Hôm nay,  

Bên lề World Cup, nhìn từ nước Pháp

19/12/202212:05:00(Xem: 2325)

World Cup 2022


WC 


Thế giới của chúng ta thật là muôn màu, muôn vẻ, một thế giới rất linh động, ai đói nghèo cứ đói nghèo, ai ăn chơi, cứ ăn chơi, ai chiến tranh cứ chiến tranh, còn đá banh cứ đá banh hào hứng, những cầu thủ đá banh rất hào hứng giao lưu, khán giả, hàng triệu người, cũng rất phấn khởi theo dõi sít sao mỗi trận thư hùng.

 

Đội tuyển Nhật kỳ này vô cùng cố gắng và tiến bộ, nếu không đi tới phải đá luân lưu thì chưa hẳn là Nhật đã thua Croatia, đá luân lưu chứa nhiều may rủi. Đội tuyển Mỹ đá với Pays-Bas, họ cũng đang trên đà tiến thấy rõ so với những năm trước, tuy là họ nhập làng đá banh thế giới sau vài nước Âu Châu. Nước Mỹ giầu có, cầu thủ lại có sức mạnh và sức tiến bộ mau lẹ, hy vọng đá banh kỳ tới, họ sẽ may mắn hơn.

 

Điều thú vị nhất ở trận bóng Mỹ và Pays-Bas kỳ này, là cổ động viên và khán giả Mỹ trên khán đài họ làm nhiều động tác nhịp nhàng ăn khớp như cùng múa một vũ điệu đẹp mắt và đắc ý nhất, hô hoán cũng cùng một âm độ và cung bậc, coi vui mắt và muốn la lên theo.

 

Trận túc cầu thế giới là môn thể thao lành mạnh, cứ tưởng là thuần túy thể thao, vậy mà cũng ít nhiều mang sắc thái chính trị và cả tiền bạc tham nhũng. Nó mặc áo chính trị khi đội Iran vào sân, các cầu thủ không hát quốc ca, họ biểu lộ sự đồng cảm với quê hương và tự do.

Nó mặc áo tham nhũng, lợi dụng, thao túng tiền bạc khi Qatar xây vận động trường, đối đãi bất nhân với lao động tới làm việc; xẩy ra sự việc hơn 6000 công nhân chết là quá nhiều, quyền lao động ở đây bị bạc đãi vô hạn.

 

Bà Eva Kaili và ba đồng phạm của quốc hội Âu Châu nhận hối lộ cho Qatar tổ chức giải bóng đá thế giới. Họ đã bị viện công tố liên bang Bỉ truy tố. Sự lũng đoạn tham ô xẩy ra ngay trong lòng xứ tư bản Âu Châu! Từ nay đi, ai còn biết tin tưởng vào ai nữa, đồng hội đồng thuyền cũng có nhiều bất tín xẩy ra. Nếu quên đi, không kể những lợi dụng tiền bạc lấn cấn đó, thì trận túc cầu thế giới, đoạn cuối cùng, đi vào bán kết rất hào hứng, vui và đẹp, khá cảm động đến nao núng lòng người.

 

Trận Argentine và Croatia, đội Argentine đã thắng 3-0 mặc dù trước đó Crotia làm cuộc chiến tranh tâm lý, dự đoán là thế nào Croatia cũng hạ đo ván Argentine. Argentine có cầu thủ Lionel Messi già dặn và lớn tuổi, chắc chắn, người xem đoán hẳn là Messi đã đi bộ quá nửa trận bán kết, đã lừa banh rất linh hoạt qua chân bốn đối thủ lợi hại để đưa được bóng vào khung thành. Messi than phiền trọng tài, điều này đúng, lần đầu tiên trọng tài phạt nhiều quá, 18 thẻ phạt, làm mất thì giờ và cũng làm tăng sự nóng nảy bực bội của các vận động viên trong sân. Họ khó tập trung được trong lúc giao đấu.

 

Các cầu thủ Argentine bảo nhau có thể phạm lỗi nhưng phải nhất quyết ngăn không cho Mbappé của Pháp đá banh vào lưới. Cũng tương tự vậy, đội tuyển Anh rêu rao này, Mbappé, bạn đừng tưởng tụi tôi trải thảm đỏ cho bạn đá bóng vào khung thành nhé! Khi đội Anh đụng trận đội Pháp, đúng là Mbappé không đá trực tiếp được banh vô lưới, luôn bị cản, bị đẩy và bị phá banh nhưng anh tỏ ra cộng tác sát và chuyển banh cho đồng đội đúng mức. Đội banh của huấn luyện viên Deschamps luôn tỏ ra đặt lợi ích chung lên trên cái tôi đơn lẻ, đó là một đội chơi mà tinh thần kỷ luật và đoàn kết của họ khiến đối thủ không thể coi thường.

