Hôm nay,  

Chuyện Này Đúng Hay Sai?

02/12/202200:15:00(Xem: 2559)

1

(Ảnh: từ trang mạng của tổ chức Just Stop Oil.) 

 
Một người nghĩ rằng, người kia làm chuyện lầm lỗi, vì muốn chống đối, người này làm chuyện có lỗi để gây tiếng vang, phản đối lại sự lầm lỗi của người kia.

Vậy thì ai có lỗi? Và lỗi nào nặng hơn?

Có lẽ, bạn đọc nghĩ rằng, tôi đang muốn nói về chuyện luật tử hình. Lý luận này: một kẻ cố ý giết người, hoặc giết nhiều người, cần phải đền tội bằng cái chết. Mắt đền mắt. Răng đền răng. Đúng và hữu lý. Nhưng lý luận kia: Trong xã hội văn minh, trừng phạt là thứ yếu, giáo dục, cải thiện người xấu trở thành tốt mới là mục tiêu nhân bản. Người phạm tội, có quyền được hưởng, ít nhất, một cơ hội để hối lỗi, để trở thành người tốt hơn. Cả hai lý luận đều đúng. Có lý luận thứ ba: Giết người là có tội, dù là lý do gì, ngoại trừ phải tự vệ trong tình trạng khẩn cấp. Như vậy, khi tòa án kết tội tử hình, chính tòa án (luật pháp, thẩm phán, và công tố viên) đã phạm tội giết người. Ai sẽ xử phạt họ? Có lý luận thứ tư: Nếu không có luật tử hình, số lượng sát nhân sẽ gia tăng và hành động giết người có hy vọng không bị đền mạng, có khi còn được xử án nhẹ hơn với bằng chứng bệnh tâm thần (mà đa số không chính xác) vậy thì ai có tội? Và tội nào nặng hơn?

Tôi không có ý định thảo luận về án tử hình.  Chết và bị giết chết trên bình diện sống, giống nhau. Kết thúc một mạng sống, những thứ gì sau đó, thậm chí, trước đó, đều vô nghĩa. Nếu có gì còn sót lại, không mắc mớ gì kẻ chết, chỉ mắc mớ đến người còn sống, và những sự việc đó, đối với người đã chết, hoàn toàn vô nghĩa. Người chết và người bị chết: là hết, giống nhau.

Ai có lỗi và lỗi nào nặng hơn? Tôi muốn thảo luận chuyện tranh cãi gần đây về phá hủy nghệ thuật để phản đối làm xấu môi trường sống.

Xin nhắc lại: Một trong mục tiêu và hiệu quả của làm nghệ thuật là làm đẹp đời sống. Người ta lưu trữ nghệ thuật vì sự hiểu biết giá trị của thẩm mỹ và sáng tạo. Mặt khác, vì thiếu hiểu biết, con người đã làm cho trái đất bệnh hoạn, đầy thương tích, làm không khí dơ bẩn và khí hậu bị tổn thương. Hai việc này xảy ra trong những bối cảnh:

Các nhà hoạt động khí hậu tấn công các họa phẩm danh tiếng:

- Nhóm Just Stop Oil có hai thành viên đã đổ súp cà lên họa phẩm Hoa Hướng Dương (1888) nổi tiếng của Van Gogh, tại National Gallery, London. Bức hoạ trị  giá  39.7 triệu. (Ngày 14, tháng 10, năm 2022. Tin Fox News.)
2
Hình chụp lại từ video.
 
- Cảnh sát đã bắt giữ hai nhà hoạt động khí hậu ném khoai tây nghiền vào bức tranh của Claude Monet trong một bảo tàng Barberini, ở Đức để phản đối việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Bức họa trị giá 110,7 triệu (đấu giá năm 2019.).
 
3
Hình chụp lại từ video.
 
- Hai nhà hoạt động khí hậu đã đổ dầu lên bức tranh của Gustav Klimt ở Vienna, “Death and Life” (1908-15) tại Bảo tàng Leopold. Sau đó,  những người biểu tình cố dán mình vào tường, được chụp hình hoặc quay video để quảng bá, cho đến khi bị nhân viên an ninh bắt đi. (15 tháng 11, năm 2022. Tin Art Newspaper.)

4
 Hình chụp lại từ video.
 
- Các nhà hoạt động khí hậu lại tấn công vào sáng sớm hôm nay, 18 tháng 11, 2022 khi các thành viên của Ultima Generazione (Thế hệ cuối cùng) ném khoảng 18 pound bột mì vào một chiếc xe hơi nghệ thuật BMW do Andy Warhol vẽ tại trung tâm văn hóa Fabbrica del Vapore ở Milan.

