Hôm nay,  

‘SINH TỬ LÀ CHÂN LÝ BẤT BIẾN’

06/08/201100:00:00(Xem: 14979)

‘SINH TỬ LÀ CHÂN LÝ BẤT BIẾN’

bia_sach_nhung_lien_he_cai_chet-large-contentBìa sách “Những Liên Hệ Đến Cái Chết Cần Biết Rõ”.

Nguyễn thị Mắt Nâu

Xin kính thỉnh lời của Phật (mượn trong trang 21), làm tựa đề cho bài viết về tác phẩm “NHỮNG LIÊN HỆ ĐẾN CÁI CHẾT CẦN BIẾT RÕ” của sư Thanh Tịnh Liên, do Thiền viện Sùng Nghiêm ấn bản.

Cuốn sách dầy 294 trang, hình thức thanh nhã, nội dung gồm những tiêu đề lý giải ưu tư và suy nghĩ của con người liên quan đến sự chết khi đang sống - qua các lời kinh Bát Nhã, Kim Cang, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa - Các đề tài như : “Chết đi về đâu"” – “Kiến tính” – “Chân lý” – “Vũ trụ loài người từ đâu tới"” – Kiến tính” – “Chân lý” - “Đâu là Thiên đuờng, Tịnh độ Niết bàn"” – “Những ai có thân trung ấm"” – “Trả quả dư thừa” – “Tỉnh mộng đi thôi” ...vv…

Đã vào đời, ắt hẳn phải có ngày ra khỏi cuộc đời, chắc chắn là như thế. Điều này ai cũng biết và ai cũng sẽ là như thế.

Có sinh là có tử! Một quy luật cố định cho muôn vật muôn loài … 

Nơi trang 20 và 21, sư Thanh Tịnh Liên đã dẫn giải bằng Bát Nhã Tâm kinh, xác định trên danh từ cho thấy “Sự sống và sự chết luôn luôn tiếp diễn không ngừng nghỉ!. Cái chết này là tiếp nối của cái sống. Sức sống trường tồn được chuyển đổi : từ một hình dạng này sang hình dạng khác”.

Hay nói một cách khác “Thì cái đang sống là thể hiện cái đang chết, và cái đang chết là thể hiện cái đang sống”.

“Sắc không là một”. “Sống chết chẳng phải hai, Sinh tử chỉ là một” (trang 22)

Thật đơn giản nhưng cực kỳ vi diệu!!

Sống, chết - Chết, sống - một vòng quay sinh tử được nối tiếp nhau, chỉ đổi thay hình dạng, thì như thế đúng là chẳng có sinh, cũng chẳng có diệt bao giờ !

Các trang kinh đã nói lên điều đó suốt mấy ngàn năm, nhưng do bám trụ vào sự sống, do đọc không thấu đáo, đọc để mà đọc, đọc chẳng chú tâm, hay là đọc nhưng không có người chỉ giáo, khai tâm, vì thế lời kinh cũng chỉ để thuộc lòng và trôi qua như một dòng nuớc chảy.

Nay, sư Thanh Tịnh Liên dẫn giải vòng quay sinh tử bằng trích dẫn những lời kinh Phật. Qua những tiêu đề trong sách, mọi liên hệ đến cái chết được phơi bày, rõ ràng, rành mạch, người đọc cảm thấy tường tận, hoan hỉ nhẹ nhàng.

Hiểu lẽ đời, thông chuyện đạo, để biết sự liên kết chặt chẽ đến độ không gì can thiệp đuợc vào căn cơ, nghiệp quả mà con người không bao giờ dám nghĩ rằng chính mình là chủ nhân quyết định cuộc đời của mình, chứ chẳng ai có thể quyết định thay cho mình được, như là : sướng hay khổ, giàu hay nghèo, đau buồn hay hạnh phúc… 

Quyền lực của con người mãnh liệt là như thế, Phật là đấng đi trước, đã chỉ giáo cho chúng sinh rất nhiều con đuờng (tám muơi bốn ngàn pháp môn) để chúng sinh tự lựa chọn mà đi cho đúng, hầu tìm thấy đuợc an lạc ngay nơi trần thế! 

