Hôm nay,  

Khi Nào Tất Cả Đều Chết?

01/07/202200:00:00(Xem: 1783)

1
(Ảnh: Eso / Luis Calcada.)

Ngu Yên soạn và dịch:

“Will We Survive on Earth?”

Của nhà bác học Stephen Hawkings.

 

Nếu Ngu Yên nói, tôi chắc rằng đa số bạn đọc sẽ không tin. Ngu Yên nói như lời kẻ hát rong băng ngang thành phố, nhưng ông Stephen Hawkings nói, thì khác hẳn, như tiếng sấm sét so với tiếng cú kêu đêm. Không phải là lời thánh nhân, không phải lời tiên tri, không phải lời bói toán, lời của một khoa học gia lớn nhất trong thế kỷ 20. Ông nói những lời này khi ông sắp qua đời. Lưu Bị trong lúc hấp hối, nói với Khổng Minh, con chim trước khi chết, sẽ kêu lên những lời trung thực thống thiết nhất.

Con người có thể tồn tại trên địa cầu hay không?

Câu hỏi rất xa vời như ý nghĩ: Bao giờ tận thế? Nhưng rất gần gũi như ý nghĩ: Khi nào chúng ta cùng nhau chết một lượt? Rất nhiều tai họa làm cho nhiều người chết một lần với nhau, đang xảy ra hàng ngày trên thế giới. Ông Hawkings muốn nói đến vài đại thảm họa giết hầu hết nhân loại cùng một lúc hoặc trong khoảng thời gian ngắn.

“Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.” Câu nói này đúng với những tâm lý thiếu nhạy cảm hoặc nhưng trí tuệ không quan tâm đến vòng tròn. Có người chỉ vẽ một vòng tròn đủ cho mình đứng. Có người vẽ vòng tròn cho gia đình và người thân đứng chung. Có người vẽ vòng tròn lớn bao gồm quốc gia, dân tộc. Người vẽ vòng tròn lớn nhất để cho cả nhân loại cùng đứng.

Chết, ai cũng sợ. Nếu không sợ cho bản thân, thì sợ cho những người yêu thương, thân thuộc. Nhưng nếu tất cả đều chết, hình như họ không sợ, có lẽ nào vì chết chung đông đảo sẽ vui vẻ hay sao?

Stephen Hawkings viết:

Vào tháng Giêng năm 2018, bản tin của các Nhà Khoa Học Nguyên Tử, tờ báo do một số vật lý gia thành lập, những bác học làm việc trong dự án Manhattan đầu tiên về sản xuất vũ khí nguyên tử. Họ đã tăng chuyển “Đồng Hồ Ngày Tận Thế”, một phương cách đo lường những thảm họa lớn sắp xảy ra, từ quân sự đến môi trường sống, cho địa cầu, đồng hồ giảm xuống từ hai phút đến nửa đêm. (Nghĩa là đại thảm họa có khả năng xảy ra trong một thời gian ngắn. Thời giờ sử dụng ở đồng hồ này là thời giờ khoa học, đại biểu cách đo lường nhưng không giống đồng hồ thường. Nửa đêm, ám chỉ nguy cơ xảy đến.)  

Đồng hồ này có lịch sử rất thú vị. Nó bắt đầu từ năm 1947, vào lúc khởi điểm của thời đại nguyên tử. Robert Oppenheimer, nhà khoa học chủ chốt trong dự án Manhattan, cho biết, sau vụ nổ bom nguyên tử đầu tiên hai năm trước, vào tháng 7 năm 1947, ông nói, “Chúng tôi biết thế giới sẽ không còn giống như trước nữa. Một ít người cười, một ít người khóc, hầu hết giữ im lặng. Tôi nhớ lại câu nói trong kinh Hindu, cuốn Bhagavad-Gita, ‘Giờ đây, tôi trở thành thần chết, kẻ hủy hoại trần gian.’”

Năm 1947, đồng hồ nguyên thủy được đặt ra, sắp xếp từ bảy phút cho đến nửa đêm. Từ năm 1950, nảy sinh Chiến Tranh Lạnh, ngày tận thế tiến đến gần hơn những thời kỳ trước. Dĩ nhiên, đồng hồ và các chuyển động của nó chỉ mang tính biểu tượng, nhưng tôi cảm thấy cần phải nói ra, vì lời cảnh cáo đã báo động từ những nhà khoa học khác và tối thiểu, do cuộc bầu cử của Donald Trump nhắc nhở, phải được lưu ý một cách nghiêm túc. Đồng hồ với ý tưởng thời gian trôi đi, thậm chí, đối với loài người là thời gian đang sắp hết, chuyện này là thực tế hay chỉ báo động? Cảnh cáo kịp thời hay chỉ làm mất thời gian?

Tôi có mối quan tâm riêng về thời gian. Đầu tiên, cuốn sách bán chạy nhất của tôi, cũng là lý do nhiều người ngoài cộng đồng khoa học biết đến tôi, gọi là Lịch Sử Tóm Lược Về Thời Gian (A Brief History of Time). Vì vậy, một số người tưởng rằng, tôi là chuyên gia về thời gian, mặc dù ngày nay chuyên gia không hẳn là việc tốt. Thứ hai, một người vào lứa tuổi 21 nghe bác sĩ nói, chỉ còn sống năm năm nữa, nhưng lại sống đến năm 2018, được 76 tuổi, tôi trở thành chuyên gia thời gian theo một nghĩa khác, loại ý nghĩa đặc thù cho cá nhân. Tôi không thoải mái, nhận thức sâu sắc về dòng thời gian, và sống phần lớn đời mình với ý thức thời gian là ân huệ, như người ta nói, tôi vay mượn nó.

