Hôm nay,  

Đi thăm Texas – thành phố Dallas

02/12/202220:05:00(Xem: 2846)
Du lịch

dallas
Thành phố Dallas, Texas.

Chúng tôi lại có dịp về Shreveport, một thành phố hiền hòa ở miền Bắc tiểu bang Louisiana để thăm gia đình và ông bà bảo trợ, những người đã giúp đỡ cho chúng tôi trong những ngày đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ. Khi tôi trở lại đây lần này so với ngày mới tới, mọi cảnh vật vẫn cứ như xưa, riêng “người xưa” thì đã có ít nhiều thay đổi. “Cô bé” Mỹ choai choai hàng xóm năm xưa, nay đã trở thành một thiếu phụ “tay bồng tay bế”, “tay xách nách mang” rồi. Thời gian sao đi nhanh quá! Tôi ở chơi vài ngày thì được vợ chồng cô em nhà tôi đề nghị “đãi” chúng tôi một chuyến du lịch Texas để “thăm dân cho biết sự tình”. Chúng tôi hăm hở nhận ngay món quà quý báu ấy.


Sáng sớm hôm sau, chúng tôi dậy thật sớm để chuẩn bị cho chuyến đi chơi xa. Tôi ngồi nhâm nhi tách cà phê nhìn ra ngoài trời. Màn trời vẫn còn phủ lớp sương mai mờ nhạt, khung cảnh thật thanh bình khác hẳn với San Jose náo nhiệt, nơi tôi đang sống.


Giờ khởi hành đã đến, từ Shreveport chúng tôi “lấy” xa lộ HWY 20 thẳng tiến về hướng Dallas, Texas. Triều, tên người em cột chèo lái xe, tôi ngồi bên cạnh, và tất nhiên hai bà ngồi ở hàng ghế sau để rồi đây tha hồ ngủ, ngủ gà ngủ gật cũng được mà ngủ say cũng được hay có thể ngủ nhiều hơn thức trên suốt cuộc hành trình dài trên xa lộ. Tôi và Triều sẽ được tha hồ nói chuyện với nhau.


Dọc theo xa lộ từ Shreveport đến biên giới Texas, rừng thông mọc hai bên đường đã dần hiện ra xanh ngắt một mầu dưới ánh sáng ban mai, thỉnh thoảng mới có một vài loại cây khác lạc loài xen kẽ vào một cách hiếm hoi. Nhìn thông mãi cũng chán, một hình ảnh đơn điệu như thế kéo đến cả trăm dặm nên hai chúng tôi ngồi cạnh nhau cứ phải nói chuyện với nhau liên tục để phòng khi buồn ngủ trong lúc lái xe. Thế rồi, sau hơn hai giờ kể từ lúc khởi hành, chúng tôi cũng tới được biên giới của hai tiểu bang Louisiana và Texas khi trời còn sớm. Càng vào sâu nội địa Texas, những cánh rừng thông bạt ngàn dọc theo xa lộ cũng bớt đi để nhường chỗ cho những vùng đất phẳng hay đồi thấp xanh tươi càng ngày càng được mở rộng ra.


Để khởi đầu câu chuyện về Texas, Triều cho biết không thể không kể cho tôi nghe về cao nguyên Great Plains. Tôi xin nhắc lại ở đây như tạm mở một dấu ngoặc.


Vùng cao nguyên Great Plains


blank

Great Plains zone.


Nếu muốn biết rõ về Texas ta cần phải nhìn nó trong cùng một khung cảnh tổng thể, nghĩa là nhìn nó qua cùng chung một vùng đất rộng lớn và cùng mang một số tính chất đặc thù giống nhau thuộc cao nguyên tên gọi Great Plains.