Nhưng vì tham đắm, quanh quẩn, u si … con người đã loanh quanh trong vọng tâm, vọng tưởng để nhìn sai mọi lẽ, lệch lạc vấn đề - Cái vĩnh cửu thì xem nhẹ, cái giả tạm thì quý hóa cho là thật và điên cuồng khi đánh mất, vật vã để tranh giành, đau thương đi tìm kiếm, rồi ôm khư khư lấy, khổ sở héo mòn cất giữ những cái gọi là của giả trong đời sống, để gây ra tội ác, kể cả tội ác vô tình, lẫn tội ác hữu ý.

Làm nguời, hẳn ai ít nhất cũng một lần suy nghĩ về cái chết và hoang mang về nó.

Cuốn sách “NHỮNG LIÊN HỆ ĐẾN CÁI CHẾT CẦN BIÊT RÕ” nay được ấn hành, đó là một phương tiện, một cứu cánh, đả thông mọi hoang mang, giúp đời quy về đạo, ‘đạo’ là ‘đuờng’, con đường duy nhất đi tới chân hạnh phúc và an lạc, ngay giữa hỗn độn của trần gian.

Hơn nữa, đọc từng chương sách, người đọc sẽ lần luợt soi trong đó để thấy nhiều sự kiện thường hằng đang xảy ra chung quanh đời sống, nó thuờng hằng đến độ trở thành thói quen, một thói quen tai hại khiến con người không hề nghĩ đến sự tác hại của những thói quen có từ vô thức ấy - Thói quen thì biến thành hành động - Hành động thể hiện nhân cách - Nhân cách hình thành số mệnh - Và số mệnh chính là cuộc đời…. 

Chúng tôi muốn nói đến hữu ích của sự phân tích rạch ròi khi nhắc đến những thói quen bất trị trong đời sống đến trở thành bệnh hoạn, như lười biếng lại tham lam, ham hố, đòi hỏi. Thích được nuông chiều và không bao giờ thỏa mãn cả về thể chất, vật chất, lẫn tinh thần, để rồi đau thương từ những cơn bệnh hoạn bất trị muôn đời ấy.

Ưa đi nịnh hót để có lợi và thích nghe nịnh hót như trở thành bản chất (trang 217).

Mê tín dị đoan, đến quên đi bản thể (trang 82, 83).

Rồi ngộ nhận những giả dối, đến độ “Duy tâm sở hiện” (trang 95,96).

Cơn mộng mị ban ngày kéo dài như thế tháng này sang năm khác, khi được phân tích rõ, mới thấy hoá ra nó hãi hùng khủng khiếp hơn một giấc mơ đêm. Chiêm bao ban đêm hãi hùng kinh dị, la hoảng lên rồi tự mình tỉnh giấc. Thì giấc mơ ngày cũng phải tự chính mình thức tỉnh để cứu thoát lấy mình, chứ chẳng ai cứu được.

“ Dù là mộng dài hay mộng ngắn, đều phải do chính mình tự tỉnh thức. Bởi thế nếu muốn tỉnh giấc mộng dài đăng đẳng này, thì chỉ có một cách duy nhất là chúng ta hãy tự tìm cho mình một phương tiện thích hợp nào đó để đi từ ‘Thế giới tương đối’ mà vào ‘Chân lý tuyệt đối’. Chân lý ấy đã có sẵn trong muôn loài muôn vật chúng sinh, nhưng chỉ vì chấp thật có ngã, thật có pháp và ham cái trò vô minh nên mới quên mất nó!”… (trang 86).

Đọc xong “NHỮNG LIÊN HỆ ĐẾN CÁI CHẾT CẦN BIẾT RÕ”, nỗi hoang mang vơi đi, niềm an lạc dâng lên rất nhẹ nhàng trong tâm tưởng.

Xin chân thành cảm tạ sư Thanh Tịnh Liên, người đã bỏ công phu hoằng hoá cho các con của Phật có thêm hiểu biết để thức tỉnh trong đời sống.

Ấy chính là phổ độ chúng sinh (Tha độ).

Ấy chính là những giọt nước Cam Lồ vẩy trong không trung cho đời tỉnh thức và tươi mát, lại xoa dịu vết thương đau cho những ai còn thiếu hiểu biết về Dòng Đời Sinh Tử.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mắt Nâu

June 2011

GHI CHÚ: Thiền Viện Sùng Nghiêm xin mời toàn thể quí Đồng Hương Phật Tử đến để đón nhận món quà Vu Lan báo hiếu, quyển “Những Liên Hệ Đến Cái Chết Cần Biết Rõ”. Vì số sách có hạn nên Thiền Viện chỉ biếu tặng trong vòng ba tuần lễ kể từ ngày Vu Lan 14 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 4 tháng 9 năm 2011.

