Hôm nay,  

Thời Hoàng Kim

17/12/202121:53:00(Xem: 2884)
FRIENDS
Hình minh họa. (nguồn: https://1000logos.net

 

Hàng xóm thân thiết của tui là hai ông bạn già: Một ông Mỹ và một ông ba tàu Chợ lớn.Tụi tui sở dĩ thân tới bây giờ là ban đầu có ban hành “Luật hàng xóm” đàng hoàng chớ hổng phải cái kiểu rượu vào lời ra cuối cùng là vác chai nện nhau đâu. Bây giờ tui xin được tiết lộ bộ luật của tụi tui cho các chiến hữu tham khảo nha:

 

Ba điều không làm: 1/ Không ép uống; 2/ Không ép nghe theo quan điểm riêng của mình; 3/ Không nói mà không có bằng chứng (chính vì điều lệ này mà tụi tui kết nạp thêm bác Google vào cuộc).

 

Ba điều phải làm: 1/ Tôn trọng sở thích, xuất thân, chuyện riêng tư của bạn nhậu; 2/ Biết dừng khi nồng độ cồn và tốc độ của cái lưỡi chuẩn bị lên cao trào; 3/ Nên giới hạn nói chuyện với…vợ hàng xóm.

 

Còn nữa tụi tui dù sao cũng như là một Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ thu nhỏ chớ bộ, vậy phải sống sao cho hoà hợp để mấy xừ cảnh sát được thảnh thơi.

 

Bộ ba tụi tui nói dzậy chớ toàn dân xịn đó; Xừ John tốt nghiệp đại học kinh tế sau khi trở về từ cuộc chiến tại Việt Nam. Xừ Hinh từng là chủ hai tiệm vàng, sau 75 hú hồn còn giấu được hai hộp dưới gầm giường, chớ không thì cháo hổng  có mà húp. Tui là tệ nhứt, tốt nghiệp một khoá huấn luyện phi công ở Mỹ dzậy mà hổng hiểu sao rớt một phát ngay trại tù cải tạo mới ghê chớ. Tình bạn của tụi tui mà hổng có “Luật hàng xóm” thì chắc chắn tiêu diêu miền cực nhọc lâu rồi (nhứt là trong cái dzụ bầu cử tổng thống Mỹ vừa rồi). Túm lại là tự do ngôn luận thì có nhưng xúc phạm nhân quyền thì không được. Chẳng hạn như tụi tui tha hồ chửi Tập Hí hay Trọng lú hoặc Bảy đần nhưng không được phép nói tụi Tàu ác, dân Việt ma giáo hay bọn Mỹ ngu.Tụi tui có quyền tự hào dân tộc mình nhưng không được phép chà đạp dân tộc hàng xóm.

 

Thường thường tụi tui họp “Hội nghị thượng đỉnh” hai, ba tuần gì đó một lần, nhưng dạo này vì COVID-19 tấn công dữ dội nên ai về nhà nấy cố thủ thà chết không chịu hy sinh… đi họp. Sau bao nhiêu tháng xa cách, mấy ông bạn già  và cả tui cũng tụ lại vì ai cũng được chích choác đầy đủ nên yên tâm mở miệng mà không cần đứng xa sáu feet. Công nhận tuổi hoàng hôn mà còn có bạn tri kỷ thì coi như bình minh cuộc đời vẫn còn tươi đẹp lắm. Trong buổi trà dư tửu hậu, tụi tui đề cập đến chuyện những thời hoàng kim của các đế quốc xa xưa. Trong lúc cao hứng tui hùng hồn hỏi:

 

– Hai ông có biết thời hoàng kim của nước Việt nam là vào lúc nào hông?

 

Đến đây tui cũng xin giải thích thêm là tụi tui toàn dùng tiếng Việt trong các buổi họp mặt vì xừ Hinh sinh ra ở Chợ Lớn, bà già gốc Sài Gòn khu Bảy Hiền, đậu Tú tài hạng bình hẳn hoi, xừ John lấy dzợ Việt, người Cần Thơ, từ năm một ngàn chín trăm hồi đó, xừ ăn mắm nhiều quá nên thích nghiên cứu nghệ thuật ăn uống Việt nam rồi từ từ nghiên cứu tùm lum tà la, kết quả là nói chuyện với xừ John tôi phải rất cẩn thận đừng có mà để xừ lôi Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ra mà dí vào mặt thì tiêu đời.