Great Plains được giới hạn bởi một dải đất chạy theo hướng bắc-nam có chiều dài 1600 dặm (khoảng 2600 cây số) từ phía bắc, bắt đầu từ biên giới Canada, chạy xuôi nam tới vịnh Mễ Tây Cơ, và theo hướng đông-tây có chiều ngang là 400 dặm (khoảng 650 cây số), trong đó gồm sáu tiểu bang North Dakota, South Dakota, Nebraska, Kansas, Oklahoma và Texas. 


Dải cao nguyên này có những nét đặc thù khác biệt hẳn với những vùng đất khác của Hoa Kỳ như đất tuy màu mỡ nhưng khô, không có nhiều cây xanh hay rừng. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế vào thời kỳ những di dân đầu tiên mới đến đây lập nghiệp. Vì Great Plains là vùng đất trống, ít cây và rừng, nên khó có thể bảo vệ được đất đai mỗi khi giông bão hay sự thay đổi thời tiết bất ngờ. Vào mùa đông, có nơi tuyết phủ dầy tới 15 hay 20 inches. Vào mùa hè, cũng chính những nơi ấy, mùa màng hay gia súc có thể chết vì nóng cháy. Một số vùng mưa rất ít, nước trở nên vô cùng khan hiếm, đôi khi nước còn quý hơn cả đất đai. Hàng nghìn nông trại, chỉ cần có thêm hay ít đi vài inch nước mưa một năm là có thể làm thay đổi cục diện mùa màng năm đó, hoặc rất thành công hoặc thất bại hoàn toàn. Đấy là chưa kể tới những năm hạn hán, không một giọt mưa, đất trở thành bụi, để rồi những trận “bão bụi” (dust storm) thổi mạnh tàn phá nông trại hay thị xã nhỏ, có khi tưởng chừng như chúng biến mất.


Thành phố Dallas


Xe chúng tôi tiến dần vào thành phố Dallas. Trái với dự đoán ban đầu, Dallas có nhiều cây xanh và những bãi cỏ xanh tươi tốt trải rộng ngút tầm mắt chứ không phải chỉ được xây dựng trên một mảnh đất khô cằn thuộc cao nguyên Great Plains như đã được kể ở trên. Xa lộ, đường phố mở rộng thênh thang, nhiều chỗ có tới 5 làn xe mỗi chiều. Xe cộ chạy như mắc cửi trên mạng lưới giao thông, chỉ cần lơ đãng một chút là có thể lạc đường. Nghe nói, từ mấy năm nay, nhiều hãng xưởng mới được xây dựng lên, lại thêm những hãng xưởng ở những tiểu bang khác dọn về đây toàn bộ hay một phần, làm kinh tế Dallas trở nên phồn thịnh một cách đột ngột. Nơi đây đang có một nền kinh tế nở rộ. Nối theo sự phát triển kinh tế ấy, số nhà cửa được xây dựng lên ào ạt để đáp ứng nhu cầu của những người về đây làm việc. Những khu nhà mới xây mọc lên như nấm. Khác với vùng San Jose tôi ở, đất chật người đông không còn chỗ phát triển. Trong khi đó, Dallas có nhiều đất trống nên ngành địa ốc tha hồ phát triển mạnh. Tuy vậy, giá nhà cũng đã tăng cao hơn so với những năm trước đây. Và cũng nghe nói, Dallas đã từng chịu ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế của thế giới và nước Mỹ trong vài năm thuộc thập niên trước (2008-2010), nhưng không nhiều.


Chúng tôi lái xe vào khu trung tâm thành phố. Những cao ốc chọc trời san sát vươn lên trời cao. Sau khi đi một vòng khu trung tâm thành phố, tôi nhận ra ngay Dallas có nhiều người Việt Nam sinh sống. Nhìn những khu thương mại của người Việt buôn bán sầm uất ta cũng có thể đoán được phần nào sự thành công về mặt kinh tế của “thuyền nhân” ta. Khác với San Jose ở miền Bắc và Orange County ở miền Nam California, các khu chợ Việt Nam ở đây thường nằm rải rác chứ không tập trung thành một khu đông đảo. Những mặt hàng hay sinh hoạt thì đâu cũng giống nhau, có khác chăng là cái bề thế của nó. Đó là cái nhìn thoáng qua của một du khách, một người “cưỡi ngựa xem hoa” như tôi. Chúng tôi có dịp tới một khu thương mại Việt Nam nằm hơi xa trung tâm thành phố một tý mang tên Bến Thành Plaza, khá khang trang với kiến trúc bên ngoài trông như một ngôi chùa lớn, để ăn trưa dù bữa ăn có hơi sớm hơn so với thường lệ.


