Hôm nay,  

Kinh Tế Trung Quốc Tổn Hại Ra Sao Trong Tay Họ Tập

03/06/202200:00:00(Xem: 1779)

Bia Bao The Economist

Các chính sách cứng ngắt đang áp đảo chủ nghĩa kinh tế thực dụng

(Nguồn: Bìa báo The Economist)

 

BẮC KINH – Trong 20 năm qua, Trung Quốc là nguồn tăng trưởng lớn nhất và đáng tin cậy nhất của nền kinh tế thế giới. Họ đã góp 25% tăng trưởng vào tổng sản lượng GDP toàn cầu trong thời kỳ này và phát triển mở rộng 79/80 quý. Trong phần lớn thời gian Trung Quốc mở cửa từ sau khi ông Mao qua đời, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thực hiện một cách tiếp cận thực tế để làm giàu cho đất nước, kết hợp cải cách thị trường trong khuôn khổ kiểm soát của nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đang có nhiều rủi ro.

Vấn đề trước mắt, chiến dịch KHÔNG-COVID (ZERO-COVID) đã khiến cho nền kinh tế Trung Quốc bị sụt giảm và thậm chí có thể bị ngừng trệ tạm thời. Điều này lại đóng góp vào một vấn đề phức tạp hơn: cuộc đấu tranh tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình để tái tạo chủ nghĩa tư bản nhà nước. Nếu cứ tiếp tục đi theo con đường này, Trung Quốc sẽ phát triển chậm hơn và khó dự đoán hơn, với những hậu quả khôn lường cho chính đất nước họ và ảnh hưởng đến cả thế giới.

Sau gần hai tháng, dù lệnh phong tỏa Thượng Hải dần dần được nới lỏng, nhưng còn lâu Trung Quốc mới có thể đạt mục tiêu KHÔNG-COVID, với những đợt bùng phát mới ở Bắc Kinh và Thiên Tân. Hơn 200 triệu người đang sống trong những điều kiện hạn chế, còn nền kinh tế thì đang quay cuồng. Doanh số bán lẻ trong tháng 4 năm 2022 thấp hơn 11% so với một năm trước đó, và lượng mua KFC, xe hơi và Cartier đều yếu. Mặc dù một số các nhà máy, cơ sở đang cho công nhân ăn, ngủ ngay tại chỗ, nhưng sản lượng công nghiệp và sản lượng xuất cảng vẫn đang sụt giảm. Trong cả năm nay, Trung Quốc có thể phải chật vật để có thể phát triển với tốc độ nhanh hơn Hoa Kỳ, điều này đã không xảy ra kể từ năm 1990, sau sự kiện Thiên An Môn. Đối với ông Tập, thời điểm hiện nay khá là tệ: sau Đại Hội Đảng lần thứ 20 vào cuối năm nay, ông dự định sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3 với tư cách là chủ tịch, phá vỡ quy tắc gần đây là các nhà lãnh đạo sẽ rút sau 2 nhiệm kỳ.

Tuy nhiên, ông Tập cũng là người chịu nhiều trách nhiệm khi nền kinh tế chịu cú sốc kép. Đầu tiên là chính sách “zero-covid” đã được thực thi trong 28 tháng. Họ lo ngại rằng việc mở cửa trở lại sẽ dẫn đến nguy cơ có thể giết chết hàng triệu người. Điều đó có thể đúng, nhưng cũng đã làm lãng phí thời gian quý báu: 100 triệu người trên 60 tuổi không được tiêm mũi vắc xin thứ 3. Họ từ chối nhập cảng vắc xin MRNA hiệu quả hơn của phương Tây. Thay vào đó, kế hoạch là đẩy mục tiêu “Zero Covid” sang năm sau. Trung Quốc đã từ bỏ việc đứng ra tổ chức Asian Cup vào tháng 6 năm 2023. Người dân kể về các trạm xét nghiệm khắp nơi và đội quân thường trực “ngoáy mũi” không hồi kết. Vì Omicron có khả năng lây lan cao, nên các đợt bùng phát và phong tỏa là không thể tránh khỏi. Nhưng kể từ khi chính sách “zero-covid” được ông Tập xác định, bất kỳ lời chỉ trích nào về nó đều bị coi là chống đối, phá hoại.

