Hôm nay,  

tháng hai ̶ ̶ ̶ những mảnh, những miểng

23/02/202212:55:00(Xem: 1624)
Lied-I-1914_Albert-Bloch
Tranh Albert Bloch.

 

#1

lạc lối trong sương mù

tôi mù

tôi mù tịt

quờ quạng ngu ngơ

cảm ơn định mệnh

vẫn còn đôi tay

để quơ để chạm để ôm để nựng

để dung dăng dung dẻ

để lăn để lắc để lay để lạy

để một ngày bóp cổ định mệnh

để một ngày chân thật với chính mình.

 

#2

cắm đầu cắm cổ chạy

khi vấp ngã mới nhận ra

vẫn chưa vượt qua ngày hôm qua

vẫn chưa bắt đầu ngày hôm nay

thời gian còn lại

nghiến răng sủa và tru

rình rập cái bất chợt

rượt đuổi cái ngậm ngùi cái hối tiếc

choáng ngợp trên phố chiều

cuối ngày đứng tụt hậu

thu mình trong bóng đêm đen đủi.

 

#3

bốc một nắm chữ

quăng qua cửa sổ

nghe tiếng rơi rớt leng keng trên hè phố

không khác ngày cúng cô hồn

tôi ngẩn ngơ không rục rịch

chờ cho đêm về cười rúc rích

ngửa mặt hít thở mùi trăng nguyên tiêu

vu vơ nghe đời đã thâm kim

tri thiên mệnh  ̶ ̶ ̶  hả?

đâu đó dịch vụ mua bán đổi chác nội tạng

không phải để làm phá lấu hay nấu cháo lòng.

 

#4

chiến tranh lây lan

không miễn nhiễm

viễn ảnh:

những mảnh đời đổ vỡ

miểng vụn nát

bê bết máu thịt da

người lê lết xuyên cánh đồng mùa đông

những đứa trẻ lem luốc quấn quýt mẹ cha

không một giọt nước mắt từ khuôn mặt thất thần mỏi mệt  ̶ ̶ ̶ 

đôi nét chấm phá hời hợt

bên không ảnh xám tro tẻ nhạt

có phải đây là sắp đặt cho trò chơi nóng hổi đầu năm?

 

– Quảng Tánh Trần Cầm    

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong cuộc sống của con người, từ gia đình đến xã hội, sự vui đùa bao giờ cũng cần thiết. Khi đang làm việc mệt nhọc, nghe một câu nói đùa, lòng bỗng thấy vui, cơn mệt nhọc như tiêu bớt một phần. Hai người đang tức giận nhau, không khí đang căng, chỉ một câu nói đùa có thể hóa giải hoặc làm giảm cường độ xích mích...
Từng thùng cây thông con được đưa từ chiếc xe tải vừa sửa xong xuống đất. 37 người làm trong "Hợp Tác Xã Sửa Chữa Ô Tô 19/8 " Đà Lạt, đang đi công tác ở gần thác Prenn: Bửu Sơn Tự, là một ngôi chùa nhỏ của vài chú tiểu và một nhà sư tu được vài năm nay...
Ba chị em Tabi, Betsy và Holden tung tăng trong chợ Target, hôm nay chúng theo bố mẹ đi chọn mua đồ cho ngày khai trường vào ngày 24 tháng tám sắp tới. Chợ nào cũng “Back to School Sale” đua nhau giảm gía nhiều quần áo, giày dép và đồ dùng cho học sinh. Ba chị em vui thích lắm...
Chị Thiên Kim sinh trưởng vào thập niên năm mươi của thế kỷ trước, trong một gia đình khá giả có cửa hiệu buôn bán ở phố Ngã Giữa, đường Phạn Bội Châu, Huế (nay là đường Phan Đăng Lưu). Hồi học trường Đồng Khánh chị đã nức tiếng hoa khôi, nên mỗi lần tan lớp, có nhiều “cái đuôi” theo về tận ngõ, hoặc trồng cây si trước cổng đợi tan trường...
Sáng sớm, vừa mở di động vào messenger gặp ngay tin nhắn của Duyên. Sững người. Rồi cười. Sao thế nhỉ? Sao con bé lại hỏi câu ấy nhỉ? Đang định nhắn “Sao em biết?” thì giật mình, xóa chữ đi lùi, sửa lại...
Ông Hương Cả làng Ngọc Thạnh nổi tiếng mát tay, tuy là chức sắc trong làng nhưng người làng ít kêu ông là ông Hương Cả mà họ kêu là thầy Hai. Thầy Hai bốc thuốc Nam rất hiệu nghiệm, ai bị bệnh gì cũng tìm tới thầy Hai. Thầy Hai xem mạch và bốc thuốc làm phước chứ chẳng phải lấy tiền...
Tôi và Hùng giận nhau đã hơn tuần lễ sau một trận cãi vã dữ dội, chúng tôi quyết định xa nhau. Khuôn mặt cương nghị tuấn tú của chàng với nụ cười ngạo nghễ luôn luôn ám ảnh tôi...
Người chồng cô có một số phận khá kỳ lạ. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo khó trong vùng đồng bằng sông Cửu Long...
Thơ của ba nhà thơ: Nguyễn-hoà-Trước, Trần Hạ Vi, Trần Yên Hòa...
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.