fleurs du mal” (1857; Những bông hoa của sự ác), có lẽ là tập thơ quan trọng và có ảnh hưởng nhất được xuất bản ở châu Âu vào thế kỷ 19. Tương tự như vậy, Petits poèmes en prose (1868; “Những bài thơ nhỏ văn xuôi”) của ông là thử nghiệm ban đầu thành công và sáng tạo nhất trong thơ văn xuôi thời bấy giờ.

 

Les Fleurs du mal (1861), bao gồm 126 bài thơ được sắp xếp thành sáu phần với độ dài khác nhau. Baudelaire luôn nhấn mạnh rằng tuyển tập không phải là một tuyển tập (album) đơn giản mà có “phần mở đầu và phần kết thúc”, mỗi bài thơ chỉ bộc lộ ý nghĩa đầy đủ khi được đọc trong mối quan hệ với những bài khác trong “khuôn khổ đặc biệt” mà nó được đặt vào. Bài thơ mở đầu trên đây cho thấy rõ rằng mối quan tâm của Baudelaire là về thân phận khó khăn chung của con người mà thân phận của chính ông là tiêu biểu. Bộ sưu tập có thể được đọc tốt nhất dưới ánh sáng của bài thơ kết luận, “Le Voyage,” (Cuộc du hành) như một cuộc hành trình xuyên qua bản thân và xã hội để tìm kiếm một sự thỏa mãn không thể nào có được và luôn luôn sẽ lẫn tránh kẻ du hành. (Theo Encyclopedia Britannica).

 

Trong bản dịch này, “chán chường” được dùng để dịch từ “ennui” có nghĩa cảm giác vô cảm, ơ thờ, buốn chán (apathy, lethargy, boredom) mà Baudelaire còn mượn từ Anh ngữ là “spleen” để diễn tả cũng ý niệm về tình trạng trầm cảm tận cùng này. (Trong tiếng Anh spleen hay "lá lách", có liên quan đến thuyết của Hippocrates về sự thay đổi tâm trạng bắt nguồn từ các dịch (humors) của cơ thể. Theo Hippocrates, lá lách của con người bài tiết một chất lỏng được gọi là mật đen/black bile, nếu được sản xuất quá mức, chất này gây ra tâm trạng u sầu hay menlancholy [melan=đen, choly=mật]).

 

Theo Baudelaire trong bài thơ này, con người bị cám dỗ vào các tội ác như hiếp dâm, đầu độc, giết người, đốt nhà… nhưng không dám làm là vì con người còn nhát; và trong mọi thứ dẫn chúng ta vào vòng cám dỗ, ghê gớm nhất là sự chán chường (ennui). Có thể nào qua hai ba năm bị cách ly vì Covid, cùng với khó khăn kinh tế, tác dụng của một cơn bệnh kéo dài mà chúng ta chưa thấu hiểu, ảnh hưởng của sự chán chường đã đưa chúng ta vào những tệ nạn xã hội đang gia tăng hiện nay chăng, với những tai họa đau lòng như cuộc thảm sát trẻ em gần đây tại Thái Lan. Trong khi đó , các nhà lãnh đạo già nua bị “chán chường” gậm nhắm đang đưa thế giới và các cuộc phiêu lưu chiến tranh “sẵn sàng biến trái đất thành đống điêu tàn đổ nát, Và trong một cái ngáp thôi sẽ nuốt trọn thế giới loài người”?

 

BS Hồ Văn Hiền

(12/10/2022)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong cuộc sống của con người, từ gia đình đến xã hội, sự vui đùa bao giờ cũng cần thiết. Khi đang làm việc mệt nhọc, nghe một câu nói đùa, lòng bỗng thấy vui, cơn mệt nhọc như tiêu bớt một phần. Hai người đang tức giận nhau, không khí đang căng, chỉ một câu nói đùa có thể hóa giải hoặc làm giảm cường độ xích mích...
Từng thùng cây thông con được đưa từ chiếc xe tải vừa sửa xong xuống đất. 37 người làm trong "Hợp Tác Xã Sửa Chữa Ô Tô 19/8 " Đà Lạt, đang đi công tác ở gần thác Prenn: Bửu Sơn Tự, là một ngôi chùa nhỏ của vài chú tiểu và một nhà sư tu được vài năm nay...
Ba chị em Tabi, Betsy và Holden tung tăng trong chợ Target, hôm nay chúng theo bố mẹ đi chọn mua đồ cho ngày khai trường vào ngày 24 tháng tám sắp tới. Chợ nào cũng “Back to School Sale” đua nhau giảm gía nhiều quần áo, giày dép và đồ dùng cho học sinh. Ba chị em vui thích lắm...
Chị Thiên Kim sinh trưởng vào thập niên năm mươi của thế kỷ trước, trong một gia đình khá giả có cửa hiệu buôn bán ở phố Ngã Giữa, đường Phạn Bội Châu, Huế (nay là đường Phan Đăng Lưu). Hồi học trường Đồng Khánh chị đã nức tiếng hoa khôi, nên mỗi lần tan lớp, có nhiều “cái đuôi” theo về tận ngõ, hoặc trồng cây si trước cổng đợi tan trường...
Sáng sớm, vừa mở di động vào messenger gặp ngay tin nhắn của Duyên. Sững người. Rồi cười. Sao thế nhỉ? Sao con bé lại hỏi câu ấy nhỉ? Đang định nhắn “Sao em biết?” thì giật mình, xóa chữ đi lùi, sửa lại...
Ông Hương Cả làng Ngọc Thạnh nổi tiếng mát tay, tuy là chức sắc trong làng nhưng người làng ít kêu ông là ông Hương Cả mà họ kêu là thầy Hai. Thầy Hai bốc thuốc Nam rất hiệu nghiệm, ai bị bệnh gì cũng tìm tới thầy Hai. Thầy Hai xem mạch và bốc thuốc làm phước chứ chẳng phải lấy tiền...
Tôi và Hùng giận nhau đã hơn tuần lễ sau một trận cãi vã dữ dội, chúng tôi quyết định xa nhau. Khuôn mặt cương nghị tuấn tú của chàng với nụ cười ngạo nghễ luôn luôn ám ảnh tôi...
Người chồng cô có một số phận khá kỳ lạ. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo khó trong vùng đồng bằng sông Cửu Long...
Thơ của ba nhà thơ: Nguyễn-hoà-Trước, Trần Hạ Vi, Trần Yên Hòa...
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.