 

Còn thủ môn giữ lưới của họ, thích mặc áo quần màu cam, màu mà đối thủ dễ nhận ra rất, tuy nhiên, anh cho là màu cam và màu xanh đậm luôn mang lại may mắn cho đội nhà. Thủ môn Hugo Louis khi bắt được bóng, luôn ôm chặt để trấn an như chắc chắn anh đã thành công… có lúc anh còn nằm dài trên cỏ để chặt banh trong lòng. Nói chung, trận đấu nào cũng gồm đủ ái, ố, hỉ, nộ.

 

Trước lúc vào gặp Maroc, Pháp phải giao đấu với đội tuyển Anh, trước đó khán giả không tin lắm Pháp hạ nổi Anh. Vì đội Anh mạnh, khi chiến đấu, họ đàn áp đối phương sát nút, như những thủy thủ bền bỉ trấn áp song hùng trên biển cả. Có thể hôm đó Anh cũng không may mắn, vì cả hai lần ghi bàn bằng cách đá phạt đền, Anh được đá phạt đền lần hai vì Pháp vô ý phạm lỗi.

 

Lần đá phạt đền thứ hai chẳng may, có lẽ vì đội trưởng Kane xúc động quá, lên làm banh cao quá khung thành, thất bại!

 

Mbappé của Pháp tức cười quá, cười lớn, cười hết ga, mà một cổ động viên anh nhìn thấy đã chê Mbappé là khả ố. Mà không phải là khả ố đâu, lúc đó nhìn thấy trái banh vượt cao lên trên lưới ra ngoài, ai mà không tức cười? Tức cười vì không thể nhịn cười được!

 

Trận đó Pháp rất kiên nhẫn chống trả và sau thì ngay một em bé 10 tuổi, coi xong pha ngoạn mục, đã ngây thơ la to lên rằng: on est dominé, mais on a gagné (bị đàn áp mà họ đã thắng)

 

Tiếp theo trận thư hùng không dễ dàng với Anh, Pháp gặp Maroc. Đội tuyển Maroc, được ví như con sư tử Atlas, rất dũng cảm, đang hăng hái trên đà tiến về phía trước, với một thủ môn tài giỏi, và một défenseur gan dạ. Lực lượng cổ động viên Maroc rất hùng hậu, rất ồn ào, gần 50000 người la ó phản đối mỗi khi bên kia giành được banh, người xem ngỡ là họ đang ở một sân banh của Maroc, mà không phải là ở sân Al-Bayt Qatar.

 

Ông Deschamps, huấn luyện viên của Pháp đã nhắc chừng đội quân của mình là coi chừng đội Maroc. Nhưng, không, các cầu thủ Maroc trông rất dễ thương, ít gian lận, không chèn ép mấy, coi sáng sủa, dễ nhìn, toàn là da trắng. Trái lại các cầu thủ Pháp, gần như 70% da màu.

 

Cái vụ này thì một độ trước, khán giả Đức, họ cười đến rũ rượi, đến nỗi họ bị phạt tiền, mà họ chịu đồng ý chịu phạt tiền chớ họ không nhịn cười được!

 

Khi thế giới xích lại gần nhau, cũng lắm điều vui vì vừa khôi hài vừa cảm động… họ cười như thế đó, y như khi như đội trưởng đội banh của Anh đá lỡ quả phạt đền ra ngoài không gian!

 

Rồi Pháp Hạ Maroc với tỉ số 2-0. Hai mươi mốt triệu khán giả truyền hình Pháp theo dõi trận cầu. 25000 khán giả hâm mộ túc cầu tụ họp về đại lộ Champs-Elysées ăn mừng thắng lợi. Người ta mừng và người ta cũng rất sợ người da màu, Arabe và Maroc phấn khích quá đến bạo động, tàn phá. Họ thắng họ cũng phá, nghĩa là họ thích phá hoại, đánh nhau, đánh người khác và đập nát xe cộ, hàng quán… một người dân Paris nói: “Chúng thích biểu dương lực lượng!” Một người khác nói tiếp ngay: “Biểu dương lực lượng, lực lượng ‘ăn bám, ỷ lại, thích phá phách’”.