Chính niềm tin vào ý thức hệ đó là nguyên do đằng sau cú sốc thứ hai, một loạt các sáng kiến kinh tế hình thành nên điều mà ông Tập gọi là “khái niệm phát triển mới,” nhằm giải quyết “những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ,” chẳng hạn như cuộc chia rẽ Trung-Mỹ. Các mục tiêu nghe có vẻ hợp lý: giải quyết bất bình đẳng, độc quyền và nợ, và đảm bảo rằng Trung Quốc thống trị các ngành kỹ nghệ mới và được củng cố trước các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, ông Tập tin rằng đảng phải dẫn đầu, và việc thực thi mang tính trừng phạt và thất thường. Hàng loạt các khoản phạt, các quy định mới và thanh trừng đã khiến ngành công nghệ hiện đang năng động, đóng góp 8% GPD, bị đình trệ. Và một cuộc đàn áp dã man nhưng không triệt để đối với lĩnh vực bất động sản, chiếm hơn 1/5 GDP, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nguồn vốn – một lý do khiến doanh số bán nhà ở trong tháng 4 giảm 47% so với một năm trước đó.


Chính phủ hy vọng chương trình kích thích kinh tế lớn đang được thực thi sẽ giúp họ đạt được mục tiêu tăng trưởng chính thức là 5.5% cho năm 2022 và làm dịu các căng thẳng trước thềm đại hội. Vào ngày 19 tháng 5, Thủ tướng Lý Khắc Cường, đã kêu gọi các viên chức “hành động quyết liệt” để khôi phục tăng trưởng, và ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất thế chấp. Đảng đang cố gắng trấn an các ông trùm các ngành kỹ nghệ đang hoang mang, lo sợ. Có thể bước tiếp theo sẽ là một chương trình cơ sở hạ tầng lớn do chính phủ tài trợ bằng trái phiếu.

Nhưng số nợ chồng chất nhiều hơn và hàng trăm mẫu bê tông cốt sắt không gỡ bỏ được các đợt đóng cửa hà khắc hoặc giảm thiểu rủi ro từ mô hình kinh tế của ông Tập.Vấn đề nằm ở chỗ việc mở rộng phạm vi lại thuộc vào một bộ phận kém năng suất nhất của nền kinh tế: bộ phận do nhà nước điều hành. Chính sách công nghệ của Trung Quốc đã đạt được những thành công đáng kể, chẳng hạn như xây dựng vị thế thống trị toàn cầu về các sản phẩm pin tiên tiến. Ông Tập hy vọng rằng các kỹ thuật tiên tiến và một nhóm quỹ đầu tư nhà nước mới sẽ giúp thúc đẩy các quyết định nhanh hơn. Nhưng cũng đừng quên những thất bại thảm hại, từ sáng kiến Vành đai rỉ sét cho đến kỹ nghệ vi mạch (microchips).

Trong khi đó, các ưu đãi trong bộ phận sản xuất hiệu quả nhất của nền kinh tế, khu vực tư nhân, đã bị phá hủy. Có thể thấy điều đó trên các thị trường tài chính, vốn đã chứng kiến những thất thoát lớn. Giá vốn tăng cao: Cổ phiếu Trung Quốc giảm giá 45% so với cổ phiếu Hoa Kỳ, một mức chênh lệch gần như kỷ lục. Tính toán của các nhà đầu tư và doanh gia đang thay đổi. Một số lo ngại rằng lợi nhuận tài chính các công ty, cơ sở sẽ bị giới hạn bởi nghi ngờ của đảng về sự giàu có và quyền lực của tư nhân. Các nhà đầu tư mạo hiểm nói rằng họ đã chuyển sang đặt cược vào những loại công ty cổ phần lớn nhất, chứ không đặt vào những ý tưởng tốt nhất. Lần đầu tiên sau 40 năm, không có lĩnh vực chính nào của nền kinh tế sẽ tiến hành cải cách tự do hóa. Và điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự tăng trưởng.

Nền kinh tế ý thức hệ của ông Tập có những tác động lớn đối với thế giới. Dù rằng các gói kích thích có thể làm tăng nhu cầu tiêu dùng, nhưng nhiều khả năng sẽ xảy ra tình trạng phong bế, khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Trong kinh doanh, sự quy mô và tinh vi của Trung Quốc khiến các công ty đa quốc gia không thể nhắm mắt làm ngơ. Nhưng nhiều công ty ngoại quốc sẽ tái cân bằng chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc, như những gì Apple đang làm. Các công ty Trung Quốc có thể thống trị một số ngành công nghiệp của những năm 2030, nhưng phương Tây có khả năng sẽ càng cẩn trọng hơn đối với các sản phẩm nhập cảng của Trung Quốc. Về ngoại giao, các công ty tư nhân độc lập hơn và ít tham vọng hơn đồng nghĩa với sự hiện diện của Trung Quốc ở nước ngoài sẽ do nhà nước lãnh đạo và mang tính chính trị nhiều hơn.
 
