Hôm nay,  

Thơ Lê Hưng Tiến

19/09/202216:48:00(Xem: 1899)
Crazy
Tranh Đinh Trường Chinh.



Những ngày cô đơn lên giá

 

Những khoảnh rỗng vô hồn

Tôi đốt mỗi bước đi không số

Cô đơn bắt đầu lên giá

 

Cơm bụi lớn từ quán trọ

Quần áo lớn từ các dịch vụ không số

Ly cà phê sữa cũng lớn từ bão đêm

 

Con mắt phố thèm giọng nói xe cộ

Động đậy trong ký ức

Giữa tiếng nói sinh viên vẫn thiếu một mình

 

Tôi loay hoay cho ngày thôi lớn

Chỉ là giả hờ cho đêm nhỏ lại

Nhưng cô đơn vẫn lên giá thị trường

 

*

 

Những ngón tay đau

                    

Chĩa từng ngón tay lên không

Đôi mắt mở lòng

Những họng sương phả vào bình thủy tinh không đáy

Rơi từng ngón tay đau nhìn từ phía trời vụn vặt hồng hồng

 

Nhiều cái ngả nghiêng

Xiên đầy con mắt những hạt thiền thiền quái quái

Lạ từng ngón tay ám mùa động hưởng

Bay lạc đường biên làm lũ dơi đẻ ngày lạ trên nắng cháy

 

Trên nắng cháy

Lũ dơi không nhớ mùa động hưởng

Khói bay từ những tiếng súng thơm mùa quê kệch

Cả bầu trời ầm ĩ những tiếng nói thinh không

 

Hơi thở từng ngón tay hờ

Chĩa lên không phẳng lặng mơ hồ

Tiếng nói bất lực

Ai cũng nghĩ đến chiến tranh từ lòng đất mở

 

Không đau thương

Không tương tàn

Không không khí nở

Nhân loại bắt đầu thở vô cảm trong bình thủy tinh không đáy

 

*

 

Nghi lễ của mắt phố

                   

Những con phố chưa biết nói

Tôi tập đám mây đánh vần mỗi bước cỏ

 

Khi con phố lớn dần ý nghĩ

Tôi tập mảnh đất biết yêu những con vi trùng

 

Mặt trời đến lúc vó ngựa

Địa chỉ lớn thêm nhiều con mắt phố

 

Tôi tập mình biết tự thức

Dẫu con phố chưa chịu biết giọng nói của lòng đất

 

Tiếng thở người phì phào bình minh

Tôi chưng cất những mảng phố không mùa

 

Chưng cất những nghi lễ nắng quái

Chưng cất những tụng ca hư phù.

 

