Hôm nay,  

García Márquez và 30 000 điếu thuốc

07/10/202200:00:00(Xem: 3693)

Marquez
 
Trong quyển tiểu sử Gabriel García Márquez: A Life, Gerald Martin kể rằng García Márquez viết Trăm năm cô đơn chỉ trong vòng một năm, từ tháng 7 năm 1965 cho đến tháng 7 năm 1966, dù ông luôn nói rằng ông mất đến 18 tháng, hoặc có khi là 18 năm. “Trong một tia cảm hứng chớp nhoáng, ông đã nhận ra rằng thay vì viết một cuốn sách về thời thơ ấu của mình, ông nên viết một quyển sách về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình. Thay vì một cuốn sách về hiện thực, nó nên là một cuốn sách về sự biểu thị của hiện thực […] Thay vì một cuốn sách về Aracataca và con người ở đó, nó sẽ là một quyển sách được thuật lại qua thế giới quan của họ.”….

Khi chỉ mới viết được 10 trang, ông đã mơ hồ cảm thấy điều kỳ diệu sẽ không dừng lại ở đây, và quyển tiểu thuyết ông sắp viết sẽ là một tiểu thuyết lớn. (2)

Trước đây thay vì ông chỉ viết một ngày một đoạn, bấy giờ ông viết một ngày một vài trang. Khoảng hơn một tháng sau García Márquez sớm phát hiện ra rằng ông cần một sự cam kết hoàn toàn và quyết định bỏ hết những việc khác, kể cả công việc của một nhân viên quèn trong một công ty quảng cáo. Đây là một canh bạc phi thường đối với một người đàn ông có gia đình như García Márquez.

Sau này ông nhớ lại, ngay từ những giây phút đầu, rất lâu trước khi quyển sách được xuất bản, cuốn sách đã tạo ra một ma lực đối với tất cả những ai tiếp xúc với nó theo một cách nào đó: bạn bè, thư ký, v.v., thậm chí những người như người bán thịt hoặc chủ nhà của ông, những người đang đợi ông viết xong để ông có thể trả nợ cho họ. Ông kể: “Chúng tôi nợ chủ nhà tám tháng tiền thuê nhà. Khi chúng tôi chỉ còn nợ ba tháng, Mercedes [vợ ông ] gọi cho chủ nhà và nói, ‘Này, chúng tôi sẽ không trả cho cô trong ba tháng này, kể cả sáu tháng tới.’ Đầu tiên, cô ấy hỏi tôi: ‘Vậy ông nghĩ khi nào thì ông sẽ viết xong? ‘và tôi nói khoảng năm tháng nữa. ‘được rồi, tôi sẽ đợi đến tháng 9.’ Đến tháng 9, ông đã trả hết nợ.”

Một trong nhiều người chờ đợi García Márquez viết xong là Pera ”(Esperanza) Araiza, một nhân viên đánh máy và cũng là người đã đánh máy cho những tiểu thuyết của Carlos Fuentes. Cứ vài ngày, García Márquez lại đưa cho Pera một đoạn khác của cuốn tiểu thuyết, do ông đánh máy nhưng được sửa lại rất nhiều bằng tay, và Pera sẽ sửa lại cho rõ ràng. Mãi sau này, Pera mới thú nhận rằng cứ mỗi cuối tuần cô lại mời bạn bè của mình đến để đọc cho họ nghe chương mới nhất.

Ngoài ra, ông còn có những những người bạn thân thiết ủng hộ ông như Alvaro Mutis và Carmen, Jomí García Ascot và María Luisa; trong suốt một năm họ đã trở thành những nhân chứng đặc biệt và đã theo dõi việc xây dựng một trong những công trình vĩ đại của văn học phương Tây. Đáng kể nhất là María Luisa, người bạn tâm giao thân thiết nhất của ông. Sau này, ông thú nhận là nhiều lần bị choáng váng bởi cái nhìn sâu sắc của cô và đã dùng một số nhận định của cô trong cuốn sách. Ông gọi cho cô bất cứ lúc nào trong ngày để đọc chương mới nhất vừa viết xong.

