Hôm nay,  

Mùa thu đến tự bao giờ?

01/10/202211:26:00(Xem: 2100)

Tản mạn

autumn leave

Có bạn nói mùa thu đã đến từ hơn tháng trước, có bạn bảo mùa thu mới bắt đầu vài mấy hôm nay. Ai sai, ai đúng? Mùa thu bắt đầu tự ngày nào trong năm?

 

Thưa theo Âm lịch (ÂL) thì mùa thu bắt đầu vào ngày Lập Thu. Nhưng ngày Lập Thu là ngày nào, mùng mấy tháng mấy?

 

Thưa ÂL chia một năm ra làm 24 giai đoạn, hay 24 tiết (solar terms). Mỗi tiết kéo dài khoảng hơn 15 ngày. Tiết thứ 13 trong năm được gọi là tiết Lập Thu. Ngày thứ nhất của tiết thứ 13 ấy chính là ngày bắt đầu của mùa thu, gọi là ngày Lập Thu. Nhưng ngày đó là ngày mùng mấy trong Âm lịch ?  Và làm thế nào để biết nó rớt vào ngày nào?

 

Thưa đã đến lúc phải mở một dấu ngoặc ở đây. Âm lịch vừa dựa vào chuyển động của mặt trăng quanh trái đất vừa dựa vào vị trí của trái đất quanh mặt trời. Vì thế tiếng Anh gọi ÂL hay lịch Ta là luni-solar calendar, vừa nhật vừa nguyệt. Phải dựa vào mặt trời thì ÂL mới có thể phản ánh đúng khí hậu, mùa màng trên trái đất.

 

Để định ngày và tháng thì ÂL dựa vào mặt trăng. Ngày mà mặt trăng xoay đến vị trí giữa trái đất và mặt trời thì gọi là ngày mùng 1, hay ngày sóc (new moon), là ngày bắt đầu của một tháng. Mười bốn ngày sau, khi mặt trăng xoay đến phía bên kia của trái đất, thì là ngày rằm, ngày 15, hay ngày vọng (full moon). Chu kỳ của măt trăng quanh trái đất là 29 ngày rưỡi. Vì thế một tháng ÂL có khi có 29, có khi có 30 ngày.

 

Còn việc định năm thì ÂL, giống như DL, phải dựa vào mặt trời. Vị trí trên quỹ đạo quanh mặt trời xác định trục quay trái đất lúc ấy đang ngả về phương hướng nào, hướng về hay nghiêng xa khỏi mặt trời. Chính cái phương hướng khác nhau ấy làm cho khí hậu thay đổi theo mùa màng. Năm cũ chấm dứt và năm mới bắt đầu khi trái đất trở về vị trí cũ trên quỹ đạo của nó. Chu kỳ ấy là mỗi 365 ngày (+1/4). Điều này ai cũng biết. Nhưng một năm của Âm lịch bắt đầu vào ngày nào? Có phải là mùng một tháng giêng hay mùng một Tết Nguyên Đán không? Thưa, đứng trên cương vị khí tiết mùa màng, ngày đầu năm ÂL không phải là ngày mùng 1 tháng giêng. Mà bắt đầu vào ngày đầu tiên của tiết Lập Xuân. Đó là ngày mà khi nhìn từ trái đất thì mặt trời nằm ở vị trí 315 độ trên đường hoàng đạo. Ngày đó trùng hợp với ngày 3 hoặc 4 tháng 2 của Dương lịch, năm này sang năm khác đều như thế, và không can hệ gì đến chuyện lúc đó mặt trăng tròn hay khuyết.

 

Như đã nói ở trên, tiết Lập Thu là tiết thứ 13 trong năm. Sau 12 tiết, hay 12 x 15.3 = 183 ngày, thì ngày thứ 184 sẽ là ngày bắt đầu của tiết Lập Thu. Tính từ ngày 3 tháng 2 cộng thêm 184 ngày thì mùa thu bắt đầu vào ngày 7 hay 8 tháng 8 Dương lịch, và kéo dài khoảng 91 ngày. Đến ngày 6 tháng 11 thì mùa thu chấm dứt, nhường bước cho mùa đông. Ngày chính giữa của mùa thu ÂL gọi là ngày Thu Phân, thường rơi vào ngày 22 hay 23 tháng 9. Ngày ấy đêm và ngày dài bằng nhau. Lịch Tây gọi đó là ngày Autumnal Equinox, và quy định đó là ngày bắt đầu của mùa thu, sau lịch Ta 45 ngày.

Tóm lại, theo lịch Ta thì mùa thu bắt đầu ngày 7 hay 8 tháng 8. Theo lịch Tây thì ngày 22 hay 23 tháng 9. Ai đúng ai sai? Thưa chẳng ai đúng chẳng ai sai. Chỉ là vấn đề quy ước tên gọi. Nhưng có lẽ gọi mùa màng theo lịch Tây hợp lý hơn vì đầu tháng 8 ở Bắc Bán Cầu khí hậu còn nóng bức. Phải đến cuối tháng 9 thì khí trời mới mát mẻ, cây lá mới bắt đầu đổi mầu, trời mới sửa soạn khoác lên người tấm áo vào thu.

 

Thế ngộ nhỡ không có lịch, như các bác nông dân ngày xưa lo việc cấy trồng thì làm sao mà biết thu về hay chưa?