Lê Hưng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
buổi chiều nào se lạnh / mưa đổ muộn xuống mùa hè miền đông bắc / như trận mưa ở saint paul năm nào / ngày thanh tâm tuyền chết./ buổi chiều tôi biết muộn / cái chết của cung tiến...
Di sản nghệ thuật của nhạc sĩ Cung Tiến không nằm ở số lượng, mà đầy ở phẩm chất. Ngoài những ca khúc, tấu khúc thuần tuý giá trị về âm nhạc, ông còn để lại những bài viết, tiểu luận dưới nhiều đề tài văn học, kinh tế, và truyện dịch. Chúng ta đã đọc, đã nghe khá nhiều về tài hoa và khả năng sáng tác của Cung Tiến từ tuổi 15 cho đến những năm tháng sau cùng. Trong những quà tặng ông để lại tôi đặc biệt yêu thích nghệ thuật phổ thơ thành nhạc của ông, chẳng những cho chúng ta thưởng thức giai điệu bán cổ điển tây phương, ngủ âm đông phương, mà còn mang thơ Thanh Tâm Tuyền, một trong vài thi sĩ hàng đầu trong thời đại của ông đến giới thưởng ngoạn nhạc nghệ thuật và lưu trữ vào kho tàng âm nhạc Việt. Thơ Thanh Tâm Tuyền không dễ phổ thành nhạc.
Như những tiếng cầu xin cứu vớt linh hồn chúng tôi / ngoài khơi bí mật đến tự một con tàu biển; / qua những mảnh danh từ dệt nên hồn mầu nhiệm / em vẫn chỉ là tóc mây cổ nõn và môi./ Sau áo len danh từ là thế giới xa vời, / là đêm không trăng sao là trùng dương thăm thẳm; / qua những chuỗi ngọc cười, em vui nước mất đẫm / vai anh, em buồn. Đêm hồn anh dài không nguôi.
Phiến đá là một vầng trán nơi những giấc mơ hiền than thở/ Không một dòng nước uốn quanh và những cây tùng bách giá băng / Phiến đá là một cánh vai trần để chở đi thời gian / Với những cây nước mắt những dải băng và những tinh cầu / Tôi đã thấy những trận mưa xám chạy dài theo những đợt sóng / Giơ cao lên những cánh tay ngọt ngào lỗ chỗ / Để không cho phiến đá duỗi dài với được / Phiến đá chặt tay chân ra thành từng mảnh mà không thèm hút máu
Cung Tiến là một tên tuổi lớn của âm nhac Việt Nam, nhưng ông cũng là một tác giả có nhiều đóng góp vào hai mươi năm văn học miền Nam và văn học hải ngoại. Vào những thập niên 1950 và 1960, với bút hiệu Thạch Chương, Ông đã sáng tác, nhận định và phê bình văn học, cũng như dịch thuật, cho các tạp chí Sáng Tạo, Quan điểm, và Văn. Hai trong số các truyện ngắn ông dịch và xuất bản ở Việt Nam là cuốn Hồi ký Viết Dưới Hầm của Dostoievsky và cuốn Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn. Mời đọc lại một bài viết về Hermann Hesse của Thạch Chương, tức nhạc sĩ Cung Tiến.
Thoa đứng tỳ tay và cằm trên lan can ngó xuống đường. Một con phố đông về chiều đã hết nắng. Trời chạng vạng. Các cửa tiệm đã lên đèn néon đỏ, xanh lá cây, rất lõa lồ, mời mọc và bẩn thỉu: những quán rượu. Dưới hè đường mấy đứa bé đánh giầy đang ngồi chơi cờ carô trên ô gạch, bằng phấn trắng, yên lặng như những ông già. Mấy người lính Mỹ bước vội vã vào mấy quán rượu. Những tên quán rượu ngồ ngộ và lạ lùng: Blue Moon, Starlight, Princess, San Francisco.
Nhạc sĩ Cung Tiến sinh ngày 2.11.1938, tên thật là Cung Thúc Tiến. Ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Cụ thân sinh của Cung Tiến là một nhà thơ, một nhà cách mạng của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Trong gia đình Cung Tiến không có ai theo con đường âm nhạc, nhưng ông lại đam mê âm nhạc từ nhỏ. Cung Tiến bắt đầu sinh hoạt văn nghệ từ thời còn là học sinh tiểu học, đi học hát trong nhà thờ, hát trong các ca đoàn Công giáo và được giao điều khiển ban hợp ca của các trường khi lên tới trung học.
Lúc ấy nhân duyên đưa đẩy, tôi được biết đến bài Vết Chim Bay của ông và xin phép ông cho tôi thu âm bài đó vào CD. Ông chắc cũng chưa nghe tôi hát bao giờ, nhưng cũng cho phép, mà cũng không nhận tiền bản quyền, lại còn cho tôi cả bản hòa âm phối khí dàn nhạc của ông cho tôi sử dụng nữa! Khi tôi đưa bài cho Duy Cường làm theo hòa âm phối khí của Cung Tiến thì Cường “kêu” là mất công lắm. Thường thì các nhạc sĩ Việt Nam viết ca khúc chỉ viết giai điệu thôi, có thể viết thêm những hợp âm cho bài hát, nhưng rất ít người viết soạn hòa âm hay phối khí cụ cho bài hát của mình. Do đó, các nhạc sĩ hòa âm tha hồ muốn hòa âm phối khí sao cũng xong và có thể làm rất nhanh. May thì hay, nhưng nhiều khi nghe không có gì đặc biệt cả và có khi còn chói tai nữa. Duy Cường là một người hòa âm hay, nhưng theo tôi, bài Vết Chim Bay phải dùng hòa âm của Cung Tiến mới đạt! Duy Cường phải đánh vào máy từng phần của các nhạc khí từ tổng phổ ông Cung Tiến cho, để cho vào “synthesizer” và đưa cho các nh
Từ ngày Du đột nhiên mất tích đến nay, Viễn không còn khái niệm về thời gian. Bao nhiêu năm tháng đã trôi qua, cô không còn quan tâm… Bởi Viễn đã dồn tất cả tâm sức cho cuộc tìm kiếm. Cuộc kiếm tìm mà ai cũng cho là điên rồ, vô vọng. Nhưng Viễn thì không bao giờ, không bao giờ ngừng hi vọng… Viễn đã tìm Du bằng mọi cách. Nhưng Du cứ như người từ hành tinh nào đến rồi biến mất, không hề để lại chút dấu vết!
Tháng sáu mưa buồn bất chợt / đẫm đóa bằng lăng tròn giọt / vẽ luống dài ký ức / long lanh của lệ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.