 

Marocco là đội tuyển đầu tiên của Châu Phi và khối Arabe vào được vòng bán kết kỳ World cup này. Có hàng triệu người định cư tại Pháp có gốc Maroc và Bắc Phi. Đối với một số người ở cả hai phía, trận bán kết này cũng là trận cầu giữa những người anh em. Nhưng có nhiều mâu thuẫn, bất đồng, bắt nguồn là sâu xa trong lịch sử, có lúc quan hệ Pháp và Maroc căng thẳng. Người Pháp không mấy thiện cảm với người Maroc, Arabe, Roumanie, Algérie. An ninh trên đại lộ Elysées được siết chặt kỹ lưỡng từ khi đá banh vào bán kết. Maroc kể như hiền hơn Algérie. Cảnh sát Pháp bọc vỉa hè, đi tuần tra trên đường phố, canh gác các lối vào các trụ sở, khách sạn và nhà hàng… đề phòng nổi loạn. Họ sẵn sàng ứng chiến. Họ len lỏi cả trong các đám đông. Nhưng rồi không khí căng thẳng sắp như bùng nổ dữ dội, chợt chùng xuống, dịu đi, khi nghe tin chiến thắng thuộc về đội Pháp 2-0.

 

Có 800000 người Maroc sống ở Pháp. Có 40000 thanh niên Maroc học tại Pháp. Một số không nhỏ người da màu lang thang không có việc làm. Khi có tội phạm xẩy ra, người ta đòi chính phủ Pháp gửi trả người Arabe về xứ họ.

 

Nhưng Pháp cũng đầu tư vào kỹ nghệ Maroc rất nhiều. Có lần giám đốc cơ quan di dân và hội nhập Pháp đã nói rằng: “Vương quốc không muốn nhận lại những người nghèo và tội phạm”. Một bà chủ nhà hàng trên đại lộ Champs Elysées nói như thở ra: “Tôi không quan tâm tới sự thua sự thắng của họ, vì tụi nó luôn luôn thua nhiều hơn thắng, tụi nó hưởng lương cao mà làm việc thì rất tệ”.

 

Câu nói hồn nhiên làm khách hàng phì cười. Một vận động viên Maroc quấn cờ Maroc quanh người, mặt buồn hiu, hai dòng lệ chẩy. Một cô gái Algérie buồn bã nói rằng: “Họ có tài lại có may mắn, họ sắp mang cúp về nhà”. Một sinh viên hớn hở chia sẻ: “Tôi hết sức hài lòng, chiến thắng của họ rất tuyệt vời”. Anh bạn của anh, người Tunisie phát biểu oang oang: “Cho dù Maroc thua Pháp ở bán kết, thì đây cũng là một ngày tuyệt đẹp. Đây là một chiến thắng lịch sử, đối với Châu Phi. Chúng tôi đã vào bán kết, chúng tôi sẽ thắng Croatia… cùng với nước Pháp, chúng tôi sẽ cùng chiến thắng”. Một anh bạn da màu khác nói theo: “Maroc đã thua hôm nay, nhưng Maroc đã đi qua những chặng đường rất đẹp… hoan hô nước Pháp, hoan hô Maroc, hoan hô nền cộng hòa… hoan hô tất cả!”

 

Ngày 14/12, sợ nguy cơ bạo động là nỗi lo lắng lớn của chính quyền Pháp và của cả Paris. May mắn thay trên đại lộ rực rỡ ánh đèn màu Noël, sự chao động, xô xát đã không xẩy ra. Có thể là nhờ không khí Giáng Sinh lạnh lạnh êm đềm làm cho con người hạ nhiệt, họ bàn tán là trận đấu diễn ra rất đẹp, Pháp và Maroc cũng vinh quang trong ngày thể thao này. Cũng có thể nhờ lương tâm thức giấc, nhớ tới chiến trận Ukraina. Giờ này cả thế giới đang xem đá banh, đang đón chờ trận tranh giải coupe giữa Maroc và Croatia, rồi đến trận quyết liệt hứa hẹn sau cùng giữa Pháp và Argentine, thì sao ư ? Thì cũng giờ này, cả dân tộc Ukraine đang lục đục chạy trốn mưa bom bão đạn của Nga! Họ chịu đói chịu rét giữa lúc còi báo động vẫn vang rền…

 

Chúng ta cùng cầu cho Ukraine sớm thoát nạn.