Image result for historic images of dallas kennedy  


Sau bữa ăn trưa, chúng tôi trở lại khu trung tâm thành phố Dallas để đến thăm “khu di tích lịch sử” nơi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát ngày 22 tháng 11 năm 1963. Tại đây, tôi tưởng như được chứng kiến tận mắt hình ảnh vị Tổng thống Hoa Kỳ này ngồi trên xe mui trần và đang được dân chúng hai bên đường hoan hô nồng nhiệt thì bỗng nhiên ông bị bắn gục ngay trên cánh tay người vợ khi chiếc xe của ông vừa đi vào đúng tầm ngắm của tên sát nhân bắn tỉa từ cửa sổ của ngôi building màu gạch đỏ đằng kia, cách đó không xa. Từ nơi cửa sổ ấy, một viên đạn oan nghiệt đã chấm dứt cuộc đời một vị Tổng thống can đảm và đầy quyền uy của một siêu cường quốc mà quyền uy ấy có thể khuynh đảo cả thế giới, trong đó có Việt Nam ta, một đất nước gánh chịu ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ gây nên bởi viên đạn đó. Tôi chợt thở dài. Một giai đoạn lịch sử trôi qua đã lâu nhưng người dân Dallas vẫn còn cảm thấy có cái gì chua xót và đáng xấu hổ vì biến cố đó đã xảy ra ngay trên thành phố họ. Đối với tôi, có nhìn lại biến cố đó đi chăng nữa thì tôi cũng chỉ coi nó như mọi dòng lịch sử khác của dân tộc Hoa Kỳ đang tiếp tục trôi chảy đến vô cùng.


hung


Sau đó, chúng tôi đi bộ đến một công viên nhỏ cách “khu di tích lịch sử” không xa. Một đàn bò “sừng dài” độ ba mươi con, với kích thước như thật, bằng đồng, được dựng trên miếng đất trống trong công viên. Tôi chụp vài tấm ảnh với đàn bò rồi tiếp tục đi bộ lang thang thêm vài khu phố buôn bán sang trọng thuộc cùng khu vực.


Chúng tôi lại lên xe, theo chỉ dẫn trên bản đồ, đến “Bảo tàng viện nghệ thuật” (The Dallas Museum of Art). Đây là một tòa nhà lớn có kiểu kiến trúc tân kỳ chứ không giống như những nhà triển lãm hay bảo tàng viện cổ kính ở Châu Âu. Bên trong nhà triển lãm được trưng bày nhiều tác phẩm hội họa và điêu khắc “hiện đại" rất mới, rất sáng tạo, rất lạ lùng, đã đánh mạnh vào cảm xúc một cách hoàn toàn mới lạ cho người thưởng ngoạn. Có khi tưởng như thật đơn giản thôi, nhưng nó vẫn không kém phần sinh động, đó chính là cái hay mà cá nhân tôi cảm nhận được từ những tác phẩm nghệ thuật ở đây. Cái cảm nhận ấy hoàn toàn khác với những cảm nhận tôi có được từ những bảo tàng viện tôi đã có dịp đi thăm ở vài nước bên Á châu, Âu châu, Trung Đông hay Nam Mỹ. Tôi tự hỏi, nghệ thuật của người Mỹ, nói thu hẹp ở đây, qua những tác phẩm này, có phải chăng là biểu hiện cho một nền nghệ thuật trẻ trung của một dân tộc trẻ trung đầy sức sống và đầy sáng tạo, hay đúng ra, đó là nghệ thuật của môt kỷ nguyên high-tech? Và cũng phải chăng, nói chung, những tác phẩm nghệ thuật luôn luôn phản ánh những suy tư, nhận thức của thời đại mà chúng đã được tạo ra? 