Trong một đoạn video, có thể thấy họ tiến đến chiếc xe thể thao Đức đời 1979 được sơn bởi Warhol và đổ những gói bột mì lên đó. Các nhân viên an ninh  đã bắt kéo hai trong số các nhà hoạt động ra khỏi phòng.

Các thành viên của nhóm được cho là đã lên kế hoạch dán mình vào cửa sổ ô tô, nhưng không thể thực hiện được.

Chiếc xe nghệ thuật BMW là một trong số 20 chiếc xe mà nhà sản xuất Đức có các nghệ sĩ thiết kế. Warhol đã phủ lớp sơn nặng khoảng 13 pound lên chiếc xe đua BMW M1 trong 28 phút vào năm 1979. Sau đó, chiếc xe đã được lái trên đường đua Le Mans ở Sarthe, Pháp.

5
 Hình chụp lại từ video.
  
“Nghệ thuật là vô giá vì nó không thể chạm tới,” Văn phòng về văn hóa của hãng BMW tuyên bố. “Nó thuộc về toàn thể nhân loại và phản ánh những thành tựu to lớn mà mỗi người trong chúng ta có khả năng đạt được. Tác phẩm Art Car năm 1979 của Andy Warhol là một kiệt tác độc nhất vô nhị và chúng tôi không có thiện cảm với một cuộc tấn công bạo lực nhằm vào tác phẩm đã bị bôi nhọ của các nghệ sĩ được bảo tồn trong nhiều thập niên.”
Lý luận phản đề:

"Cái gì đáng giá hơn, nghệ thuật hay cuộc sống?" Phoebe Plummer, một trong những nhà hoạt động của Just Stop Oil, cho biết tại Phòng triển lãm Quốc gia. "Nó đáng giá hơn thức ăn? Hơn cả công lý? Bạn quan tâm đến việc bảo vệ một bức tranh hay bảo vệ hành tinh và con người của chúng ta hơn?"

Carrington nói với Newsweek: "Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và khủng hoảng khí hậu đều do nhiên liệu hóa thạch gây ra. Năng lượng hiện không thể chi trả được đối với hàng triệu người không đủ khả năng để đun nóng một hộp súp hoặc luộc vài củ khoai tây".

"Tại sao chúng ta bảo vệ những bức tranh này khi chúng ta không bảo vệ mạng sống của hàng tỷ người và hàng triệu loài sinh vật?" Mel Carrington, người phát ngôn của Just Stop Oil, đã hỏi.

Các danh họa này bọc tấm kính và không bị hư hại, nhưng hành động của những người biểu tình đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông trên toàn thế giới và những lời cảnh báo của họ.

Câu hỏi là nếu như lời cảnh cáo không được đáp ứng, việc gì sẽ xảy ra? Hành động thiệt hại nào hơn sẽ xảy đến?

Just Stop Oil là một liên minh gồm các nhóm hoạt động môi trường sử dụng phản kháng dân sự và hành động truy tố để buộc các chính phủ, trong trường hợp này là Anh quốc, cam kết ngừng tất cả việc cấp phép và sản xuất nhiên liệu hóa thạch trong tương lai. Just Stop Oil có nhiều chi nhánh trên khắp thế giới, với Tuyên bố Khẩn cấp đại diện cho liên minh ở Hoa Kỳ.

Lý luận bảo vệ nghệ thuật:

Michael Mechanic, một biên tập viên cấp cao của Mother Jones đã tweet: “Mặc dù niềm đam mê của họ rất đáng ngưỡng mộ, nhưng chiến thuật của họ thật đáng ghê tởm. "Tại sao lại là Van Gogh?"

Tucker Carlson gọi các nhà hoạt động là "những kẻ cực đoan tôn giáo" trên Fox News, nói rằng, "Không chỉ ở châu Âu, điều đó đang xảy ra trên khắp đất nước này."

Một cuộc thăm dò do The Guardian thực hiện chỉ ra rằng 66% người dân ở Vương quốc Anh tán thành các cuộc biểu tình bất bạo động về khí hậu. Nhưng nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao những người biểu tình lại nhắm vào các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời hơn là các nguồn trực tiếp tạo ra khí thải.
Giám đốc của 92 tổ chức trên toàn thế giới, bao gồm Musée du Louvre ở Paris và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York (MoMA), đã ký một tuyên bố cảnh báo rằng các cuộc tấn công gần đây vào các tác phẩm trong bảo tàng của các nhà hoạt động sinh thái đang gây nguy hiểm cho những kiệt tác đó.
Các bản ký kết khác bao gồm Miguel Falomir, giám đốc của Prado; Hartwig Fischer, giám đốc Bảo tàng Anh ở London và Anne Pasternak, giám đốc Bảo tàng Brooklyn ở New York.

