Hôm nay,  

Nhà Thơ Ukraine - Lyuba Yakimchuk: Chiến tranh và quê hương

04/03/202200:00:00(Xem: 3617)
Capture
Trước khi Nga xâm lược Ukraine, Lyuba Yakimchuk và chồng đã tham gia khóa huấn luyện quân sự dân sự, tích trữ lương thực và lắp đặt máy phát điện. Họ dự định ở lại Kyiv để hiến máu cho các binh sĩ Ukraine và 'cố gắng trở nên hữu ích'. (Lost Horse Press / Dirk Skiba)

  

Lyuba Yakimchuk là một nhà thơ, nhà viết kịch và nhà viết truyện phim người Ukraine. Tập thơ gần đây nhất của Cô có tên là Apricots of Donbas. Thơ của Cô đã giành được các giải thưởng danh giá, trong đó có Giải Thưởng Quốc Tế về Thơ Slavic (Ukraine) và Giải Thi Ca Quốc Tế của Kovalev Foundation (Mỹ). Sinh ra và lớn lên tại một thị trấn nhỏ gần Luhansk, Yakimchuk hiện sống ở Kyiv, Ukraine.

***

Trước khi vùng đất nhiều tranh chấp Donbas phía Tây Ukraine trở thành vùng khói lửa, nhà thơ Lyuba Yakimchuk đã lớn lên ở mảnh đất này như ở một thiên đường: "Vào mùa xuân, Tôi có thể nhìn thấy những cánh đồng bông mơ dại nở rộ."

Những tháng ngày cô còn trẻ thơ, khu vực này trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế sau khi Liên Xô sụp đổ. Để kiếm sống, người dân trong thị trấn hái trái mơ bán cho những người dẫn đường trên chuyến tàu giữa Moscow và Kyiv.

"Có một biên giới Nga gần thị trấn Pervomaisk của tôi. Một người họ hàng xa của tôi lần nọ nói với tôi rằng sau khi qua biên giới, những cây mơ không còn thấy đâu nữa.”

“Bây giờ thì khu vực này đã bị chiếm đóng. Nhưng biên giới vẫn còn hiện hữu, bằng hàng cây mơ… mãi hoài tồn tại,” cô nói.

Khi những người ly khai thân Nga nắm quyền kiểm soát khu vực này vào năm 2014, cha mẹ của Yakimchuk đã cố gắng ở lại nhà của họ ở Pervomaisk. Họ trồng khoai tây dưới sự chiếm đóng và ngủ trong hầm cùng với khoai tây khi những trận pháo kích ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Nhưng như bao người khác, cuối cùng họ cũng đã phải rời nhà bỏ đất chạy loạn. Trong năm năm qua, căn nhà tuổi thơ của Yakimchuk là nơi chiếm ngự của một tay súng bắn tỉa.

Gia đình cô dọn về định cư ở một ngôi nhà mới tại trung tâm Ukraine. Nhưng bây giờ, quân Nga lại xâm lược, và quê hương Cô đang ở trong nguy khốn. Ngày 24 tháng Hai, 2022, nhà thơ Yakimchuk bị đánh thức bởi tiếng gào rú của hỏa tiễn bắn vào thành phố Kyiv. “Tôi phải đóng ván che cửa sổ và dùng băng keo dán ngăn ngừa kính bể. Những người hàng xóm đến trú với chúng tôi vì nhà chúng tôi có vẻ an toàn hơn,” cô nói.

"Chúng tôi nghe tiếng còi báo động vang rền, và tiếng hỏa tiễn hú không ngừng và trực thăng gầm rú hỗn loạn."

Trước khi cuộc xâm lược bắt đầu, cô và chồng đã tham gia khóa huấn luyện quân sự dân sự, hoàn thành bộ dụng cụ sơ cứu, tích trữ lương thực, lắp đặt lò hơi đốt nhiên liệu rắn và máy phát điện.

