Hôm nay,  

Tiếng Hát Của Ca Sĩ Đăng Vũ Chất Ngất Nỗi Buồn Trong CD Lạy Trời Con Được Bình Yên Do Trung Tâm Asia Phát Hành

31/07/201500:01:00(Xem: 13988)

blank
Đăng Vũ.

Ca sĩ Đăng Vũ mới cộng tác với trung tâm Asia gần đây, anh chỉ xuất hiện chung với Mỹ Huyền, Trúc My trong một ca khúc trong cuốn Asia 76 và chưa được hát một mình đơn ca để diễn tả hết tài năng của mình.

Trung tâm Asia vừa phát hành cuốn CD mới nhất trong tháng 7/2015 với tiếng hát Đăng Vũ - Lạy Trời Con Được Bình Yên- nhạc phẩm này của Lam Phương và lấy làm chủ đề.

Trong CD này có 11 ca khúc gồm những ca khúc nổi tiếng như Tôi Đưa Em Sang Sông, Lạy Trời Con Được Bình Yên, Hận Đồ Bàn, Đoạn Tuyệt, Xin Hãy Quên Tôi, Chắp Tay Lạy Người, Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao, Áo Tím Màu Hoa Cà, Tình Lỡ, Em Sắp Về Chưa.

Bài hát đầu tiên là Tôi Đưa Em Sang Sông của Y Vũ Nhật Ngân, Đăng Vũ hát với chất giọng riêng của mình tạo sự mới mẻ cho ca khúc nổi tiếng này. Bản Hận Đồ Bàn của Xuân Tiên thì Đăng Vũ cũng diễn tả nỗi sầu man mác của mình.

Đăng Vũ họ Chế, ba của anh là một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Với dòng máu của người gốc Chiêm Thành và lớn lên vùng đất Phan Rang và Đà Lạt cho nên giọng nói của anh có nét rất Miền Trung và từ đó cách đọc lời ca của anh khi diễn tả ca khúc bỗng trở nên rất lạ.

Đã từng tốt nghiệp trường Điện Ảnh Nghệ Thuật tại Sài Gòn sau năm 1975, đã từng diễn xuất trong nhiều cuốn phim cho nên Đăng Vũ rất tự nhiên trên sân khấu.


Đặc biệt là Đăng Vũ đã từng đoạt giải vô địch võ tự do tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai với những đường quyền và ngọn cước dũng mãnh hạ gục đối thủ trên võ đài. Tuy vậy tâm địa anh rất hiền lành và vì thế anh đã từ giã nghề võ sĩ để trở thành diễn viên điện ảnh và trở thành ca sĩ.

Có lẽ nhờ nội lực thâm hậu cho nên giọng Đăng Vũ rất mạnh. Trình diễn trên sân khấu thì giọng hát của anh nổi bật và gây sự hấp dẫn khán giả.

Nhạc sĩ Lam Phương và Anh Bằng đều yêu thích giọng hát của Đăng Vũ và cả hai đều không lấy tác quyền những bài hát mà anh thu băng. Có người nói nghệ danh Đăng Vũ là ngọn đèn trong mưa, thì làm sao tỏa sáng được. Nhưng ngọn đèn trong mưa cũng có nét đẹp thơ mộng và hi vọng rằng tiếng hát Đăng Vũ sẽ dần dần được khán giả biết tới và anh sẽ nổi danh.

Có một bí mật cần bật mí là Đăng Vũ có tài coi phong thủy vì anh đã từng theo học nghề nhiều năm với một danh sư ở Sài Gòn trước đây.

Trong lúc này có rất nhiều giọng ca mới trong làng ca nhạc hải ngoại, nhưng tiếng hát Đăng Vũ truyền cảm và có nét riêng. Vóc dáng đẹp trai cũng là một lợi điểm của anh. Các ưu điểm đó sẽ đưa tiếng hát Đăng Vũ đi xa trên con đường nghệ thuật.

