Hôm nay,  

Gia đình thừa kế người Do Thái kiện Bảo Tàng Gugenheim về quyền sở hữu bức tranh Picasso đắt giá

03/02/202300:00:00(Xem: 3640)

tin 2
Bảo tàng viện cho biết chủ nhân của bức tranh “Woman Ironing” đã bán tranh khi chạy trốn khỏi Đức Quốc Xã. Cuộc giao dịch được thực hiện “công bằng”. Trong khi những người thừa kế của người chạy trốn này nói rằng ông đã phải bán bức tranh dưới sự ép buộc. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
Năm 1916, Karl Adler, một người Đức gốc Do Thái, đã mua bức tranh “Cô Thợ Giặt” (Woman Ironing) của Pablo Picasso từ chủ một phòng tranh danh tiếng ở Munich. Bức tranh này hiện được đánh giá là một kiệt tác.
 
Nhưng 22 năm sau, khi ông và gia đình trốn khỏi Đức từ sự đàn áp của Đức Quốc xã, ông buộc lòng phải bán bức tranh lại cho phòng trưng bày với mức giá ít ỏi. Theo hồ sơ một vụ kiện được đệ trình gần đây, vụ bán lại bức tranh này là “một nỗ lực trong tuyệt vọng, huy động tiền mặt để chạy trốn.”
 
Giờ đây, một số họ hàng xa của Adler đang đệ đơn kiện Solomon R. Guggenheim Foundation, nơi mà bức tranh đã được hiến tặng từ hơn bốn thập niên trước. Vụ kiện nhằm đòi lại quyền sở hữu tác phẩm và lấy lý do là mức giá 1,552 đô la năm 1938 (tương đương khoảng 32,000 MK ngày nay) là một bằng chứng rõ ràng cho thấy nó đã bị bán đi dưới sự ép buộc.
 
Đơn khiếu nại được gửi lên Tối Cao Pháp Viện ở New York trong tháng này cho biết: “Lẽ ra Adler đã không bán bức tranh vào thời điểm đó và mức giá đó, nhưng vì cuộc đàn áp của Đức Quốc Xã mà ông và gia đình đã, đang và sẽ tiếp tục phải chấp nhận.”
 
Tuy nhiên, bảo tàng sẽ bảo vệ quyền sở hữu của mình đối với bức tranh, khẳng định rằng Adler đã tham gia một “giao dịch công bằng” với phòng trưng bày mà ông ấy hiểu biết khá rõ. Ngoài ra, nhiều năm trước, bảo tàng đã từng nói chuyện với con trai của Adler, và người này không hề có ‘lấn cấn’ gì về bức tranh cũng như vụ mua đi bán lại này.
 
Trong một tuyên bố, Guggenheim cho biết họ “vô cùng để tâm đến các vấn đề xuất xứ và yêu cầu bồi thường” và đã “tiến hành nghiên cứu sâu rộng và điều tra tường tận” về bức tranh “Woman Ironing” (1904), một trong những tác phẩm được đánh giá cao nhất của họ.
 
Bức tranh vẫn được trưng bày công khai và gần như liên tục tại Guggenheim kể từ khi nó đến với bảo tàng vào năm 1978. Nó là một phần trong di sản của Justin Thannhauser đối với bảo tàng, người đã giúp điều hành phòng trưng bày ban đầu đã bán bức tranh Picasso cho Adler và sau đó mua lại nó.
 
Theo mô tả của New York Times, bức tranh là “một hình ảnh đầy ám ảnh với các tông màu câm là xanh và xám, miêu tả một người phụ nữ gầy trơ xương. Đôi mắt nàng hốc hác, hai gò má nàng hóp lại, hai tay nàng đang dùng hết sức đè lên một chiếc bàn ủi trên bàn.”
 
Nancy Spector, cựu giám đốc nghệ thuật và giám tuyển chính của Guggenheim, đã viết trong một bài phân tích về tác phẩm trên trang web của mình rằng “Có lẽ không nghệ sĩ nào miêu tả cảnh ngộ của tầng lớp thấp cổ bé họng sâu sắc hơn Picasso. Cô Thợ Giặt là hình ảnh tinh túy của Picasso về sự vất vả và mệt mỏi.”
 
Tranh chấp pháp lý về bức tranh có khả năng làm bật lên câu hỏi về mức độ mà Adler đã bị cưỡng ép vào thời điểm bán nó. Gia đình ông đã trốn khỏi Đức, và trong tuyên bố của mình, Guggenheim lưu ý rằng, không giống như các tác phẩm nghệ thuật đã bị Đức Quốc Xã cướp đi, bức tranh này được bán cho một phòng trưng bày mà Adler, chủ nhân của nó, có hiểu biết rõ ràng.
 