"Kế hoạch của chúng tôi là ở lại Kyiv và cố gắng trở nên hữu ích. Ngày mai, chúng tôi sẽ hiến máu cho các binh sĩ Ukraine. Tôi đoán sẽ không dễ dàng cho chúng tôi, nhưng ... chế độ của Putin sẽ sụp đổ", cô nói. "Chúng tôi sẽ là nhân chứng.”

Chủ đề chính trong thơ của Yakimchuk là điều gì xảy ra cho ngôn ngữ trong thời kỳ chiến tranh, cô nói “Ngôn ngữ là vẻ đẹp như thế giới của chúng ta. Vì vậy khi ai đó hủy hoại thế giới, ngôn ngữ sẽ phản ảnh điều này.”

Trong bài thơ phân rã (decomposition), tên của những địa danh như Luhahnsk, Donetsk, và quê nhà của Cô là Pervomaisk bị hủy hoại phân rã.  Cô nói: "Tôi phân hủy các từ các chữ để mô tả hình tượng phân rã của các thành phố và thị trấn, sự phân hủy và tan rã của vùng Donbas, quê hương nhỏ bé của tôi". 


"Tôi tin văn hóa có thể tạo ra những khuôn mẫu cư xử nơi con người, và đó là những gì tôi muốn nói đến khi tôi viết về hệ lụy của đất mẹ, Yakimchuk nói về bài thơ nguyện cầu (prayer). "Đây chính là hệ lụy chúng ta gánh theo, và cuối cùng thì chúng ta phải sống hòa hoãn với nó. Và chúng ta nên sáng tạo ra những câu chuyện mới để tự kể cho mình. Nếu chúng ta không làm thế, kẻ thù chúng ta sẽ làm cho chúng ta."

Và câu chuyện của mỗi phe của cuộc tranh chấp hiện thời sẽ rất khác nhau. Việt Báo trân trọng mời đọc hai bài thơ của thi sĩ người Ukraine - Lyuba Yakimchuk, và cùng nhà thơ và thế giới cầu nguyện cho Ukraine, đất nước và con người quả cảm đang tận sức chiến đấu chống quân xâm lược Nga để bảo vệ quyền sống trên chính quê hương của họ.
 
nguyện cầu
 
lạy Cha chúng con ở trên Trời
của vầng trăng tròn vạnh
và mặt trời thánh hóa
 
che chở cha mẹ con khỏi chết
nơi căn nhà tuyến đầu lửa đạn
quyết không lìa bỏ nó
như một nấm mồ
 
che chở người chồng con
ở phía bên kia chiến trận
như thể ở bờ bên kia dòng sông
chĩa mũi súng lên ngực
nơi anh từng hôn lên
 
con mặc trên người chiếc áo giáp chống đạn
không thể cởi ra
nó dính chặt lên người con như lớp da bọc
 
con mang trong người đứa con của anh
không thể đẩy nó ra được
bởi qua nó thân thể con là của anh
 
con mang trong người mảnh đất Mẹ
không thể mửa nó ra được
bởi nó luân lưu như dòng máu
qua trái tim con
 
bánh mì chúng con ăn hằng ngày
chúng con cho người đói
để họ ngừng ăn thịt lẫn nhau
chúng con đem ánh sáng cho kẻ u mê
để họ tìm ra sự sáng suốt
 
và xin tha tội chúng con
những thành phố bị phá hủy tan tành
dù chúng con không tha tội kẻ thù chúng con
 
và chớ để chúng con sa xuống cám dỗ
nhận chìm bên trong thế giới thối tha này
nhưng cứu chúng con ra khỏi sự dữ
vứt bỏ các hệ lụy của đất Mẹ
nặng nề và chẳng mảy may hữu ích
 
hãy che chở con
đừng cho con lại gần chồng con cha mẹ
và mảnh đất quê hương này.
 