Rời bảo tàng viện, chúng tôi tiếp tục đi thăm vài nơi khác nữa, và đã có dịp thưởng thức món gà rán “fried chicken” tại một tiệm chỉ bán một món ăn duy nhất này. Tiệm ăn có từ năm 1898, tất nhiên là rất đông khách dù nhà hàng có tới vài chục bàn mà chúng tôi vẫn phải đứng bên ngoài chờ đến lượt. Một điều lạ, thực khách có thể đem món gà ăn dư về chứ không được mang nước “sauce” loại đặc biệt của họ ra khỏi tiệm. Vào nhà hàng Mỹ, dù thức ăn ngon dở thế nào, cách phục vụ thì không thể chê được.


Nói đến Dallas không thể không nhắc sơ qua một chút tới tên đội banh “bầu dục” (football) “Dallas Cowboys” nổi tiếng. Chúng tôi có cơ hội đến thăm sân chơi của đội “Cowboys”, sân đó mang tên “AT&T Stadium”, phải mất 3 năm xây cất từ 2006 đến 2009. Trong ba năm đó, năm đầu tiên chỉ để đào sâu xuống lòng đất so với mặt đường, đó chính là “lòng chảo” sân chơi và khán đài. Chúng tôi được hướng dẫn viên của Stadium dẫn đi một “tour” thăm thú và phải mất 2 giờ đồng hồ lội bộ mớt hết những phần chính. Chiếc TV tại stadium này, hiện nay được đánh giá là lớn nhất thế giới. Giá vé “tour” là 30$ cho một người lớn.


Dallas đã lên đèn. Chúng tôi đến khách sạn Hyatt, một khách sạn tọa lạc tại trung tâm thành phố Dallas, khá sang trọng. Ngay gần khách sạn có một tháp rất cao, mang tên Reunion Tower. Trên đỉnh tháp là nhà hàng ăn được bao bọc bởi “lồng hình cầu” gắn đèn màu, ta có thể nhìn thấy nó từ xa vào ban đêm. Nhà hàng quay 360 độ quanh trục thẳng đứng của tháp. Từ nhà hàng quay, ta có thể quan sát được một phần lớn vòng quanh thành phố. Vừa ngồi ăn vừa được nhìn ngắm thành phố rực rỡ ánh đèn tỏa rộng bốn phương phía dưới, thật thú vị làm sao. Tôi nhớ lại, có những lần tôi cũng được hưởng cái thú ngắm nhìn thành phố rực ánh đèn dưới chân từ những tháp tương tự như ở thành phố San Francisco, CA, tháp Space Needle Tower ở thành phố Seattle; tháp CN Tower ở thành phố Toronto, tháp Lookout Tower ở thành phố Vancouver, cả hai thuộc Canada; tháp Oriental Pearl Tower ở thành phố Thượng Hải thuộc Trung Quốc; tháp Sky Tower ở thành phố Auckland thuộc New Zealand.


blank  

Thiền viện Quang Chiếu.


Sáng sớm hôm sau, sau khi ăn điểm tâm ở khách sạn, chúng tôi lại lên xe thẳng tiến về thành phố Fort Worth cách trung tâm Dallas khoảng 45 phút lái xe để ghé thăm một thiền viện Phật giáo. Thiền viện Quang Chiếu tọa lạc trên một ngọn đồi thấp, do một ni sư thuộc Thiền phái Trúc Lâm xây dựng và trụ trì được khoảng 30 năm nay. Ta cũng nên nhớ Thiền phái Trúc Lâm được khai sáng bởi vua Trần Nhân Tông. Sau khi đánh tan quân Mông Cổ vào thế kỷ 13, ngài đã từ bỏ ngôi vua rồi lên núi Yên Tử tu hành và lập nên thiền phái này.