Nửa năm sau (1966), quyển sách ngày càng dày lên, nhưng tiền dành dụm đã hết, García Márquez bắt đầu cầm chiếc xe Opel trắng duy nhất của mình. Ông còn định cầm luôn cái điện thoại, không chỉ để có tiền mà còn để khỏi mất thời giờ buôn chuyện với bạn bè. Khi tiền cầm xe cũng hết, vợ ông cầm luôn cả Tivi, tủ lạnh, radio, nữ trang, kể cả máy sấy tóc… Nhưng ông vẫn giữ lại chiếc máy hát đĩa. Ông không thể viết mà không có nhạc bên tai và cũng không thế sống thiếu âm nhạc. Bartók, những bài Preludes của Debussy và Hard Day’s Night của Beatles là những bài ông thường nghe khi viết ở thời điểm ấy.


Đoạn khiến tôi cảm động nhất khi đọc chương này là: ngày tồi tệ nhất của García Márquez trong toàn bộ thời gian viết quyển tiểu thuyết là sau khi ông viết chương 13, về cái chết của đại tá Aureliano Buendía, có thể xem là nhân vật thú vị và quan trọng nhất trong Trăm năm cô đơn. “Như nhiều tiểu thuyết gia khác, trải nghiệm việc mất đi nhân vật chính của mình cũng giống như một sự mất mát cá nhân, thậm chí có thể là một vụ giết người. Câu chuyện về cái chết được đầu tư bằng những ký ức tuổi thơ cay đắng nhất của García Márquez và mặc dù các nhà phê bình không nhận ra điều đó, nhưng ông đã đặt mình vào nhân vật có vẻ như lãnh đạm này hơn bất kỳ nhân vật nào khác trong tiểu thuyết của ông […] Hai giờ sáng, sau khi “hành động xong”, ông đi vào phòng ngủ, nơi Mercedes đang ngủ say, nằm xuống và khóc suốt hai tiếng đồng hồ. […] Khi giết đi nhân vật trung tâm của mình, ông phải đối diện không chỉ cái chết của chính mình và phần kết thúc của cuốn tiểu thuyết này mà còn là phần kết thúc của một trải nghiệm hưng phấn độc nhất – đúng hơn, là kết thúc của cả một thời đại của cuộc đời ông và của con người ông đã từng là, và kết thúc của một mối quan hệ không thể diễn tả được với người quan trọng nhất trong cuộc đời mình: ông ngoại của ông (giờ đã mất đi vĩnh viễn vì văn học đã không thể hồi sinh được) ”

García Márquez viết xong 1300 trang bản thảo và cuối cũng gửi 490 trang cho Porrúa, nhà biên tập của nhà xuất bản Editorial Sudamericana ở Buenos Aires: “Tôi đã có một cuốn tiểu thuyết hoặc chỉ là một kí lô giấy, tôi vẫn chưa biết chắc nó là cái gì”, ông nhớ lại. Ông ra bưu điện cùng với vợ. Nhân viên bưu điện cho giá: 82 peso. Ông nhìn vợ lục tìm tiền trong túi, họ chỉ có 50 peso và chỉ có thể gửi được một nửa quyển sách. “García Márquez bắt người đàn ông đứng sau quầy lấy từng tờ bản thảo ra như từng lát thịt xông khói cho đến khi đủ 50 peso […] Về nhà, họ cầm máy sưởi, máy sấy tóc và máy làm thức ăn lỏng cho trẻ em, quay lại bưu điện và gửi đợt thứ hai. Khi ra khỏi bưu điện, Mercedes dừng lại và quay sang chồng: “Này, Gabo, tất cả những gì chúng ta cần bây giờ là cuốn sách không hay ho gì cả.”