– Lyuba Yakimchuk
 
(Trịnh Y Thư dịch từ bản tiếng Anh của Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky ).
  
phân rã
 
mặt trận phía đông không gì thay đổi
tốt, tôi thật đã ứa máu
vào khoảnh khắc của cái chết, kim loại nóng lên
và con người trở nên lạnh ngắt
 
đừng nhắc tôi về L u h a n s k nữa
nó đã rã thành h a n s k từ lâu rồi
L u đã được san bằng
thành vỉa hè đỏ thẫm
 
bạn bè của tôi thành con tin
không cách gì liên lạc với họ, không thể quăng lưới
kéo họ lên khỏi tầng hầm
từ đống đổ nát
 
vậy mà chúng ta lại làm thơ
những vần thơ lý tưởng điệu đàng
thơ sơn son thếp vàng
đẹp tựa bức tranh thêu
 
làm gì có thơ về chiến tranh
chỉ là sự phân rã
chỉ còn lại những con chữ
và tất cả tạo ra duy nhất một thanh âm r r r
 
P e r v o m a i s k tan rã thành p e r v o  và  m a i s k
thành các phân hạt chảy về nguyên thủy
chiến tranh một lần nữa kết thúc
hòa bình vẫn không đến
 
và những khởi điểm, thay thế, thoái trào của tôi đâu?
sẽ không có nhà thơ nào được sinh ra ở đó nữa
không có loài người
 
Tôi nhìn chằm chằm vào đường chân trời
thu hẹp thành một hình tam giác
những bông hoa hướng dương cúi đầu trên cánh đồng
đen và khô khốc
như tôi, cằn cỗi già nua
không còn Lyuba
chỉ – ba

– Lyuba Yakimchuk
 
(Hòa Bình Lê dịch từ bản tiếng Anh của Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky)
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào ngày 6 tháng 12, 2023, nhà thơ, nhà văn, giáo sư văn học và nhà hoạt động xã hội được yêu mến người Palestine Refaat Alareer đã thiệt mạng trong một cuộc không kích từ Israel cùng với người anh, em gái và bốn đứa con của họ. Trong tuần để tang kể từ đó, những lời tri ân dành cho cuộc đời, sự nghiệp viết lách và các hoạt động nghệ thuật tích cực của Alareer đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Nhiều lời tri ân được đăng cùng với bài thơ cuối cùng “Nếu tôi phải chết” được ông đăng trên Twitter của mình vào ngày 1 tháng 11 năm 2023. Cho đến nay, bài thơ chia tay như một điềm báo đau lòng của Alareer hiện đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng; được đọc trên các sân khấu thế giới và được viết trên các bức tường sân ga tàu điện; được in trên các biểu ngữ, bảng hiệu, cờ và diều, được giương cao trong các cuộc biểu tình đòi ngưng bắn trên khắp thế giới.
Nhà xuất bản của Ocean Vương trên Marketplace cũng như Ocean Vương trên Instagram của mình đã thông báo về cuốn tiểu thuyết mới sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2025, Emperor of Gladness. “Emperor of Gladness” là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Ocean Vương, “kể về một năm trong cuộc đời của một thanh niên ương ngạnh ở New England, người tình cờ trở thành người chăm sóc cho một góa phụ 82 tuổi bị mất trí nhớ, tạo nên câu chuyện về tình bạn. sự mất mát và mức độ chúng ta sẵn sàng mạo hiểm để đòi hỏi một trong những ân huệ quý giá nhất của cuộc đời: cơ hội thứ hai.”
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Thông thường khi nghe hai chữ “cô đơn” chúng ta liên tưởng đến trạng thái tinh thần yếm thế, tâm tư buồn bã, ngày tháng chán chường, thậm chí, cuộc đời trống rỗng. Có lẽ, vì ý nghĩa từ điển của từ vựng này; có lẽ, vì ảnh hưởng văn chương nghệ thuật; có lẽ vì chúng ta đã từ lâu tin như thế, mà không bao giờ đặt một nghi vấn nào. Đây là định nghĩa của “cô đơn” qua Bách thư toàn khoa Wikipedia: “Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết hợp hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, người ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất.
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.