Hôm nay,  

600 Khách Dự Chiều Nhạc Ngàn Khơi: Hướng Về Đất Mẹ

9/26/201400:00:00(View: 5952)

Quận Cam (Trần Củng Sơn)- Chiều chủ nhật 21/9/2014 tại rạp Saigon Performing Arts Center đông đảo khách văn nghệ ngồi kín chỗ thưởng thức chương trình ca nhạc do Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi tổ chức với chủ đề Hướng Về Đất Mẹ. Tất cả có 25 ca khúc được trình diễn vừa hợp ca, đơn ca của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng nhưng nhiều nhất là của Phạm Duy: Tình Hoài Hương, Nương Chiều, Tình Ca, Tâm Sự Gởi Về Đâu, Về Miền Trung, Mẹ Trong Lòng Người Đi.

Các nhạc sĩ khác là Nguyễn Đức Quang (Ngồi Quanh Đây Chúng Ta Cùng Hát, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ), Y Vân (Sài Gòn & Đêm Đô Thị), Cung Tiến (Hương Xưa), Phạm Đình Chương (Màu Kỷ Niệm), Hoàng Trọng (Bên Bờ Đại Dương), Việt Dzũng (Mời Em Về), Giấc Mơ Hồi Hương (Vũ Thành)....

blank
Hợp ca Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ. (Ảnh TCS)

Điểm nổi bật của chiều nhạc này là các màn hát chung với các nhóm ca Cát Trắng, Sóng Xanh, Tứ Ca và ban hợp xướng Ngàn Khơi gồm 13 tiết mục trong các bản hùng ca như Ải Chi Lăng (Lưu Hữu Phước), Việt Nam Minh Châu Trời Đông ( Hùng Lân), Trưng Nữ Vương (Thẩm Oánh), Đáp Lời Sông Núi (Trúc Hồ)...

Các giọng hát đơn ca quen thuộc của Ngàn Khơi như Phạm Hà, Lê Hồng Quang, Mộng Thủy, Bích Liên, Bích Vân, Trần Đại Phước... và sự góp mặt đặc biệt của danh ca Tuấn Ngọc (Tâm Sự Gởi Về Đâu, Màu Kỷ Niệm).


blank
Bích Vân tiếng hát điêu luyện nhạc thính phòng. (Ảnh TCS)

Ca sĩ Bích Vân vừa đàn dương cầm vừa hát bản Mời Em Về, cô có những khoảnh khắc tự do để diễn tả cảm xúc, tiếng hát và tiếng đàn của chính mình quyện vào nhau đã làm rung động trái tim khán giả.

Ba bản Hòn Vọng Phu 1, 2, 3 của Lê Thương, tuyệt tác trong nền âm nhạc Việt Nam được ban hợp xướng Ngàn Khơi trình bày, được coi là tiết mục hay nhất của chiều này.

blank
Bích Liên được khán giả ái mộ tặng hoa. (Ảnh TCS)

Ban nhạc gồm dương cầm Quốc Vũ, vĩ cầm Hoàng Công Luận, Bass Vũ Anh Tuấn và trống Gary Wing.

Hai MC linh hoạt là Lê Đình Y Sa và Nguyễn Hoàng Dũng, các nhạc trưởng Trương Ngọc Lee Lee, Nguyễn Hoàng Hương, Trần Mộng Thủy.

blank
Ban Thiếu Nhi Ngàn Khơi. (Ảnh TCS)

Trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam đang có nguy cơ bị giặc Phương Bắc lấn chiếm biển đảo, những bài hát ca ngợi quê hương và tinh thần chống ngoại xâm trình diễn trong Chiều Nhạc Ngàn Khơi - Lối Về Đất Mẹ đã tạo nên bầu không khí phấn khởi cho người nghe và đóng góp vào sinh hoạt ca nhạc đấu tranh của hải ngoại, tiếp lửa cho dòng nhạc đấu tranh trong nước.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thơ của hai thi sĩ: Trần Yên Hòa & Quảng Tánh Trần Cầm...
Được biết đến nhiều nhất về một tiểu thuyết về chế độ nô lệ –Uncle Tom’s Cabin (Túp Lều của Chú Tom), xuất bản năm 1852 – tác giả Harriet Beecher Stowe, nhà văn người Mỹ gốc Âu tích cực ủng hộ chủ nghĩa bãi nô...
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Ở Việt Nam, hồi xa xưa đó, cuộc sống giản dị nên rất ít nhà tư có mắc điện thoại, điện thoại công cộng đặt ở các bưu điện nhưng người dân ít quen sử dụng. Khi có việc cấp bách thì đánh điện tín. Ở công sở, trường học có trang bị điện thoại, nhưng thường chỉ có các sếp lớn gọi nhau đi họp hẹn hò cờ bạc hay hoạt náo cuối tuần...
Khi tình yêu đến độ mùi mẫn, khi hai tâm hồn hòa hợp đến mức không thể xa nhau, khi trái tim đã thuộc về nhau… Người con trai cất lời: “Em bằng lòng làm vợ anh không?” Đây là giây phút tuyệt đẹp, đẹp nhất đời, đây là cái khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của kiếp người. Tình yêu thăng hoa bay bổng, hai người quyết định về với nhau, gắn bó với nhau, bây giờ thế giới của hai người là cả một cung trời mộng, mặt đất này là cõi địa đàng bướm hoa...
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ mộng của vùng đất cố đô nơi cô sinh ra và lớn lên. Những giấc mơ lạ, bởi cô gặp anh và kết hôn với anh khi cô đã vào Nam. Anh là người miền Nam và không hề ra thăm miền đất đó bao giờ. Nhưng trong giấc mơ cô thấy cô và anh thật rõ, khi thì ngồi bên nhau trong ngôi nhà cổ của ba mạ cô ở khu Gia Hội, khi thì thơ thẩn bên bờ sông Hương gần ngôi trường Trung học thân yêu của cô, khi thì đứng dưới bóng mát ngôi nhà thờ uy nghiêm sừng sững trên một ngọn đồi.
Thơ của hai thi sĩ: Thy An & Lê Minh Hiền
Thỉnh thoảng nổi hứng, ông bảo, để ông nấu nướng, bà dọn dẹp rửa chén. Ông nấu nhanh, mắm muối mạnh tay. Khi nghe ông thông báo trổ tài món thịt heo kho trứng, bà tưởng như lượng Cholesterol phóng vút lên trần nhà...
Sau khi công sản chiếm miền Nam Việt Nam họ chủ trương lùa dân thành phố đi kinh tế mới, một đề án to lớn mà rỗng tuếch vì không hề được đầu tư chuẩn bị. Bao nhiêu gia đình đã phải ra đi dù họ không hề mong muốn. Họ đập phá nhà cửa để lấy tôn, lấy gỗ hoặc là mang đến vùng kinh tế mới để cất lại nhà cửa, hoặc bán lấy tiền, nhà gỗ nhà tôn trở thành có giá trị hơn nhà xây gạch kiên cố vì còn lấy được những vật liệu...
Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách "Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.