Hôm nay,  

Ngày Của Cha

18/06/202221:00:00(Xem: 1995)

Cha
                       

 

Ngày của Cha, con chào đời bằng tiếng khóc,

Những đêm dài Cha lặng lẽ đưa nôi,

Con ngủ say, nhoẻn miệng cười bé bỏng,

Như thần tiên, chấp cánh giấc bình yên.

 

Ngày của Cha, công ơn cao vời vợi,

Người bảo ban, dẫn dắt lối con đi,

Con lớn lên, trong tình cha thân ái,

Hạnh phúc tràn đầy, qua ánh mắt Cha yêu.

 

Ngày của Cha, người chở che đùm bọc,

Đã bao lần con lạc bước sa chân,

Đã bao lần con lỗi lầm ngỗ nghịch,

Cha thứ tha, cha ấp ủ khuyên răn.

 

Ngày của Cha, nơi đồng khô cỏ úa,

Tấm lưng trần, người vỡ đất khai hoang,

Bao nhọc nhằn, tháng năm dài tiếp nối,

Gánh gia đình, trĩu nặng cả đôi vai.

 

Ngày của Cha, con nhớ lời Cha dạy,

Sống an lành, nhẫn nại kiếp nhân sinh,

Sống vị tha, dưỡng nuôi lòng trắc ẩn,

Nhắn nhủ con, nhiều thân ái chứa chan.

 

Ngày của Cha, con bồi hồi nhớ lại,

Từng chuỗi ngày đằng đẵng trôi qua,

Vất vả ngược xuôi, tấm thân gầy bươn chải,

Bát cơm đầy, manh áo ấm cho con.

 

Ngày của Cha, cuối đông trời lạnh giá,

Gió bấc tràn về, làn mây xám giăng giăng,

Ngồi trầm ngâm bên tách cà phê nóng,

Cha đăm chiêu, mà chạnh nhớ quê xưa

 

Ngày của Cha, gót chân người chai sạn,

Vết chân chim, vương khóe mắt thân yêu,

Cha giờ đây đã da mồi tóc bạc,

Còn đêm ngày, còn chu đáo lo toan.

 

Ngày của Cha, rời quê nhà yêu dấu,

Cha đi xa, xa khuất áng mây chiều,

Tiễn cha yêu, con nghẹn lời bật khóc,

Ngước nhìn trời, con thầm gọi Cha ơi

 

Ngày của Cha, con ghi lòng tạc dạ,

Khắc sâu vào tâm khảm suốt đời con,

Từ xa xôi cách muôn trùng cát bụi,

Gom góp thân tình, làm quà tặng thân thương…

 

Chúc Thanh & Chúc Liên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong cuộc sống của con người, từ gia đình đến xã hội, sự vui đùa bao giờ cũng cần thiết. Khi đang làm việc mệt nhọc, nghe một câu nói đùa, lòng bỗng thấy vui, cơn mệt nhọc như tiêu bớt một phần. Hai người đang tức giận nhau, không khí đang căng, chỉ một câu nói đùa có thể hóa giải hoặc làm giảm cường độ xích mích...
Từng thùng cây thông con được đưa từ chiếc xe tải vừa sửa xong xuống đất. 37 người làm trong "Hợp Tác Xã Sửa Chữa Ô Tô 19/8 " Đà Lạt, đang đi công tác ở gần thác Prenn: Bửu Sơn Tự, là một ngôi chùa nhỏ của vài chú tiểu và một nhà sư tu được vài năm nay...
Ba chị em Tabi, Betsy và Holden tung tăng trong chợ Target, hôm nay chúng theo bố mẹ đi chọn mua đồ cho ngày khai trường vào ngày 24 tháng tám sắp tới. Chợ nào cũng “Back to School Sale” đua nhau giảm gía nhiều quần áo, giày dép và đồ dùng cho học sinh. Ba chị em vui thích lắm...
Chị Thiên Kim sinh trưởng vào thập niên năm mươi của thế kỷ trước, trong một gia đình khá giả có cửa hiệu buôn bán ở phố Ngã Giữa, đường Phạn Bội Châu, Huế (nay là đường Phan Đăng Lưu). Hồi học trường Đồng Khánh chị đã nức tiếng hoa khôi, nên mỗi lần tan lớp, có nhiều “cái đuôi” theo về tận ngõ, hoặc trồng cây si trước cổng đợi tan trường...
Sáng sớm, vừa mở di động vào messenger gặp ngay tin nhắn của Duyên. Sững người. Rồi cười. Sao thế nhỉ? Sao con bé lại hỏi câu ấy nhỉ? Đang định nhắn “Sao em biết?” thì giật mình, xóa chữ đi lùi, sửa lại...
Ông Hương Cả làng Ngọc Thạnh nổi tiếng mát tay, tuy là chức sắc trong làng nhưng người làng ít kêu ông là ông Hương Cả mà họ kêu là thầy Hai. Thầy Hai bốc thuốc Nam rất hiệu nghiệm, ai bị bệnh gì cũng tìm tới thầy Hai. Thầy Hai xem mạch và bốc thuốc làm phước chứ chẳng phải lấy tiền...
Tôi và Hùng giận nhau đã hơn tuần lễ sau một trận cãi vã dữ dội, chúng tôi quyết định xa nhau. Khuôn mặt cương nghị tuấn tú của chàng với nụ cười ngạo nghễ luôn luôn ám ảnh tôi...
Người chồng cô có một số phận khá kỳ lạ. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo khó trong vùng đồng bằng sông Cửu Long...
Thơ của ba nhà thơ: Nguyễn-hoà-Trước, Trần Hạ Vi, Trần Yên Hòa...
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.