Thiền viện Quang Chiếu có kiến trúc Đông phương rất uy nghi và thoát tục. Trong khuôn viên có hồ sen, núi non bộ và rất nhiều cây cối trông như một khu rừng nhỏ. Ngoài chính điện ra còn có một số nhà nhỏ dành cho các ni sư ở. Được nghe, vào những ngày lễ Phật đản, Vu lan, Tết Nguyên đán... hay những buổi thuyết pháp đặc biệt, thiền viện thu hút rất đông đảo người đến tham dự. Chúng tôi đi quanh chùa thưởng ngoạn, hưởng cảnh yên tĩnh, vào chính điện lễ Phật rồi ra xe. 


Vừa rời Thiền viện Quang Chiếu, chúng tôi lái xe thẳng tiến về thành phố San Antonio, một thành phố đẹp, mang nhiều dấu tích lịch sử oai hùng của người dân Texas chống lại người Mexico từ những ngày đầu định cư và mang lại nền độc lập cho vùng tiểu bang Texas khi vừa được hình thành. Thành phố này đang chờ đợi chúng tôi phía trước.


Chúng tôi vẫy tay chào tạm biệt Dallas, một thành phố lớn, một trong những trung tâm kỹ nghệ, kinh tế, tài chính với những cơ sở nghệ thuật và giải trí quan trọng của tiểu bang Texas. Vẫy chào đội football “Dallas Cowboys” mà tôi là một “fan” hâm mộ. Vẫy chào cộng đồng Việt Nam nơi đây.


Nguyễn Giụ Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Nếu có thể kéo dài tuổi thọ hoặc thậm chí là bất tử, liệu chúng ta có thực sự muốn điều đó không? Trong cuốn sách mới có tựa đề “Why We Die: The New Science of Aging and the Quest for Immortality” (Tạm dịch “Tại Sao Chúng Ta Chết: Phát Hiện Mới Về Lão Hóa và Đi Tìm Sự Bất Tử”), Venki Ramakrishnan, khoa học gia về sinh học phân tử đoạt giải Nobel, đã sàng lọc các nghiên cứu từ trong quá khứ đến tiên tiến nhất để tìm hiểu những lý thuyết kéo dài tuổi thọ cùng với những hạn chế thực tế. Trong quá trình tìm hiểu, ông cũng đặt ra các câu hỏi quan trọng về những vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị và đạo đức của những nỗ lực đi tìm sự sống vĩnh cửu.
Canada: Sáu người đã bị bắt trong vụ trộm vàng trị giá hàng chục triệu đô la năm ngoái tại Sân bay Quốc tế Pearson ở Toronto, theo lời cảnh sát Canada và Mỹ cho biết hôm thứ Tư. Cảnh sát cũng đã ra lệnh truy nã ba người khác. Tất cả 9 nghi phạm đã bị truy tố tội trộm với hơn 19 tội danh.
Diễm biến mất. Giáo sư nói với tôi con người không thể tự biến mất. Bà hỏi chủ tiệm tóc kỹ hơn, cô chủ tiệm nói lý do cô khẳng định Diễm “biến mất”, là vì tất cả bạn bè của Diễm ở Bình Tân, ở thị trấn, ở quê của mẹ, đều cùng một thời điểm đột ngột mất liên lạc với Diễm. Không phải là chặn Zalo hay block Facebook, mà đơn giản là biến mất. Chủ tiệm tóc có vài học trò học xong nghề cũng lên mở tiệm hoặc làm thuê gần Bình Tân, Quận 12, là những chị Diễm thường ghé ở nhờ mỗi khi lên Sài Gòn. Họ đều nói họ mất liên lạc với Diễm cùng một thời điểm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.