 

Thưa có thể nhìn trời sao mà biết: Khi ngôi sao ở cái đuôi của chòm sao Mục Phu (Bootes) hình con diều nằm ở chính hướng tây trên đường chân trời thì đã đến ngày Thu phân rồi vậy.

Ngày bắt đầu của 4 mùa theo Âm lịch và Dương lịch thì như sau (năm này sang năm khác không thay đổi, chỉ xê dịch một đôi ngày tùy theo chu trình của trái đất): Theo Âm lịch thì là các ngày Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu và Lập Đông, tức là các ngày 03/2, 05/5, 07/8, và 07/11 DL. Lịch Tây thì cho là 4 mùa bắt đầu vào các ngày Xuân Phân (Spring Equinox), Hạ Chí (Summer Solstice), Thu Phân (Autumnal Equinox), và Đông Chí (Winter Solstice), tức là các ngày 21/3, 21/6, 22/9 và 22/12. Ngày bắt đầu của mỗi mùa theo DL lại là ngày chính giữa của mùa ấy theo ÂL.

 

Tô Thẩm Huy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thơ của hai thi sĩ Trần Yên Hòa & Thy An...
Trưa chủ nhật tuần vừa qua, bữa tiệc mừng sinh nhật thứ 83 của tôi đã được các con cháu xúm nhau tổ chức tại nhà gia đình đứa con thứ hai của tôi. Đếm sơ đầu người thì thấy vắng tới gần một nửa, thế mà cũng trên ba chục nhân mạng, gồm cả con trai con gái, con dâu, con rể, con kết nghĩa lẫn các cháu nội ngoại ríu rít lần lượt đến khoanh tay trình diện và thưa trình với tôi, ông nội, ông ngoại. Đang ăn uống thì nhiều cú phôn liên tiếp gọi về, của những đứa con và cháu đang bận việc bất ngờ hay vì nhà ở xa, những Bắc Cali hay San Diego, không kịp đến...
“FIFA World Cup 2022,” Giải Vô Địch Bóng Đá Thế Giới lần thứ 22 đang diễn ra tại Qatar, vùng đất của thế giới Ả Rập và Hồi Giáo. Những rộn ràng sôi nổi của bạn bè xung quanh, toàn là người hâm mộ môn túc cầu, những trận đấu trực tiếp trên TV Mỹ, và những bảng kết quả từ các trận đấu được các đài truyền hình Mỹ Việt, báo chí khắp nơi loan tải từng ngày, từng giờ, đã đưa Uyên trở về với tuổi thơ, về những kỷ niệm xưa, và về cái thuở người dân miền Nam khắp nơi ham mê môn bóng tròn...
Sau hơn 2 tiếng ngồi trên máy bay tôi phơi phới đi bộ trong dòng người ngược xuôi trong phi trường tìm lối ra. Phi trường Salt Lake City-Utah đã xây lại mới hơn to lớn và đẹp hơn làm tôi càng hào hứng niềm vui nghĩ tới phút giây gặp con cháu và quan trọng nhất là ngày đi dự ra trường của cháu nội Betsy.
Thơ của hai thi sĩ Trần Mộng Tú & Đào Văn Bình
Đây là ngôi làng tiêu biểu của người Amish sinh sống ở vùng này. Làng được dựng lên để giới thiệu với du khách ghé thăm những sinh hoạt hàng ngày và những sản phẩm tiểu công nghệ có tính cách cổ truyền đặc thù của người Amish...
Khi tôi về làm dâu mợ, bà còn khá trẻ, khoảng năm mươi. Bà lanh lẹ, vóc dáng nhỏ và có khuôn mặt vui với nụ cười tươi. Bà luôn niềm nở cởi mở với mọi người. Bà như thế đó, chưa bao giờ làm buồn lòng ai và cũng chẳng ai quấy phiền chi bà...
Tôi đành vay mượn tên nhạc phẩm “Con đường mang tên em” của Trúc Phương để đặt cho con đường nhà tôi vì quá hợp lý luôn, không thể đặt tựa đề khác được. Con đường này dài hơn một cây số nhưng chỉ một đoạn đường ngắn nơi khu buôn bán gần những trại lính thật khó mà tin nổi 9 căn nhà liên tiếp nhau đã có 3 người con gái tên Thanh, thật ngẫu nhiên chúng tôi cùng lứa tuổi mới lớn, lại ngẫu nhiên nữa là có hai người cùng họ Nguyễn Thị…
Cuối tuần rảnh, cú phonetalk hai chị em cỡ chừng… hai tiếng chớ nhiêu! Chị hơn tôi 8 tuổi, cùng trang lứa với mấy ông anh tôi, nhưng vì hai chị em đã có dịp đi vượt biên (hụt) với nhau một chuyến, có hơn một tuần lễ vi vu Miền Tây, ăn ngủ cùng nhau, tâm sự đủ điều. Nhất là đêm cuối cùng chờ tàu lớn ra khơi, cả hai thao thức suốt đêm, nghe cả tiếng lục bình vật vờ trôi sông, rồi kể nhau nghe “chuyện con tim”…
Ô hay, đất cỏ bời bời / Xanh như huyễn mộng, ngọt lời hoan ca / Cúi đầu niệm chú Ba la... / Cỏ chôn vào đất... hóa ra thiền vườn?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.