Ủy ban Quốc gia tại Đức thuộc Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (Icom)—cho biết: “Trong những tuần gần đây, đã có một số vụ tấn công nhằm vào các tác phẩm nghệ thuật trong các bộ sưu tập của bảo tàng quốc tế. Các nhà hoạt động chịu trách nhiệm về chúng đã đánh giá thấp sự mong manh của những đồ vật không thể thay thế này, những thứ phải được bảo tồn như một phần của di sản văn hóa thế giới của chúng ta. Với tư cách là giám đốc bảo tàng được giao trọng trách chăm sóc những tác phẩm này, chúng tôi vô cùng bàng hoàng trước mối nguy hiểm đầy rủi ro của chúng."

Các cuộc tấn công liên tục vào các viện bảo tàng và phòng trưng bày, bởi các nhóm như Just Stop Oil và Ultima Generazione (Last Generation), diễn ra trong bối cảnh Hội nghị Biến đổi Khí hậu lần thứ 27 của Liên Hợp Quốc, Cop 27, ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập.

Robert Janes, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Bảo tàng ở Leicester, Vương quốc Anh, đã viết trên ấn phẩm trực tuyến The Beam: “Tại sao cộng đồng bảo tàng toàn cầu không đối mặt với biến đổi khí hậu bằng ý chí và trí tuệ tập thể của mình?”

Câu trả lời là “Bảo tàng là di sản, trong khi phản đối khí hậu chủ ngưng ở dầu.”
 
Trong thực tế, bảo vệ khí hậu, chống những thay đổi gây thảm họa có một tầm nhìn xa trong tương lai. Có thể cả hàng chục, hàng trăm thế kỷ nữa, những thế hệ mai sau sẽ gánh chịu. Trong một phân tích tương tựa nào đó, giá trị của một sản phẩm nghệ thuật, hầu hết, phụ thuộc vào thời gian, tương lai định giá tác phẩm. Sư xung đột là do sự chọn lựa:

1- Người ta có thể bỏ hàng triệu, hàng tỷ để lo lắng sự sống cho tinh thần, thẩm mỹ sáng tạo cho tương lai, nhưng không ủng hộ, tài trợ việc bảo vệ khi hậu, giảm thiểu tai họa cho mai sau.

2- Các nhà hoạt động đã từng chống đối trực tiếp các nguồn tạo ra nguy cơ cho không khí và mặt đất, nhưng không mấy hiệu quả, không có tiếng vang. Trong khi đụng vào các họa phẩm danh tiếng, thì được báo chí rầm rộ đăng tải.

Ai đúng? Ai sai?

Nghĩ cho cùng, con người có đầu óc, phải để nó suy nghĩ, lựa chọn, dù muốn hay không. Sở thích và hiểu biết điều khiển suy nghĩ. Chuyện này đúng, chuyện kia sai. Suốt ngày, phải chăng mỗi người chúng ta đều bận rộn đúng đúng sai sai?

Tôi không có kết luận về bảo vệ khí hậu đối đầu với bảo vệ nghệ thuật, vì cả hai, theo tôi, đều cần thiết. Bỏ cái này để bảo vệ cái kia, hoặc ngược lại, đều đau lòng. Nhưng tôi biết một chuyện: Mỗi người chúng ta là mỗi cái búa. Hành động nhiều nhất trong đời sống, trong lịch sử, trong quá khứ, và chắc chắn trong tương lai, là chúng ta búa, nhân danh điều này, chuyện kia, biện minh lý tưởng cao, nhu cầu cần, để búa. Tôi xin kết luận bằng một ẩn dụ: Cái búa biết nói.

Đàn bà sinh ra đàn ông.
Đàn ông giúp đàn bà sinh ra: đàn ông đàn bà.
Đàn bà làm vợ đàn ông.
Đàn ông làm cha giúp đàn bà làm mẹ.
Mẹ sinh ra người làm cha.
Cha mẹ sinh ra đàn bà.
Đàn bà sinh ra đàn ông.
……
Tự nhiên thôi. Sẽ phát điên vì lý luận
như cái búa đóng đinh vào lon coca.
Đóng vài cái
hơi ga xì ra: đàn bà.
Đàn bà sinh ra đàn ông
Đàn ông giúp đàn bà sinh ra: đàn ông đàn bà.
Đàn bà làm vợ đàn ông.
Đàn ông làm cha giúp đàn bà làm mẹ.
Mẹ sinh ra người làm cha.
Cha mẹ sinh ra đàn bà.
Đàn bà sinh ra đàn ông.
 