Thiền Viện Sùng Nghiêm

11561 Magnolia Street

Garden Grove, CA 92841

Điện Thoại Số: (714) 636-0118

Emai: Sungnghiem@hotmail.com

Website: www.thienviensungnghiem.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thơ của hai thi sĩ Huỳnh Liễu Ngạn & Thy An...
Chiếc xe khách Sài Gòn ra Huế tạm dừng ở thành phố Nha Trang vào khoảng bốn giờ chiều. Xe chưa đậu hẳn thì đã có bao nhiêu kẻ bán hàng vặt ồ ạt phóng tới miệng rao hàng inh ỏi tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn. Một số ăn xin tật nguyền, què cụt cũng cố chen lấn tranh nhau hành nghề...
Tôi quen biết Loan thật tình cờ, người đời thường gọi là “duyên”, với tôi, là một định mệnh từ muôn kiếp trước, đã gắn liền hai cuộc đời chúng tôi thành hai chị em, thương yêu và gần gũi, giúp đỡ, an ủi nhau còn hơn chị em ruột thịt...
Bản thân tôi ít khi nào dám ngó về biển cả, dù thấy biển cả rất mênh mông, thoáng mát và êm ả qua nhiều hình ảnh. Cũng có lúc tôi trực diện biển khơi, nhưng chỉ là lúc biển êm sóng dịu rì rào ru hát « Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào… » hoặc là lúc mơ mộng, biển nhớ…
Thời gian sau 1975, tôi cỡ 9-10 tuổi, ngoài ông anh lớn đi dạy ở Cần Thơ, tôi có ba người anh đang học Đại Học, hằng tuần có bạn bè kéo về nhà tôi tụ tập ăn uống, đờn địch ca hát rất vui. Tôi nhỏ tuổi không được tham gia, nhưng có núp ở sau bếp... nghe lỏm...
Kanchanaburi là một tỉnh miền trung Thái Lan có biên giới chung với Miến Điện. Thủ phủ là thành phố cùng tên cách Bangkok 140km. Ở đây có cây cầu nổi tiếng xây dựng từ WWII, cầu sông Kwai...
Chiến trận ngày mỗi lan rộng, mức độ tàn phá cũng gia tăng khủng khiếp. Mỗi lần quân Pháp vào làng càn quét, dân chúng lại bồng bế nhau tản cư, chỉ còn dân quân tự vệ ở lại bảo vệ nhưng cũng yếu ớt lắm. Khi quân Pháp rút, để lại hàng chục xác chết, dân lại trở về chôn cất người chết, dựng lại gian nhà tranh bị thiêu rụi rồi tiếp tục cày cuốc kiếm sống. Cuộc sống đã nghèo khổ nay càng nghèo khổ hơn...
Câu chuyện bắt đầu, một người kể: “Sở dĩ con kên kên sói đầu vì nó ăn mít. Nó đút đầu vào ruột trái mít đục khoét. Mủ mít dính chặt lông. Khi rút đầu ra, lông dính lại. Đầu trọc lóc.” Người thứ hai lên tiếng: “Nói vô lý. Kên kên ăn xác chết, ăn đồ hôi thúi. Mít có mùi thơm. Kên kên không ăn đồ thơm.” Người thứ nhất trả lời: “Nói có lý nhưng xét ra vô lý. Kên kên không ăn mít thường nhưng ăn Sầu riêng. Mít Sầu riêng hôi lắm.” “Nói vô lý. Sầu riêng thơm kiểu khác. Cả triệu người ăn. Cả triệu người ghiền. Điên hay sao mà ăn đồ hôi.” “Bà thấy thơm nhưng tui thấy hôi. Quyền tự do mà. Cả triệu người không ăn Sầu riêng. Cả triệu người thấy Sầu riêng hôi.” “Nói tào lao. Hoa thì thơm. Phân thì hôi. Ai có thể ngửi thấy hầm lù thơm?” “Có thể hôi thúi, nhưng ở đó lâu ngày, quen đi. Thúi cũng như thơm. Giống những người ở xung quanh Kinh Nước Đen.”
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam...
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.