Hôm nay,  

Mẹ và núi Cà Đú

08/05/202217:36:00(Xem: 2039)

Bút ký ngắn Ngày Của Mẹ

nui ca dam

Tôi đến thăm nghĩa trang vào lúc trời đã ngả về chiều. Nghĩa trang của dòng tộc tôi nằm sát chân núi Cà Đú, một rặng núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, nằm về phía Bắc thị xã Phan Rang chừng 10 cây số. Cách đó không xa hai đỉnh núi Đá Xanh, Đá Mài thuộc dãy Trường Sơn vẫn còn sáng chưa kịp ngả sang màu tím sẫm. Gần kề bên con lộ một Nghĩa Trang Liệt Sĩ, ‘mộ bia đều như nấm’ như trang sử mở âm thầm khuấy động những nỗi bâng khuâng.

 

Tôi thắp nén nhang và đặt trên phần mộ Mẹ tôi một bó hoa hồng. Mẹ tôi nằm ở đây đã hơn 20 năm, và bà mãi mãi ở tuổi 93. Nghĩa trang chiều hôm nay trông bao la yên ắng, chỉ nghe tiếng lá rừng xao xác, tiếng rì rào mơ hồ vọng về từ cõi hư vô. Khói nhang lan tỏa vây quanh bia mộ, hoa hồng  thơm tím chiều hoang vắng. Trong khoảng không gian tĩnh lặng ấy, tôi chơt nghe mấy hồi chuông vẳng từ Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ ở bến đò Tri Thủy. Hình như đã đến giờ cầu kinh chiều. Lòng tôi chùng xuống nhớ thương Mẹ vô hạn khi đứng trước cảnh rừng chiều hoang sơ. Tôi bưng mặt khóc, như chưa bao giờ được khóc. Tôi khóc rống lên với tất cả nỗi niềm nhớ nhung trìu mến và lòng biết ơn Mẹ chất chứa trong tôi, chưa kịp thưa với Mẹ trước khi bà qua đời. Con xin cảm ơn Mẹ những đêm và những tháng ngày Mẹ lo âu cho số phận của con trên bước đường lưu vong xứ người.

 

Nhìn lên bầu trời nắng hoàng hôn, một buổi chiều vàng đang trải rộng thênh thang trên nghĩa trang. Gió Trường Sơn thổi về mang theo khí mát lạnh. Nơi đây luôn vẫn là nơi cô tịch với thế giới bên ngoài. Không một ai có thể ngờ biết bao hệ quả của chiến tranh và những cuộc biển dâu đã từng đi qua nghĩa trang này.

 

Tôi là người duy nhất đến viếng mộ Mẹ hôm nay, nhân Ngày Của Mẹ. Tôi đến thăm lại con suối xưa, mang ánh nắng hoàng hôn miệt mài chảy dọc theo nghĩa trang in bóng núi Cà Đú. Lòng suối trong vắt với những viên đá cuội tròn trịa lấp lánh những mảnh kim khí nhỏ li ti óng ánh màu vàng. Ở tuổi ấu thơ tôi thường nhặt lấy đem về khoe với Mẹ như những viên ngọc quí đầu đời. Những viên đá cuội vẫn còn đó, lấp lánh dưới ánh mặt trời, nhưng con suối và tôi đã hoàn toàn thay đổi. Con suối xưa trông chừng như nhỏ lại, còn tôi thì già đi. Cậu bé năm xưa nay là một lão già ở tuổi tám mươi lăm. Bỗng dưng tôi muốn khóc như đứa trẻ thơ khi biết mình không còn Mẹ.

 

Mặt trời đã khuất sau dãy Trường Sơn. Hai đỉnh núi Đá Xanh, Đá Mài đã lẫn trong bầu trời chạng vạng. Chợt một vùng ánh sáng lóe lên và nhiều tiếng bom nổ nghe chừng ở tận dãy Trường Sơn. Tôi giật minh thức giấc, nhìn qua khung cửa sổ, tôi nghe thấy sấm chớp. Ngoài kia hình như trời đang chuyển mùa. Tôi bật đèn sáng đến kéo kín các màn cửa sổ. Tôi ngả người nằm xuống bên canh vợ. Vợ tôi  đang ngon giấc nhưng hai khóe mắt của bà loang loáng nước mắt. Tôi tắt đèn và cố ru giấc ngủ với một ít băn khoăn. Chợt vợ tôi xoay người lại, đưa tay choàng cổ tôi hôn tha thiết, nói nhỏ vào tai tôi: “Sáng mai Chủ nhật 8 tháng 5 là Ngày Của Mẹ. Vợ chồng mình nhớ đi viếng mộ Mẹ em ở Nghĩa Trang Vạn Xuân Evengreen Cemetery. Nhớ nghe anh...