 

Xừ John hắng giọng ra vẻ quan trọng nói:

– Theo sự tìm hiểu của tui (viết nguyên văn vì vợ xừ người miền Tây mà), đó là triều đại nhà Lý,Trần.

 

Xừ Hinh rụt rè bày tỏ ý kiến:

 

– Còn tui thấy vào thời Viêt Nam Cộng Hoà vì hồi đó Việt Nam đâu có thua gì Đại Hàn. Hồi đó nhà tui còn được ăn súp vi cá thay cơm!

 

Tui cười:

 

– Mấy cha sai hết trơn rồi, đó là thời kỳ sau 1975, lúc lũ bố khỉ mẹ khỉ và đàn lũ khỉ vào giải phóng... rồng vàng.

 

– Ủa sao kỳ dzậy? Hai ông hàng xóm cùng trợn mắt la lên làm như tui đang khủng bố mấy chả không bằng.

 

Tui từ từ rót cho mình một ly đế hiệu Ông Già sản xuất tại... Mỹ, tợp chút xíu thưởng thức hương vị, nheo mắt ngắm nghía sự thắc mắc lẫn bất bình của hai ông hàng xóm.Vì đã ký kết vào luật nên hổng ai dám hối tui nói khi tui chưa muốn nhưng cuối cùng tui cũng lên tiếng. Câu đầu tiên tui hỏi có quốc gia nào gọi là hùng cường mà giáo sư đi... chăn bò, nuôi heo không? Hai ông lắc đầu lia lịa. Tui hỏi tiếp rằng có đế quốc nào “giàu” đến nỗi mướn hẳn một ông đại tá đạp xích lô chở mình đi phố không? Còn nũa có đất nước nào giàu mạnh trên thế giới này mà người đạp xích lô, vá lốp xe đạp, thợ sửa ống cống biết đọc sách Triết, tốt nghiệp đại học không? Còn nữa nha! Tui quay qua xừ John người thông kim bác cổ nhất trong nhóm hỏi tiếp rằng ông đọc khá nhiều sách, vậy thì tìm giùm tui có quốc gia nào “thái bình” đến nỗi nhà giam không hề có bọn đầu  trộm đuôi cướp, phạm pháp mà lại toàn các vị có học hành có kiến thức và có nhân cách vào trong đó ngồi không? Hai ông bạn tri kỷ đã đoán ra được phần nào thâm ý của tui nên xừ Hinh gật gù cười tiếp:

 

– Ừa đúng gồi! Hổng có đất nước nào giàu như Việt Nam hồi đó đi tàu ra biển... du lịch mà mang cả đống vàng với hột xoàn.

 

Xừ John ngẫm nghĩ một lát rồi cũng hồ hởi tham gia theo kiểu...Mỹ:

 

– Tui phục nhứt là sau năm 75, toàn đầy tớ nhân dân và... đàn heo được sống chung trong những biệt thự cao cấp. “Chiện” đó thiệt chưa có một quốc gia giàu mạnh nào trên thế giới này làm nổi.Còn nữa, dân ăn hàng quán toàn được các mệnh phụ phu nhân, giáo sư, dược sĩ phục vụ tận tình.

 

Tui chợt ngậm ngùi nhớ lại hồi mới ra tù theo thằng bạn cùng đơn vị đi học nghề sửa xe đạp. Đối diện “tiệm” sửa xe của tui là “nhà hàng” bán bún riêu của một bà thiếu tá chế độ cũ. Đúng như lão John nói, tuy ngồi bán bún riêu trong góc hẻm, cung cách quý phái, lời ăn tiếng nói của bà làm cho thực khách thật sự mến phục. Tui lại lan man nhớ đến ông anh họ từ một đại uý từng tốt nghiệp trường Võ Bị Đà Lạt thế mà vào thời hoàng kim ấy đi lang thang các nẻo đường rao: “Ai bán răng vàng bạc vụn không?” Ông đi rao bán ngang qua chỗ tui ngồi vá xe, hai anh em ôm nhau khóc, tui móc hết tiền lẻ trong túi đãi ông một chầu bún riêu. Bà thiếu tá thương tình, mua một tặng một. Ba người ngồi tâm sự với nhau cuối cùng cả ba đều rơi nước mắt.