Tuy nhiên, luật sư của các nguyên đơn nói rằng gia đình ông liên tục gặp khó khăn về tài chánh sau khi rời quê hương và “bị buộc phải phiêu lưu qua lại nhiều nước Châu Âu,” và rằng nỗi thống khổ đó thể hiện rõ ràng ở việc Adler sẵn sàng “bán bức tranh với giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực của nó.” Theo tài liệu của tòa án, Adler đã biết được rằng một bức tranh như vậy khi bán ra vào năm 1932 phải có giá từ 14,000 đô la trở lên, gần gấp 10 lần số tiền mà ông đã bán nó cho Thannhauser vào năm 1938, sáu năm sau đó.
 
Giá trị ước tính hiện tại của bức tranh là từ 100 triệu đến 200 triệu đô la.
 
Trong tuyên bố của mình, Guggenheim nhấn mạnh những gì họ mô tả là nỗ lực thiện chí để giải quyết tranh chấp. Bảo tàng cho biết họ đã “tham gia vào cuộc đối thoại với luật sư của những người yêu sách trong suốt vài năm,” nhưng sau đó họ quyết định rằng “tuyên bố đòi lại quyền sở hữu bức tranh là không có cơ sở.”
 
Guggenheim cũng chỉ ra thực tế rằng họ đã liên lạc với con trai của Karl Adler, Eric Adler, vào những năm 1970, để thảo luận về nguồn gốc của bức tranh – và Eric Adler “không đưa ra bất kỳ mối lo ngại nào” vào thời điểm đó.
 
Bảo tàng cho biết: “Sự thật chứng minh rằng việc Karl Adler bán bức tranh cho Justin Thannhauser là một giao dịch công bằng giữa các bên có mối quan hệ lâu dài và liên tục. Guggenheim tin rằng kết quả của vụ kiện hiện tại sẽ xác nhận rằng bảo tàng là chủ sở hữu hợp pháp của ‘Woman Ironing.’”
 
Nicholas M. O'Donnell, một luật sư chuyên về các vấn đề nghệ thuật, cho biết điều quan trọng là Adler đã bán bức tranh sau khi chạy trốn khỏi Đức.
 
Theo O’Donnell, lịch sử và luật pháp đều công nhận rằng một người Do Thái không có quyền thực hiện một thỏa thuận công bằng trong lãnh thổ do Đức Quốc Xã kiểm soát. Nhưng ông cũng nói thêm là chưa rõ mức độ cưỡng chế mà tòa án sẽ ấn định đối với một vụ mua bán được thực hiện ở bên ngoài vùng lãnh thổ đó.
 