Câu nói vừa dí dỏm vừa có chút gì đó ngậm ngùi kết thúc chương viết về Trăm Năm Cô Đơn trong quyển sách của Martin. Thế mới thấy, sự thành công của một nhà văn, đôi lúc không chỉ nằm ở tài năng, sự may mắn, mà còn ở niềm tin mãnh liệt vào bản thân, và rất nhiều khi, sự tin tưởng và hy sinh của người thân và bạn bè bên cạnh.
 
Phan Quỳnh Trâm tổng hợp, lược dịch và chú thích, từ Martin, Gerald, Gabriel García Márquez: A Life, Vintage, 2010.
 
(1) Trong sách, có một đoạn là García Marquez viết 1300 trang sách, nợ 120 000 peso (ông lo là sẽ không bao giờ trả hết nợ) và hút hết 30 000 điếu thuốc. Tôi thấy chi tiết này thú vị nên dùng nó làm nhan đề; nó có thể vừa không, vừa có liên quan cách nào đó đến nội dung bài viết.

(2) Ngay từ thời thơ ấu, García Marquez đã có khả năng thấu thị, như nhân vật Aureliano Buendía trong Trăm năm cô đơn.

(3) Trong sách, Martin dùng thành ngữ “the deed was done”, tham chiếu đến lời nói của Macbeth với vợ, sau khi giết Duncan: “I have done the deed. Didst thou not her a noise?
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi để ý đến hắn, không phải vì cái tên với cái họ “lạ”, họ Mai. Cũng chẳng phải vì hắn là công tử con nhà giàu. Nghe nói ba hắn đi qua Mỹ từ ngày chạy loạn 30/4, nên cuộc sống mấy mẹ con rất ung dung khá giả. Mới học lớp 6 thôi, mà hắn đi học mặc quần tây áo sơ mi “đóng thùng” chỉnh tề, mang giày xăng-đan, tay còn đeo chiếc đồng hồ nữa cơ...
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Một buổi trưa chan hòa ánh nắng trong vắt như thủy tinh của một ngày nắng ấm cuối đông, chớm bước sang xuân. Cảnh vật như bừng sáng dậy sau những ngày u ám. Tôi và Thi ngồi bên nhau tại một nơi vắng vẻ trong khu vườn sau nhà, dưới tàn cây mít, gần bên chiếc cầu ao soi bóng lung linh trên mặt nước đang gợn sóng lăn tăn...
Tôi có một người anh cá tính hoang nghịch trổ trời mà lên. Từ nhỏ, thích trèo cây trong vườn. Có bữa leo phải cành ổi giòn bị gãy, thế là anh rớt xuống nghe uỵch một cái như trái mít rụng. Anh đau điếng cảm giác rêm ram cả mạnh sườn...
Hồi ở trại tỵ nạn Thailand, tôi có lúc đã quay cuồng “chạy sô” đi học 4 thứ tiếng.
Thơ của hai thi sĩ Thy An & Lê Minh Hiền
Nhận được bài thơ của người bạn Phạm Xuân Tích, tôi thấy bài thơ của ông bạn khá độc đáo và lý thú, tôi mạo muội viết lại sao y bản chính – cả hai bản tiếng Pháp và bản dịch tiếng Việt cũng của ông ấy, để hầu các vị đọc cho vui...
Mấy hôm nay có những cơn mưa kèm theo gió mạnh buổi chiều kéo dài đến khuya, báo hiệu sắp hết mùa Hè. Tôi lại nhớ tuổi trẻ của mình những năm đầu “lập nghiệp” vào mùa tựu trường...
Nói về "giàu nghèo" là nói về một vấn đề rất tế nhị bởi vì nó đụng đến đồng tiền. Mà đồng tiền luôn luôn có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu. Nhưng đó là điều cần phải làm vì mấy ai có thể nói mình biết quản lý tốt đồng tiền...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.