Cuộc sống bên trong nước Trung Quốc lạc hậu hiện tại ra sao? Dù trên mạng rất nhiều người than thở về tình trạng phong tỏa và mất việc làm, nhưng vẫn khó xảy ra tình trạng bất ổn xã hội do sự giám sát, tuyên truyền và sự ủng hộ rộng rãi cho các mục tiêu của đảng trong xã hội. Một số nhà hoạt động kỹ thuật tiên tiến không đồng ý với sự chuyển hướng của đất nước, nhưng không đủ sức mạnh và lòng dũng cảm cần thiết để phản đối. Và có thể dễ dàng nhận thấy, trong giới chính trị ưu tú, ông Tập, 68 tuổi, không có đối thủ. Hướng tới đại hội đảng sắp tới, có thể ông vẫn sẽ nắm vững quyền lực cho đến ít nhất là năm 2027, nhưng những thiếu sót của mô hình “lãnh đạo tối cao” ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần dần lộ hình.
 
Việt Báo phỏng dịch.
Bài viết này nằm trong loạt bài Các Nhà Lãnh Đạo của tạp chí The Economist với tiêu đề “Khi ý thức hệ đối đầu với sự thịnh vượng, đường link gốc:How Xi Jinping is damaging China’s economy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam...
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung...
thăng trầm lên xuống / như những bậc đá trên đồi xanh / tóc bay theo gió / mùa hạ êm đềm thắp lửa mặt trời / trong từng đôi mắt mong đợi / dõi cánh chim bay xa...
Ông bà Năm quê quán ở Thuận Hòa, Sóc Trăng, ông bà sinh cơ lập nghiệp cùng với và tiếp nối tổ phụ tổ mẫu nhiều đời ở quê. Họ yêu đồng ruộng, yêu vùng đất màu mỡ phù sa ruộng vườn gieo trồng thoải mái. Vậy mà sau ngày quốc nạn 30– 04– 1975, họ chật vật vì ruộng vườn, làm nhiều phải đóng thuế nhiều, làm ít thì bị tổ sản xuất phê bình kiểm thảo. Lúa mạ thiếu nước, thiếu thuốc trừ sâu, trồng tỉa khó khăn...
Trời nắng chang chang, thỉnh thoảng từng cơn gió bụi bốc lên bay rát cả mặt, dòng xe máy xình xịch chạy như mắc cửi trên đường. Hai bên lề đường có cả mấy mươi tiệm vịt quay, heo quay, những con vịt quay vàng ươm, có con thì da sậm màu hơi ngả nâu tất cả đều béo nhẫy mỡ, treo tòng teng trong tủ kiếng trông rất bắt mắt. Những con heo sữa quay vàng ruộm hoặc ngã màu cánh kiến, chủ tiệm còn gắn vào miệng nó một cái bông đỏ thắm...
Longwood Gardens là một “vườn hoa” không những nổi tiếng của Tiểu bang Pennsylvania mà còn là một trong vài vườn hoa nổi tiếng nhất của cả nước Mỹ...
Ở Mỹ người ta không ăn mỡ của động vật như heo, bò, gà vịt, vì sợ tăng cholesterol. Nếu ăn mỡ họ ăn bacon, thịt ba chỉ ướp muối. Họ chiên bacon cho giòn, ăn kèm với trứng chiên và bánh mì. Một món điểm tâm rất được nhiều người yêu thích. Tôi thích dùng mỡ nhưng chỉ dùng ở một vài món. Mỡ heo, tôi mua miếng dày, thái hạt lựu, thắng riu riu cho đến khi tóp mỡ héo lại, màu vàng nhạt ngả sang nâu. Tôi vớt tóp mỡ, để riêng ra cho khô và giòn, dùng để kho cá bống. Vì cất nhiều công, nên tôi rất quý tóp mỡ...
Vinh cầm cái ly nhỏ đưa lên “Dô. Anh em !” “Ê. Sao khẩn trương thế, mày? Chưa có miếng nhắm nào vô bụng cả!” Đặt ly xuống, nhìn khuôn mặt bị thịt của Sáu Diên đang cười, Vinh chợt thấy bực mình và cụt hứng...
Thế kỷ trước, truyện Ví Dụ Ta Yêu Nhau* của một nhà văn trẻ đã làm bao nhiêu “kẹp tóc”, “húi cua” say mê một thời. Thế kỷ này, các cô, các cậu ngày xưa, giờ đây là những bà, những ông với mái tóc mặn mà, ít tiêu nhiều muối, có phút chạnh lòng chăng, khi nghe những ví dụ dưới đây?
Hai người đang đi chầm chậm trên lối đi hẹp bằng đất thỉnh thoảng có những con đường mòn xanh mơn mởn cắt ngang, mà cứ hai năm một lần những xe đẩy chở cỏ khô hoặc lúa mì lại ùa vào những đám hoa cúc và cỏ. Những cơn mưa gần đây đã tạo thành từng vũng ao nhỏ ở những đoạn lồi lõm; nhưng ở phần giữa đường, đầy bụi bặm và rải rác có dấu vết móng ngựa, thì khúc đường cũng khá rộng để hai người có thể sánh đôi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.