Hôm nay,  

Cấm Sách: Khi Nào Thì Vi Hiến, Khi Nào Thì Hợp Hiến?

13/05/202200:00:00(Xem: 2686)
Picture1
“Cấm sách” hay cũng thường được gán mác là “kiểm duyệt.”(Nguồn: pixabay.com)

HOA KỲ – Hoa Kỳ đã và đang bị chia rẽ về các vấn đề quan trọng trong hệ thống giáo dục K-12, về những cuốn sách mà học sinh có thể đọc ở trường công. Nỗ lực cấm sách trong chương trình giảng dạy ở trường, loại bỏ sách ra khỏi thư viện và danh sách những cuốn sách không-phù-hợp cho học sinh ngày càng dài ra.

Các hành động trên được gọi là “cấm sách,” hay cũng thường được gán mác là “kiểm duyệt.” Tuy nhiên, khái niệm về kiểm duyệt, cũng như các biện pháp bảo vệ mang tính pháp lý trong việc này thường bị hiểu lầm rất nhiều. Erica Goldberg, Phó Giáo Sư Luật trường Dayton đã đưa ra những giải thích cho việc cấm sách, được đăng trên trang TheConversation như sau.

Cấm sách bởi đảng phái chính trị

Cánh hữu là nơi đang diễn ra hầu hết các lệnh cấm sách, dưới hình thức hội đồng nhà trường loại bỏ các cuốn sách ra khỏi chương trình giảng dạy trên lớp học.

Các chính trị gia cũng đã đề xuất cấm những cuốn sách mà một số nhà lập pháp và phụ huynh coi là quá trưởng thành đối với độc giả ở lứa tuổi học sinh, chẳng hạn như “All Boys Aren’t Blue,” viết về các chủ đề kỳ dị và sự chấp thuận. Tác phẩm kinh điển “The Bluest Eye” của nữ tác giả đoạt giải Nobel Toni Morrison, viết về các chủ đề về cưỡng hiếp và loạn luân, cũng là mục tiêu thường bị nhắm vào.

Trong một số trường hợp, các chính trị gia đã đề xuất truy tố hình sự các thủ thư ở các trường học và thư viện công cộng vì đã lưu hành những cuốn sách đó.

Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (American Library Association) cho biết hầu hết các sách bị nhắm mục tiêu cấm trong năm 2021 “là của hoặc viết về những người gốc da đen hoặc LGBTQIA +.” Các nhà lập pháp tiểu bang cũng đã nhắm mục tiêu vào những cuốn sách mà họ tin rằng khiến học sinh cảm thấy tội lỗi hoặc đau khổ vì chủng tộc của mình, hoặc ngụ ý rằng học sinh thuộc bất kỳ chủng tộc hoặc giới tính nào bị gán mác một cách cố định và mù quáng.
Cánh tả cũng nhúng tay vào việc cấm sách và loại ra khỏi chương trình giảng dạy những cuốn sách hạn chế người thiểu số hoặc sử dụng từ ngữ nhạy cảm về chủng tộc, chẳng hạn như tác phẩm nổi tiếng “Giết con chim nhại” (To Kill a Mockingbird).

Khái niệm về kiểm duyệt (censorship)

Liệu có nỗ lực nào trong việc cấm sách đó là hành vi kiểm duyệt vi hiến hay không? Đây là một vấn đề phức tạp.

Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, các hành động của chính phủ mà một số người có thể coi là kiểm duyệt - đặc biệt là liên quan đến trường học - không phải lúc nào cũng có thể được phân loại rõ ràng là hợp hiến hoặc vi hiến, bởi vì “kiểm duyệt” là một thuật ngữ thông tục, không phải thuật ngữ pháp lý. Nhưng có một số nguyên tắc có thể giúp làm sáng tỏ việc cấm sách có vi hiến hay không, và khi nào thì nó là vi hiến.

Kiểm duyệt không vi phạm Hiến Pháp, trừ khi đó là chính phủ ra lệnh kiểm duyệt.

