Hôm nay,  

Bên dưới cánh đồng

12/06/202218:10:00(Xem: 1723)
Truyện ngắn nước ngoài

Wind

 


Chúng tôi thường đến chơi bên đường ray xe lửa. Phải mất khoảng hai mươi phút từ làng để đến đó, và bên dưới cánh đồng rộng lớn Prade là một sườn đồi dốc thẳng phủ đầy cây cọ chạy dài xuống đường xe lửa. Và ngay đó, một mỏm đá hơi nhô ra tạo thành một hốc không sâu, có thể che nắng mưa cho người đến trú, và bọn trẻ chơi đùa vào mùa hè như chúng tôi có thể té ngã trên nền cát ấm êm bên dưới mặt đất mà không bị trầy xước.

 

Tất nhiên, nói đến tàu lửa là rất nguy hiểm, nhưng chúng tôi đã quen đi dọc theo đường ray một cách rành rọt. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước. Mỗi khi xe lửa sắp đến gần, chúng tôi có thể nghe thấy tiếng "chu chu" từ xa để nhanh chóng nép tránh qua một bên. Đôi khi, vào mùa hè quá khô hạn, bụi than cháy dở phụt ra từ ống khói đầu máy xe lửa có thể làm cháy những bụi cây nhỏ ở rìa đường ray, nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra trước đây ở vùng Prade. Tuy nhiên, khu vực này rất dốc, nếu đi đường vòng thì rất lâu. Vì vậy, chúng tôi thường đi đường tắt, men theo đường ray xe lửa.

 

Chiều hôm đó, như mọi ngày vào mùa hè, sau khi ăn trưa ở nhà bà tôi, tôi đi quanh làng để tìm bọn nhóc bạn tôi. Một đợt hạn hán bất thường đã ập đến Causses[1] trong ba tuần. Đứa thì cùng cha đi lấp bể chứa nước ở đài phun nước bên dưới, đứa thì đang sửa xe gắn máy của mình. Người dân Lyon đã bỏ nhà đi ra ngoài hết. Còn tôi thì quyết định đi chơi dưới vùng Prade.

 

Tôi đã gặp Gabriel ở đó. Cu cậu này, tôi với nó không hạp nhau mấy. Nếu như chơi chung một bọn với những đứa khác, thì cũng gọi là tạm được. Rồi lại còn một lý do nữa. Nó đang đi học tại một trường trung học nông nghiệp. Nó là người lớn tuổi nhất trong chúng tôi. Hôm trước, nó lấy chiếc mũ lưỡi trai màu đỏ của tôi đã làm cho tôi tức điên lên. Nó không cần biết là tôi cần phải đội mũ, nếu không có mũ thì tôi sẽ rất nhức đầu vì cái nắng oi bức. Nhưng chúng nó đã lấy cái mũ của tôi và chuyền cho nhau, rồi Gabriel còn ném nó lên cho vướng vào một cái cây để bọn con gái rú lên cười, và tôi phải trèo lên cây để lấy trong khi bọn chúng giễu cợt và hát theo kiểu "Dân Paris, đầu con bê".[2]

 

Khi tôi đến đó, Gabriel chỉ có một mình, nó đang làm một cái ná cao su từ nhánh đôi của cây phỉ, để bắn chim chóc, chúng ăn lá non trong đám nương mạ. Tôi ganh tị với nó một chút, vì tôi không được phép làm ná. Nó hỏi tôi các bạn khác đang ở đâu, rồi hình như nó đã nói điều gì đó mà tôi không thích, và chúng tôi đã cãi nhau. Tôi để mặc nó ở đó, và tôi bỏ đi. Tôi vừa bực tức vừa nhảy từng bước dài từ tà vẹt này sang tà vẹt khác ở giữa đường ray. Bỗng dưng từ phía sau, tiếng còi tàu làm tôi giật bắn cả mình, tôi vội vàng tấp vào lề cho tàu chạy qua. Tôi nhìn thấy rất rõ là đầu tàu đã để lại một tàn lửa (ở lò cháy trên tàu) bay ra, tàn nhỏ xiu không đáng gì đang len vào đám cỏ. Nhưng việc đó không làm tôi nhớ đến điều gì cả, và tôi lại muốn đến chỗ khác chơi. Cơn giận của tôi qua đi, ánh nắng làm cho cái đầu của tôi nóng bức và có cái gì đó cứ liên tục kêu vù vù trong tai tôi. Tôi chậm chạp leo lên dốc đến kho thóc nhà Couderc để có chút bóng mát.