Lý luận như đinh nhọn.
Đầu như lon coca.
Cái búa là những người tôi đã gặp
Mấy triệu cái búa đóng xuống
Xì ra: đàn ông.
Đàn ông giúp đàn bà sinh ra: đàn ông đàn bà.
Đàn bà làm vợ đàn ông.
Đàn ông làm cha giúp đàn bà làm mẹ.
Mẹ sinh ra người làm cha.
Cha mẹ sinh ra:
cái búa.
Toàn là búa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quân đội Mỹ đã rút khỏi Afghanistan. Trong 17 ngày qua, phi cơ Không lực Mỹ đã di tản 120,000 công dân Mỹ, công dân các nước đồng minh và các đồng minh người Afghan. Chính thức kết thúc 20 năm hiệnd iện quân lực Mỹ ở Afghanistan, theo lời Tổng Thống Biden loan báo.
Đối với trẻ con, uống trà là một khái niệm mơ hồ. Tôi cũng vậy, vì mẹ tôi không uống trà. Mẹ thường pha cho cha một tách trà vào buổi sáng. Cha thong thả nhấp nháy đôi mắt trong làn khói tỏa ra từ tách trà, sau đó chậm rãi nhắp từng ngụm. Trong trí nhớ tuổi thơ của tôi, trà chỉ là thế!
Ủy ban Hạ Viện điều tra bạo loạn 6/1/2021 đã yêu cầu nhiều công ty mạng xã hội nộp các hồ sơ liên hệ tới ngày bạo loạn. Trong đó có các công ty Facebook, Google, và Twitter, được yêu cầu nộp các kích động diễn biến dẫn tới ngày bạo loạn, các tin giả về bầu cử 2020, những lời kích động bạo lực liên hệ tới ngày bạo loạn, ảnh hưởng nước ngoài. Chủ tịch Ủy ban Điều tra là Bennie Thompson nói cũng yêu cầu các công ty trên, kể cả Reddit, Snapchat, và YouTube trong 2 tuần lễ phải phúc trình.
Các bậc ba mẹ vùng Nam California kinh hoàng trước bản tin một em bé 4 tuổi ở quận Riverside County (giáp viên Quận Cam) chết vì COVID, và trở thành người chết trẻ nhất Hoa Kỳ vì bị lây dịch. Bé này dương tính trong tuần lễ đầu tháng 8/2021, nhưng lý do chết mới được Sở Y Tế Riverside thông báo sau khi phòng giảo nghiệm xác nhận lý do vì COVID.
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris tới Hà Nội, bắn phát súng chỉ thiên ra Biển Đông, cam kết thông đường hàng hải, sẽ đối đầu bọn bắt nạt phương Băc... Thế là, Tòa Đại Sứ TQ tại Hà Nội liền tố cáo Hoa Kỳ hành động y hệt "hắc đạo giang hồ" (acting as the “black hand”).
Gần đây, một số Phật tử trên Facebook có nhiều ngộ nhận, nói rằng Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo cốt tủy là y hệt nhau, rằng đạo nào cũng là đạo. Hiển nhiên, các Phật tử đó chưa đọc các lý luận của Giáo Hoàng John Paul II. Và cũng hiển nhiên, họ chưa đọc bài viết của Bhikkhu Bodhi. Đoạn văn cuối trong bài viết của ngài Bodhi, có đối chiếu rằng Phật Giáo truyền giáo bằng lời dạy pháp cao tột, bằng đời sống gương mẫu của Phật Tử, không hề bạo lực, không hề tắm máu, không hề cưỡng bách cải đạo… một đối chiếu cho thấy nổi bật giữa Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo.
Chính phủ Biden-Harris trọng tâm là nhân quyền. PTT Harris tại VN nhấn mạnh xã hội dân sự là nhu cầu phát triển thế giới. Mỹ hỗ trợ để dân VN có quyền tự do phát biểu, tự do tín ngưỡng, tự do lập hội. Vào ngày 26/8/2021, PTT Harris sẽ gặp đại diện các tổ chức dân sự.
Trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần các nhà cầm quyền đương thời đã chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết hay không được học bản tuyên ngôn của Vua Bảo Đại ngày 11 tháng 3, 1945, ngót sáu tháng trước đó. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
Nhiều thẩm phán Hoa Kỳ đang làm việc khẩn cấp để cứu 250 nữ thẩm phán Afghan và gia đình của họ ra khỏi Afghanistan, trong khi quân Taliban đi từng nhà để truy tìm họ. Nhiều nữ thẩm phán này được đào ạto tại Hoa Kỳ, và trong cuộc chiến 20 năm chống Taliban đã ra các bản án nặng nề đối với lính Taliban.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.