 

Chúc Thanh

(16-12-2022)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quân đội Mỹ đã rút khỏi Afghanistan. Trong 17 ngày qua, phi cơ Không lực Mỹ đã di tản 120,000 công dân Mỹ, công dân các nước đồng minh và các đồng minh người Afghan. Chính thức kết thúc 20 năm hiệnd iện quân lực Mỹ ở Afghanistan, theo lời Tổng Thống Biden loan báo.
Đối với trẻ con, uống trà là một khái niệm mơ hồ. Tôi cũng vậy, vì mẹ tôi không uống trà. Mẹ thường pha cho cha một tách trà vào buổi sáng. Cha thong thả nhấp nháy đôi mắt trong làn khói tỏa ra từ tách trà, sau đó chậm rãi nhắp từng ngụm. Trong trí nhớ tuổi thơ của tôi, trà chỉ là thế!
Ủy ban Hạ Viện điều tra bạo loạn 6/1/2021 đã yêu cầu nhiều công ty mạng xã hội nộp các hồ sơ liên hệ tới ngày bạo loạn. Trong đó có các công ty Facebook, Google, và Twitter, được yêu cầu nộp các kích động diễn biến dẫn tới ngày bạo loạn, các tin giả về bầu cử 2020, những lời kích động bạo lực liên hệ tới ngày bạo loạn, ảnh hưởng nước ngoài. Chủ tịch Ủy ban Điều tra là Bennie Thompson nói cũng yêu cầu các công ty trên, kể cả Reddit, Snapchat, và YouTube trong 2 tuần lễ phải phúc trình.
Các bậc ba mẹ vùng Nam California kinh hoàng trước bản tin một em bé 4 tuổi ở quận Riverside County (giáp viên Quận Cam) chết vì COVID, và trở thành người chết trẻ nhất Hoa Kỳ vì bị lây dịch. Bé này dương tính trong tuần lễ đầu tháng 8/2021, nhưng lý do chết mới được Sở Y Tế Riverside thông báo sau khi phòng giảo nghiệm xác nhận lý do vì COVID.
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris tới Hà Nội, bắn phát súng chỉ thiên ra Biển Đông, cam kết thông đường hàng hải, sẽ đối đầu bọn bắt nạt phương Băc... Thế là, Tòa Đại Sứ TQ tại Hà Nội liền tố cáo Hoa Kỳ hành động y hệt "hắc đạo giang hồ" (acting as the “black hand”).
Gần đây, một số Phật tử trên Facebook có nhiều ngộ nhận, nói rằng Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo cốt tủy là y hệt nhau, rằng đạo nào cũng là đạo. Hiển nhiên, các Phật tử đó chưa đọc các lý luận của Giáo Hoàng John Paul II. Và cũng hiển nhiên, họ chưa đọc bài viết của Bhikkhu Bodhi. Đoạn văn cuối trong bài viết của ngài Bodhi, có đối chiếu rằng Phật Giáo truyền giáo bằng lời dạy pháp cao tột, bằng đời sống gương mẫu của Phật Tử, không hề bạo lực, không hề tắm máu, không hề cưỡng bách cải đạo… một đối chiếu cho thấy nổi bật giữa Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo.
Chính phủ Biden-Harris trọng tâm là nhân quyền. PTT Harris tại VN nhấn mạnh xã hội dân sự là nhu cầu phát triển thế giới. Mỹ hỗ trợ để dân VN có quyền tự do phát biểu, tự do tín ngưỡng, tự do lập hội. Vào ngày 26/8/2021, PTT Harris sẽ gặp đại diện các tổ chức dân sự.
Trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần các nhà cầm quyền đương thời đã chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết hay không được học bản tuyên ngôn của Vua Bảo Đại ngày 11 tháng 3, 1945, ngót sáu tháng trước đó. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
Nhiều thẩm phán Hoa Kỳ đang làm việc khẩn cấp để cứu 250 nữ thẩm phán Afghan và gia đình của họ ra khỏi Afghanistan, trong khi quân Taliban đi từng nhà để truy tìm họ. Nhiều nữ thẩm phán này được đào ạto tại Hoa Kỳ, và trong cuộc chiến 20 năm chống Taliban đã ra các bản án nặng nề đối với lính Taliban.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.