Ví dụ, nếu chính phủ cố gắng ngăn cấm một số loại biểu tình chỉ vì quan điểm của những người biểu tình, thì đó là một lệnh cấm vi hiến đối với quyền tự do ngôn luận. Chính phủ không thể tạo ra luật hoặc cho phép các vụ kiện ngăn cấm người ta sở hữu những cuốn sách nào đó, trừ khi trong nội dung của những cuốn sách đó có chứa loại ngôn từ trong phạm vi không được bảo vệ, chẳng hạn như là tục tĩu hoặc phỉ báng. Mà “phạm vi không được bảo vệ” cũng được xác định theo những cách rất tôn trọng quyền tự do ngôn luận.

Tuy nhiên, chính phủ có thể ban hành các quy định hợp lý để hạn chế “thời gian, địa điểm hoặc cách thức” cho ngôn luận của mọi người, nhưng nhìn chung, chính phủ phải làm với quan điểm và nội dung trung lập. Do đó, chính phủ không thể ngăn cấm một cá nhân phát biểu hoặc nghe những phát biểu bởi vì chủ đề của những phát biểu đó hoặc ý kiến được bày tỏ về nó.


Và nếu chính phủ cố gắng hạn chế phát biểu theo những cách đó, thì nó có thể trở thành kiểm duyệt vi hiến.

Vậy thì thế nào là không vi hiến?

Ngược lại, khi các cá nhân, công ty và tổ chức tư nhân đưa ra các chính sách hoặc có các hành động ngăn cấm quyền ngôn luận của mọi người, thì những hành động riêng tư này lại không vi phạm Hiến pháp.

Lý thuyết chung về tự do của Hiến pháp đề cập tới “tự do” trong bối cảnh có bị hạn chế hoặc cấm đoán bởi chính phủ hay không. Chỉ có chính phủ mới có độc quyền sử dụng vũ lực buộc tất cả người dân phải hành động theo cách này hay cách khác. Ngược lại, ở các công ty hoặc tổ chức tư nhân không cho phát biểu ý kiến, thì vẫn có các công ty khác có các chính sách khác cho phép mọi người có nhiều lựa chọn hơn để tự do phát biểu hoặc hành động.

Trong khi chính sách riêng của các cơ sở, tổ chức tư nhân có tác động lớn đến quyền tự do ngôn luận của một người, thì đồng thời nó cũng hạn chế việc đưa ra và truyền bá các ý tưởng mới. Ví dụ, các trường tư nhân đốt sách hoặc phạt giảng viên vì chia sẻ những ý tưởng cụ thể nào đó, cũng có nghĩa là ngăn cấm thảo luận tự do hay đưa ra kiến thức và các ý tưởng sáng tạo.

Khi nào trường học có thể 'cấm' sách

Khó có thể nói dứt khoát liệu những vụ việc cấm sách hiện nay trong trường học là hợp hiến hay không hợp hiến. Lý do là: Các quyết định được đưa ra ở các trường công được tòa án phân tích là khác với sự kiểm duyệt trong bối cảnh phi chính phủ.

Theo cách diễn giải của Tối Cao Pháp Viện, quyền kiểm soát đối với giáo dục công, phần lớn được giao cho “các chính quyền địa phương và tiểu bang.” Chính phủ có quyền xác định những gì phù hợp với học sinh, sinh viên và chương trình giảng dạy tại trường của họ.

Tuy nhiên, học sinh, sinh viên được bảo đảm một số quyền của Tu chính án Thứ nhất: Các trường công lập không được kiểm duyệt những phát biểu của học sinh, trong hoặc ngoài khuôn viên trường, trừ khi nó gây ra “sự gián đoạn đáng kể.”

Nhưng các viên chức có quyền kiểm soát chương trình giảng dạy của một trường học mà không cần động tới quyền tự do ngôn luận của học sinh hoặc các nhà giáo dục trong hệ thống K-12.

Có những ngoại lệ đối với quyền lực của chính phủ đối với chương trình giảng dạy ở trường học: Chẳng hạn như Tối cao Pháp viện đã ra phán quyết rằng luật của bang cấm giáo viên trình bày chủ đề về sự tiến hóa là vi hiến, vì nó vi phạm điều khoản thành lập của Tu Chính Án Thứ Nhất, cấm chính phủ đưa ra bất kỳ luật nào “tôn trọng việc thành lập một tôn giáo cụ thể.”