 

Đào Như

(Chicago, 7/5/2022, viết vào ngày giỗ thứ 23 của Mẹ chúng tôi).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cái cối xay bột nước lắp ráp xong chị Bông đã xay thử đậu nành rồi xay gạo thấy cả hai đều thành bột mềm nhuyễn đúng ý. Coi như chị đã “khai trương” cái cối xay bột nước của mình mặc dù khi lắp cối xong ông thợ cối đã xay thử bột nọ bột kia rồi. Hôm ấy cả nhà chị được ăn món bánh xèo chiên giòn và uống sữa đậu nành nấu với lá dứa vừa thơm vừa béo thật ngon...
Hai chị em Quỳnh Trâm và Bội Trâm hôm nay được mẹ dạy làm món bánh trái cây bằng bột đậu xanh để đón anh gia sư của hai nàng. Những chiếc bánh xinh xinh đủ màu sắc của trái khế vàng, trái ớt đỏ, trái mảng cầu… được bày sẵn trên khay thật hấp dẫn...
Thơ của hai thi sĩ Huỳnh Liễu Ngạn & Thy An...
Chiếc xe khách Sài Gòn ra Huế tạm dừng ở thành phố Nha Trang vào khoảng bốn giờ chiều. Xe chưa đậu hẳn thì đã có bao nhiêu kẻ bán hàng vặt ồ ạt phóng tới miệng rao hàng inh ỏi tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn. Một số ăn xin tật nguyền, què cụt cũng cố chen lấn tranh nhau hành nghề...
Tôi quen biết Loan thật tình cờ, người đời thường gọi là “duyên”, với tôi, là một định mệnh từ muôn kiếp trước, đã gắn liền hai cuộc đời chúng tôi thành hai chị em, thương yêu và gần gũi, giúp đỡ, an ủi nhau còn hơn chị em ruột thịt...
Bản thân tôi ít khi nào dám ngó về biển cả, dù thấy biển cả rất mênh mông, thoáng mát và êm ả qua nhiều hình ảnh. Cũng có lúc tôi trực diện biển khơi, nhưng chỉ là lúc biển êm sóng dịu rì rào ru hát « Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào… » hoặc là lúc mơ mộng, biển nhớ…
Thời gian sau 1975, tôi cỡ 9-10 tuổi, ngoài ông anh lớn đi dạy ở Cần Thơ, tôi có ba người anh đang học Đại Học, hằng tuần có bạn bè kéo về nhà tôi tụ tập ăn uống, đờn địch ca hát rất vui. Tôi nhỏ tuổi không được tham gia, nhưng có núp ở sau bếp... nghe lỏm...
Kanchanaburi là một tỉnh miền trung Thái Lan có biên giới chung với Miến Điện. Thủ phủ là thành phố cùng tên cách Bangkok 140km. Ở đây có cây cầu nổi tiếng xây dựng từ WWII, cầu sông Kwai...
Chiến trận ngày mỗi lan rộng, mức độ tàn phá cũng gia tăng khủng khiếp. Mỗi lần quân Pháp vào làng càn quét, dân chúng lại bồng bế nhau tản cư, chỉ còn dân quân tự vệ ở lại bảo vệ nhưng cũng yếu ớt lắm. Khi quân Pháp rút, để lại hàng chục xác chết, dân lại trở về chôn cất người chết, dựng lại gian nhà tranh bị thiêu rụi rồi tiếp tục cày cuốc kiếm sống. Cuộc sống đã nghèo khổ nay càng nghèo khổ hơn...
Câu chuyện bắt đầu, một người kể: “Sở dĩ con kên kên sói đầu vì nó ăn mít. Nó đút đầu vào ruột trái mít đục khoét. Mủ mít dính chặt lông. Khi rút đầu ra, lông dính lại. Đầu trọc lóc.” Người thứ hai lên tiếng: “Nói vô lý. Kên kên ăn xác chết, ăn đồ hôi thúi. Mít có mùi thơm. Kên kên không ăn đồ thơm.” Người thứ nhất trả lời: “Nói có lý nhưng xét ra vô lý. Kên kên không ăn mít thường nhưng ăn Sầu riêng. Mít Sầu riêng hôi lắm.” “Nói vô lý. Sầu riêng thơm kiểu khác. Cả triệu người ăn. Cả triệu người ghiền. Điên hay sao mà ăn đồ hôi.” “Bà thấy thơm nhưng tui thấy hôi. Quyền tự do mà. Cả triệu người không ăn Sầu riêng. Cả triệu người thấy Sầu riêng hôi.” “Nói tào lao. Hoa thì thơm. Phân thì hôi. Ai có thể ngửi thấy hầm lù thơm?” “Có thể hôi thúi, nhưng ở đó lâu ngày, quen đi. Thúi cũng như thơm. Giống những người ở xung quanh Kinh Nước Đen.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.