Bản thân Thannhauser cũng là một nhân vật gây tranh cãi. O'Donnell nói: “Ông ấy thật tình cờ ở đúng nơi, đúng thời điểm để lấy đi rất nhiều thứ từ tay những người Do Thái đang tuyệt vọng và tìm đường chạy trốn khỏi Châu Âu.” Ai bảo vệ ông ấy sẽ nói, ‘”Ông ấy là người đã giúp họ (những người Do Thái).” Còn ai chỉ trích ông ấy sẽ nói, “Thật nực cười là dường như cho tới cuối cùng thì những gì còn lại về ông ấy chỉ toàn là về tác phẩm ‘rầu rĩ’ này.”
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Jewish Heirs Sue Guggenheim Over Ownership of a Prized Picasso” của Matt Stevens, được đăng trên trang NYTimes.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tình trạng bão tuyết tấn công miền Bắc California vào những ngày cuối tuần-- Thứ Bảy và Chủ Nhật -- với những cơn gió dữ dội và tuyết rơi dày đặc trên các rặng núi xuống các thung lũng. Bản tin sáng Chủ Nhật các đài truyền hình Bắc California ghi rằng khoảng 6,5 triệu người đang nhận cảnh báo thời tiết mùa đông trên khắp Mountain West, trong khi cảnh báo bão tuyết vẫn còn hiệu lực đối với khu vực Sierra Nevada.
Kẻ bạo loạn đầu tiên vào tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ trong vụ tấn công ngày 6 tháng 1/2021 đã bị kết án hôm thứ Sáu với cáo buộc tấn công cảnh sát và cản trở Quốc hội chứng nhận chiến thắng bầu cử năm 2020 của Tổng thống Biden. Michael Sparks, 46 tuổi, ở Kentucky, đã nhảy qua cửa sổ vỡ vụn ngay sau khi một kẻ bạo loạn khác đập vỡ nó bằng lá chắn chống bạo động bị đánh cắp. Sau đó, Sparks cùng với những kẻ bạo loạn khác đuổi theo một cảnh sát chạy lên cầu thang, một trong những hình ảnh đau buồn nhất về cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 1 năm 2021.
Một cựu đại sứ Mỹ sẽ nhận tội làm gián điệp cho cơ quan tình báo Cuba trong nhiều thập niên. Manuel Rocha, 73 tuổi, nói với thẩm phán hôm thứ Năm rằng ông sẽ thừa nhận một số cáo buộc liên bang về âm mưu hoạt động như một đặc vụ của chính phủ nước ngoài, có khả năng phải đối mặt với mức án vài năm tù. Theo FBI, hành vi hai mặt của Rocha ít nhất đã có từ năm 1981, năm ông ta gia nhập cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ, bao gồm việc cung cấp thông tin sai lệch cho các quan chức Hoa Kỳ và gặp gỡ các điệp viên Cuba.
Nếu bạn đọc cảm thấy đời sống vợ chồng dường như thiếu thứ gì đó, chưa được hạnh phúc, hoặc kém may mắn, hạnh phúc còn xa vời, hoặc tệ hơn, bạn chưa biết hạnh phúc là gì, xin tiếp tục đọc. Ngược lại, nếu bạn tin rằng, đã có nhiều hạnh phúc, xin dừng ở đây. Giới hạn trong cõi tình nam nữ, có tình yêu, tình dục và ái tình. Nếu ví tình vợ chồng như đồng tiền vàng, thì tình yêu và tình dục là hai mặt sấp ngửa của đồng tiền. Tình yêu và tình ái, giống nhau, vì theo tiếng hán việt, yêu và ái đồng nghĩa. Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày, tình yêu và ái tình có chỗ khác biệt, có ngụ ý khác nhau, dù có chung chữ tình. Con người là sinh vật biết truyền giống và có trí khôn. Vì vậy, phương tiện truyền giống là yêu và dục, bản năng có từ bẩm sinh, tồn tại trong bản thể DNA. Đa số giống đực thích dục hơn yêu. Đa số giống cái thích yêu hơn dục, dĩ nhiên, luôn luôn có ít trường hợp ngược lại, như Từ Hi thái hậu.
Trong một bài viết về chích ngừa tăng cường cho Covid mùa đông năm nay, tôi đã nhận xét về sự tương đối trong những khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh Hoa Kỳ (CDC) về vấn đề chích ngừa Covid mũi booster. Riêng trẻ em thì sao? Khuyến nghị cho họ là gì? CDC khuyến nghị tiêm phòng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Mặc dù phân tích của CDC cho thấy trẻ em từ 5 đến 17 tuổi ít có khả năng mắc bệnh nặng do COVID hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác, nhưng trẻ em đôi khi vẫn bị bệnh nặng, ngay cả những trẻ không có bệnh lý tiềm ẩn. (Phần lớn trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi nhập viện từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay (2023) đều chưa được chích ngừa Covid).
Một nhóm các khoa học gia đã phát hiện ra mẫu hóa thạch hoàn chỉnh của một loài bò sát sống dưới nước có hình dáng giống với “rồng Trung Quốc,” với hình dạng na ná với rắn và cái cổ khá dài. Đây là một phát hiện rất ‘hợp thời’ khi chúng ta vừa bước sang năm Giáp Thìn. Hóa thạch của Dinocephaloosaurus Orientalis có niên đại 240 triệu năm trước, thuộc Triassic period (tạm dịch là Kỷ Tam Điệp), và được tìm thấy ở tỉnh Quý Châu, miền nam Trung Quốc.
Gần đây, tòa án cao nhất Alabama đã đưa ra phán quyết rằng phôi thai đông lạnh sẽ được coi là trẻ em, và người ta có thể phải chịu trách nhiệm nếu vô tình phá hủy phôi thai. Phán quyết này đã mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến về y tế sinh sản ở Hoa Kỳ, cũng như đẩy các liệu pháp IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) ở Alabama vào một tương lai bất định đầy mơ hồ. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ y tế trong tiểu bang đã quyết định tạm ngừng cung cấp dịch vụ IVF.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Năm đã công bố một loạt hành động nhằm giải quyết các mối đe dọa tiềm tàng do các xe "kết nối" mạng ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, gây ra, tổng thống cho biết trong một tuyên bố do Bạch Ốc công bố.
Hôm thứ Tư, Đức Giáo Hoàng Francis đã tới bệnh viện Gemelli ở Rome sau buổi tiếp kiến chung tại Vatican. Một quan chức Vatican cho biết: “Sau buổi tiếp kiến chung, Đức Giáo Hoàng Francis đã đến Bệnh viện Gemelli Isola Tiberina để thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán. Sau đó, ngài trở lại Vatican.”
Đức Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di, Người đã dấn thân vượt khó cầu xin Đức Phật cho phép Ni giới được xuất gia, hội nhập Tăng Đoàn, đã mở ra trang sử rạng ngời cho Ni giới ngày nay. Với lòng hoài niêm ân xưa, chư Ni miền Nam California chúng con hằng năm đều hân hoan, thành kính tổ chức Đại Lễ Tưởng Niệm Đức Thánh Tổ Kiều Đàm Di. Tiếp theo tinh thần Lễ Tưởng Niệm lần thứ 2 năm 2023 tại chùa Phước Quang và muốn tiếp nối truyền thống này không bị đứt đoạn, Chùa Hương Sen dù ở vùng xa và ít người Việt, chúng con cũng mạo muội phát tâm đảm trách Lễ Tưởng Niệm Đức Thánh Tổ lần thứ 3 tại chùa Hương Sen, 19865 Seaton Avenue, Perris, CA-92570.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.