Hội đồng trường học và các nhà lập pháp tiểu bang thường có lời nhắn nhủ cuối cùng về chương trình giảng dạy của các trường. Trừ khi các chính sách của bang vi phạm một số điều khoản khác của Hiến Pháp, có thể là về một số loại phân biệt đối xử, thường được cho phép về mặt hiến pháp.

Các trường học, với nguồn tài nguyên hữu hạn, cũng có quyền quyết định những sách nào cần cho thêm vào thư viện của họ. Tuy nhiên, một số thành viên của Tối Cao Pháp Viện đã viết rằng việc loại bỏ sách chỉ hợp hiến nếu nó dựa trên tính phù hợp về mặt giáo dục của cuốn sách, chứ không phải vì mục đích không cho học sinh tiếp cận với những cuốn sách mà các viên chức nhà trường không đồng ý.

Cấm sách, cũng như những chỉ trích mạnh mẽ của dư luận, không phải là vấn đề mới mẻ ở Hoa Kỳ. Và dù chính phủ có toàn quyền kiểm soát những gì được dạy trong trường học, Tu Chính Án Thứ Nhất cũng bảo vệ quyền tự do ngôn luận cho những người phản đối những gì đang được dạy trong trường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chị Thiên Kim sinh trưởng vào thập niên năm mươi của thế kỷ trước, trong một gia đình khá giả có cửa hiệu buôn bán ở phố Ngã Giữa, đường Phạn Bội Châu, Huế (nay là đường Phan Đăng Lưu). Hồi học trường Đồng Khánh chị đã nức tiếng hoa khôi, nên mỗi lần tan lớp, có nhiều “cái đuôi” theo về tận ngõ, hoặc trồng cây si trước cổng đợi tan trường...
Sáng sớm, vừa mở di động vào messenger gặp ngay tin nhắn của Duyên. Sững người. Rồi cười. Sao thế nhỉ? Sao con bé lại hỏi câu ấy nhỉ? Đang định nhắn “Sao em biết?” thì giật mình, xóa chữ đi lùi, sửa lại...
Ông Hương Cả làng Ngọc Thạnh nổi tiếng mát tay, tuy là chức sắc trong làng nhưng người làng ít kêu ông là ông Hương Cả mà họ kêu là thầy Hai. Thầy Hai bốc thuốc Nam rất hiệu nghiệm, ai bị bệnh gì cũng tìm tới thầy Hai. Thầy Hai xem mạch và bốc thuốc làm phước chứ chẳng phải lấy tiền...
Tôi và Hùng giận nhau đã hơn tuần lễ sau một trận cãi vã dữ dội, chúng tôi quyết định xa nhau. Khuôn mặt cương nghị tuấn tú của chàng với nụ cười ngạo nghễ luôn luôn ám ảnh tôi...
Người chồng cô có một số phận khá kỳ lạ. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo khó trong vùng đồng bằng sông Cửu Long...
Thơ của ba nhà thơ: Nguyễn-hoà-Trước, Trần Hạ Vi, Trần Yên Hòa...
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Chị Hương đẹp lắm! Một vẻ đẹp đài các sang trọng của một Giai nhân xứ Huế. Dáng người dong dỏng cao, thanh thoát, nước da trắng hồng, mái tóc óng mượt buông lơi xõa sau bờ vai tròn. Đặc biệt chị có đôi mắt đẹp và yên bình như mặt nước hồ thu...
Bao năm qua, đã đến sống trong làng chài từ lâu lắm, đã làm bạn kéo lưới qua nhiều chủ ghe, chủ tàu cá, Tư Dầm vẫn nghèo, vẫn túng, không hề sắm nổi cho mình chiếc ghe câu để tự kiếm sống qua ngày.
Trại Sikiew, đêm văn nghệ mừng Năm Mới diễn ra trên Bãi Đá năm ấy có vài giọng ca gây bất ngờ. Đầu tiên phải kể đến Vân Đại Bàng với bài hát Đường Xưa Lối Cũ hay thần sầu, bà con vỗ tay rần rần...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.