 

Tôi đang đứng ở cửa sổ con, chơi trò cao bồi cô đơn, bỗng tôi nhìn thấy khói bốc lên từ bên dưới vùng Prade. Tôi cảm thấy thật thú vị khi nghĩ rằng đó là bọn người da đỏ đang làm tín hiệu bằng khói để lấy da đầu của tôi. Tôi nghe thấy tiếng hô ra trận kinh khiếp của họ. Sau đó là tiếng còi báo cháy và tôi đến xem. Toàn bộ sườn đồi bốc cháy dữ dội ở mép đường ray. Lúc tôi đến thì ba chiếc xe tải đã băng qua cánh đồng để phun nước từ trên cao xuống. Họ không cho tôi đến gần. Tôi thấy họ đang mang ra một hình dạng như hình người gói trong bọc ni lông trên cáng. Lúc đó, tôi đã không đến gần để xem. Tôi đã về nhà. Thi thể trên cáng mà các chú lính cứu hỏa mang ra chính là Gabriel. Bà nội tôi vừa mới nghe một người hàng xóm cho hay. Cô ấy đã thật bàng hoàng kinh hãi. Cô phải đến hỏi thăm gia đình của nó. Phần tôi, tôi không muốn ra bên ngoài. Thật ra, tôi đã tự hỏi đáng lẽ tôi đã phải báo... Nhưng báo cho ai?

 

Ngày tháng trôi qua.

 

Chỉ đến sáng ngày tang lễ, tôi mới thực sự biết và nhận trong tiềm thức rằng Gabriel đã chết trong đám cháy ở vùng Prade. Không phải bị thiêu sống, không đâu: chết ngạt bởi khói nóng bỏng khi ngọn lửa lan đến đã khiến anh ta không có lối thoát lúc trú bên dưới chỗ ẩn của tảng đá. Phía trong nhà thờ thì mát được chút ít, còn có thể chịu được. Nhưng bên ngoài trời vẫn quá oi bức.Tôi đến chào gia đình của Gabriel và chia buồn với họ. Rồi những diễn biến sau đó, nghĩa trang, mọi việc... tôi không còn nhớ gì nữa. Tôi nhớ một cách mơ hồ lúc khai trường trở lại. Hai bên thái dương của tôi vẫn còn nóng hổi, như thể cái đầu của tôi sắp nổ tung, và tôi không muốn đến trường nữa. Bác sĩ cho biết không có máu đông tụ lại hoặc sốt cao. Phim chụp X-quang cũng không có gì bất thường. Cha mẹ tôi đã gửi tôi đến gặp bác sĩ tâm lý.

 

Bác sĩ nói đi nói lại với tôi rằng tôi không hề liên quan gì đến việc đau buồn ấy đối với Gabriel, đó chỉ là do sự cố của xe lửa. Không phải lỗi của tôi, nên tôi không có lý do gì để lương tâm cắn rứt. Với lứa tuổi của tôi, tôi không thể dập được lửa hoặc giúp anh ấy thoát ra khỏi nơi xảy ra tại nan. Và rằng cho dù tôi có thể gọi để mọi người đến ứng cứu, họ cũng sẽ đến quá muộn. Ông cũng nói thêm rằng lý do việc cãi nhau giữa hai đứa cũng không phải là không đáng kể. Rằng tôi phải cố nhớ tại sao chúng tôi lại cãi nhau. Tôi vẫn cố gắng nhớ lại. Hình như là Gabriel đã khoe khoang về cách anh ta thanh toán bọn mèo như thế nào...

 

Nhưng tôi đã không thể nào nhớ nổi. Các bác sĩ sẽ chẳng bao giờ có thể chữa được chứng đau đầu của tôi, cho dù tôi đã phải qua tất cả những việc xét nghiệm cần thiết. Tôi đã quen với bịnh rồi, nếu như ta có thể nói sống với bệnh tật như thế. Thỉnh thoảng tôi lại được chữa theo một phương pháp điều trị mới, nhưng rồi đâu cũng lại vào đó.