 

Rồi tui hỏi hai ông bạn già có biết bo bo là cái quái gi không? Xừ John lật đật lấy xeo phôn hỏi bác Google: Nguồn Vietfarm nói rằng đây là một loại hạt quý rất bổ dưỡng và có tác dụng chữa bịnh, giá thành hiện nay cũng không rẻ. Xừ Hinh chợt nhó ra vỗ trán nói ngay:

 

– Tui hiểu cha nội rồi, ý ông nói là bo bo mà quý mẹ gì. “Thời hoàng kim”sau 75, dân Việt Nam ăn món đó thay cơm, ăn đến nỗi đẻ ra thằng con đặt luôn tên trong nhà cho nó là thằng Bo Bo.

 

Cả ba cùng cười ha hả, cười ra nước mắt. Tui lại “ca ngợi” tiếp thời hoàng kim ngày cũ:

 

– Hồi đó chắc ông Hinh còn nhớ, chợ trời la liệt toàn những đồ quý hiếm, những của gọi là “gia bảo” người ta cũng đem ra bán, có đất nước nào trên trái đất này mà chợ trời bán toàn đồ thật, đồ quý, đồ xịn với những cái giá bèo bọt dở khóc dở cười như thế không?

 

Nói đến đây tui rưng rưng nhớ lại má với chị Hai của tui đi cầm sợi dây chuyền mặt cẩm thạch mà bà cố truyền lại, để có tiền đi thăm nuôi hai cha con tui. Chị Hai kể lại là lúc đó má tay cầm sợi dây mà khóc sướt mướt.

 

Ba cái “chiện” này hồi đó từ trẻ sơ sinh đến ông già sắp xuống lỗ ai mà hổng biết, dzậy đó mà cuối cùng ai cũng quên, hoặc là cố ý quên. Tui không có ý nhắc cho mấy người sống thời hoàng kim đó nhớ để họ đau đầu, tuổi của tui cùng những người cùng thời chắc cũng chẳng làm ăn gì được nữa đâu. Ý của tui: những người còn chút Lương tri hãy nhớ lại mà đừng làm những gì tiếp tay cho lũ khỉ rừng phá hoại non sông, xua đuổi rồng vàng. Thôi! Bà dzợ Cần Thơ của xừ John đang bưng một dĩa gỏi đu đủ chiêu đãi ba ông chính khách về chiều, tui phải ngưng thôi, nói nữa là lát nữa nhìn cái dĩa... láng coóng thì đừng có trách.

 

– Ngọc Thanh Thi

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Thông thường khi nghe hai chữ “cô đơn” chúng ta liên tưởng đến trạng thái tinh thần yếm thế, tâm tư buồn bã, ngày tháng chán chường, thậm chí, cuộc đời trống rỗng. Có lẽ, vì ý nghĩa từ điển của từ vựng này; có lẽ, vì ảnh hưởng văn chương nghệ thuật; có lẽ vì chúng ta đã từ lâu tin như thế, mà không bao giờ đặt một nghi vấn nào. Đây là định nghĩa của “cô đơn” qua Bách thư toàn khoa Wikipedia: “Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết hợp hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, người ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất.
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
Hôm đó, một chàng đương từ Sài Gòn đạp xe tới thăm bạn ở Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ. Chàng vừa đạp xe tới cầu thì gặp bạn cũng đương từ bên kia cầu phóng sang dự định về Sài Gòn thăm mình...
Có một người sống trong thành phố, bận rộn, tranh đấu, xông pha, lăn lộn giữa sự phức tạp như một sinh trùng bị mắc lưới nhện vẫn phải vùng vẫy để sống, để chờ ngày bị ăn thịt. Một hôm, ông ta đi du lịch, thấy một phong cảnh đẹp đến mức lặng người, cảm thấy siêu thoát, nhận ra đạo lý của mục tiêu tại sao con người tồn tại. Nhưng vẫn phải trở về phố cũ, y như Lưu Nguyễn phải trở về làng cũ vì những lý do chính xác, vì lẽ phải của những bổn phận làm người. Ông vẽ lại phong cảnh đó trên một vách tường lớn. Mỗi khi đời giông bão, mỗi khi hồn âm u, mỗi khi trí khổ não, ông đến trước bức tranh, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ để tìm thấy sự thanh thản, sở hữu cảm giác bình an. Ông nghe được tiếng hát “chiều nay vang lừng trên sóng.” Ông thấy được “Âm ba thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.” Hồn ông “lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.” Những giờ phút tĩnh lặng đó, tâm trí ông “Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quên … là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.