Mọi liên lạc về Đăng Vũ xin email: dangvusinger@gmail.com

PHƯƠNG THY

Ý kiến bạn đọc
13/05/201607:47:44
Khách
Đúng là một giọng ca mạnh mẽ nhưng lại ngọt ngào, êm đềm. Có thể nói rất tuyệt nghe anh Vũ hát một lần lại muốn nghe thêm lần nữa nghe mà vẫn không chán. Anh Đăng Vũ rất đẹp trai và có tiếng hát rất hay, rất tuyệt vời.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm đó, một chàng đương từ Sài Gòn đạp xe tới thăm bạn ở Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ. Chàng vừa đạp xe tới cầu thì gặp bạn cũng đương từ bên kia cầu phóng sang dự định về Sài Gòn thăm mình...
Có một người sống trong thành phố, bận rộn, tranh đấu, xông pha, lăn lộn giữa sự phức tạp như một sinh trùng bị mắc lưới nhện vẫn phải vùng vẫy để sống, để chờ ngày bị ăn thịt. Một hôm, ông ta đi du lịch, thấy một phong cảnh đẹp đến mức lặng người, cảm thấy siêu thoát, nhận ra đạo lý của mục tiêu tại sao con người tồn tại. Nhưng vẫn phải trở về phố cũ, y như Lưu Nguyễn phải trở về làng cũ vì những lý do chính xác, vì lẽ phải của những bổn phận làm người. Ông vẽ lại phong cảnh đó trên một vách tường lớn. Mỗi khi đời giông bão, mỗi khi hồn âm u, mỗi khi trí khổ não, ông đến trước bức tranh, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ để tìm thấy sự thanh thản, sở hữu cảm giác bình an. Ông nghe được tiếng hát “chiều nay vang lừng trên sóng.” Ông thấy được “Âm ba thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.” Hồn ông “lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.” Những giờ phút tĩnh lặng đó, tâm trí ông “Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quên … là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…”
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi để ý đến hắn, không phải vì cái tên với cái họ “lạ”, họ Mai. Cũng chẳng phải vì hắn là công tử con nhà giàu. Nghe nói ba hắn đi qua Mỹ từ ngày chạy loạn 30/4, nên cuộc sống mấy mẹ con rất ung dung khá giả. Mới học lớp 6 thôi, mà hắn đi học mặc quần tây áo sơ mi “đóng thùng” chỉnh tề, mang giày xăng-đan, tay còn đeo chiếc đồng hồ nữa cơ...
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Một buổi trưa chan hòa ánh nắng trong vắt như thủy tinh của một ngày nắng ấm cuối đông, chớm bước sang xuân. Cảnh vật như bừng sáng dậy sau những ngày u ám. Tôi và Thi ngồi bên nhau tại một nơi vắng vẻ trong khu vườn sau nhà, dưới tàn cây mít, gần bên chiếc cầu ao soi bóng lung linh trên mặt nước đang gợn sóng lăn tăn...
Tôi có một người anh cá tính hoang nghịch trổ trời mà lên. Từ nhỏ, thích trèo cây trong vườn. Có bữa leo phải cành ổi giòn bị gãy, thế là anh rớt xuống nghe uỵch một cái như trái mít rụng. Anh đau điếng cảm giác rêm ram cả mạnh sườn...
Hồi ở trại tỵ nạn Thailand, tôi có lúc đã quay cuồng “chạy sô” đi học 4 thứ tiếng.
Thơ của hai thi sĩ Thy An & Lê Minh Hiền
Nhận được bài thơ của người bạn Phạm Xuân Tích, tôi thấy bài thơ của ông bạn khá độc đáo và lý thú, tôi mạo muội viết lại sao y bản chính – cả hai bản tiếng Pháp và bản dịch tiếng Việt cũng của ông ấy, để hầu các vị đọc cho vui...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.