 

Mới đây tôi đã trở lại Prade bằng xe hơi. Ngày nay, có một cây cầu đường cao tốc bắc qua đường sắt, và người ta đã xây một bãi đậu xe dọc theo xa lộ ngay chỗ đồng cỏ ngày xưa. Nhưng tôi không có thời gian để dừng lại vì tôi phải uống thuốc. Tôi nghĩ bác sĩ tâm lý đã giải thích rất chính xác: tôi không được để mặc cảm tội lỗi hủy hoại cuộc đời mình. Nhưng rồi, khi tôi có cảm giác nóng rực trong đầu, tôi vẫn nghe thấy tiếng hét thất thanh của Gabriel.

 

JH C

(tháilan dịch)

 

Ghi chú:

 

[1] Causses: Ở vùng Massif Central, phía Nam nước Pháp.

[2] “Parisiens têtes de chiens! Parigots têtes de veaux!”: Bài hát Pháp có vần điệu của trẻ con, để chế giễu. (Parisien, Parigot: người dân Paris).

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm đó, một chàng đương từ Sài Gòn đạp xe tới thăm bạn ở Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ. Chàng vừa đạp xe tới cầu thì gặp bạn cũng đương từ bên kia cầu phóng sang dự định về Sài Gòn thăm mình...
Có một người sống trong thành phố, bận rộn, tranh đấu, xông pha, lăn lộn giữa sự phức tạp như một sinh trùng bị mắc lưới nhện vẫn phải vùng vẫy để sống, để chờ ngày bị ăn thịt. Một hôm, ông ta đi du lịch, thấy một phong cảnh đẹp đến mức lặng người, cảm thấy siêu thoát, nhận ra đạo lý của mục tiêu tại sao con người tồn tại. Nhưng vẫn phải trở về phố cũ, y như Lưu Nguyễn phải trở về làng cũ vì những lý do chính xác, vì lẽ phải của những bổn phận làm người. Ông vẽ lại phong cảnh đó trên một vách tường lớn. Mỗi khi đời giông bão, mỗi khi hồn âm u, mỗi khi trí khổ não, ông đến trước bức tranh, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ để tìm thấy sự thanh thản, sở hữu cảm giác bình an. Ông nghe được tiếng hát “chiều nay vang lừng trên sóng.” Ông thấy được “Âm ba thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.” Hồn ông “lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.” Những giờ phút tĩnh lặng đó, tâm trí ông “Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quên … là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…”
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi để ý đến hắn, không phải vì cái tên với cái họ “lạ”, họ Mai. Cũng chẳng phải vì hắn là công tử con nhà giàu. Nghe nói ba hắn đi qua Mỹ từ ngày chạy loạn 30/4, nên cuộc sống mấy mẹ con rất ung dung khá giả. Mới học lớp 6 thôi, mà hắn đi học mặc quần tây áo sơ mi “đóng thùng” chỉnh tề, mang giày xăng-đan, tay còn đeo chiếc đồng hồ nữa cơ...
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Một buổi trưa chan hòa ánh nắng trong vắt như thủy tinh của một ngày nắng ấm cuối đông, chớm bước sang xuân. Cảnh vật như bừng sáng dậy sau những ngày u ám. Tôi và Thi ngồi bên nhau tại một nơi vắng vẻ trong khu vườn sau nhà, dưới tàn cây mít, gần bên chiếc cầu ao soi bóng lung linh trên mặt nước đang gợn sóng lăn tăn...
Tôi có một người anh cá tính hoang nghịch trổ trời mà lên. Từ nhỏ, thích trèo cây trong vườn. Có bữa leo phải cành ổi giòn bị gãy, thế là anh rớt xuống nghe uỵch một cái như trái mít rụng. Anh đau điếng cảm giác rêm ram cả mạnh sườn...
Hồi ở trại tỵ nạn Thailand, tôi có lúc đã quay cuồng “chạy sô” đi học 4 thứ tiếng.
Thơ của hai thi sĩ Thy An & Lê Minh Hiền
Nhận được bài thơ của người bạn Phạm Xuân Tích, tôi thấy bài thơ của ông bạn khá độc đáo và lý thú, tôi mạo muội viết lại sao y bản chính – cả hai bản tiếng Pháp và bản dịch tiếng Việt cũng của ông ấy, để hầu các vị đọc cho vui...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.