Không nghi ngờ gì nữa, thế giới đang bất ổn về mặt chính trị hơn bao giờ hết trong trí nhớ của tôi. Đa số dân chúng cảm thấy bị bỏ rơi đàng sau kinh tế và xã hội. Kết quả, họ đang chuyển sang chủ nghĩa dân kiểm, hoặc tối thiểu là muốn được nổi tiếng, những chính trị gia thiếu kinh nghiệm điều hành chính quyền, thiếu khả năng quyết định bình tĩnh những sự việc chưa được kiểm tra, trong tình hình khủng hoảng. Nghĩa là đồng hồ tận thế nên di chuyển đến gần giờ nguy kịch, vì viễn cảnh các lực lượng bất cẩn hoặc ác tâm càng ngày càng gia tăng dễ sinh ra trận chiến quyết liệt cuối cùng. 

Địa cầu bị đe dọa từ nhiều phương diện, các mối đe dọa quá lớn, khó cho tôi cảm thấy lạc quan. Thứ nhất, địa cầu trở thành quá nhỏ đối với nhân loại đang bành trướng. Các nguồn cung cấp vật chất cho sự sống đang cạn kiệt ở mức cần báo động. Loài người đã tặng cho địa cầu món quà thảm khốc là hiệu quả của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ tăng dần, băng ở Bắc cực tan rã, nạn phá rừng, nạn nhân mãn, dịch bệnh, chiến tranh, đói kém, thiếu nước, và sự hủy diệt của các động vật. Những sự kiện này có thể giải quyết nhưng cho đến nay vẫn chưa được cải thiện.

Địa cầu trở nóng là do lỗi của tất cả mọi người. Chúng ta muốn xe hơi, muốn du lịch, và muốn đạt đến đời sống căn bản khá hơn. Vấn đề là khi người ta hiểu được chuyện gì xảy ra, đã có thể quá muộn. Khi chúng ta đứng trên bờ vực của thời đại nguyên tử cấp hai và thời đại khí hậu biến đổi chưa từng có, một lần nữa, các nhà khoa học có bổn phận đặc biệt thông báo cho công chúng và tư vấn các nhà lãnh đạo về những hiểm họa mà nhân loại phải gánh chịu. Chúng tôi, những nhà khoa học, hơn ai hết, hiểu rõ sự nguy hiểm của vũ khí nguyên tử và tác động tàn phá của nó. Đồng thời, chúng tôi đang tìm hiểu các hoạt động của con người, của các kỷ nghệ đang ảnh hưởng xấu đến phẩm chất khí hậu, có khả năng thay đổi vĩnh viễn cách sống trên địa cầu. Là công dân thế giới, chúng ta có nghĩa vụ chia sẻ hiểu biết đó và báo động công chúng những nguy hiểm không đáng có trong đời sống hàng ngày. Chúng tôi thấy trước nguy cơ lớn nếu chính phủ và xã hội không hành động ngay bây giờ, để giảm thiểu vũ khí nguyên tử, làm cho nó mất hiệu lực, và ngăn chận sự biến đổi khí hậu gia tăng. Đồng thời nhiều chính trị gia đang phủ nhận thực tế sự thay đổi khí hậu do con người tạo ra, hoặc tối thiểu là khả năng con người có thể đảo ngược, ngay tại thời điểm nhân loại phải đương đầu với một loạt các cuộc khủng hoảng môi trường nghiêm trọng.

Tạp chí Forbes, số 27 tháng 9 năm 2017, do nhóm Starts With A Bang và Ethan Siege biên soạn, cho biết có bốn đại thảm họa trong tương lai sẽ xảy ra có khả năng hủy diệt toàn bộ loài người.

1- Hành tinh va chạm vào địa cầu.

2

(Ảnh Nasa / JPL)

 
Đại thảm họa này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Biện pháp duy nhất hiện nay được đề nghị nhưng chưa được phê chuẩn của thế giới, là dùng sức công phá của nguyên tử để hủy diệt tiểu hành tinh khi chúng tiến gần đến địa cầu, nhưng phương pháp này chưa chắc sẽ thành công và để lại quá nhiều phóng xạ trong không gian, hơn nữa, nếu là hành tình lớn thì khả năng tiêu hủy nó dường như không thể thực hành.

2- Đại dương bị sôi nóng.
3
(Ảnh: Jennifer Williams / Flick.)

Khi mặt trời gia tăng sức nóng và vòng nhà kính càng ngày càng gia tốc nhiệt độ, nước biển sẽ nóng lên, bốc thêm khí carbon, ảnh hưởng đến độ dày vòng nhà kính. Sự ảnh hưởng liên hoàn này có khả năng biến địa cầu thành ngôi sao Venus, sự sống không còn khả năng tồn tại.

3- Địa cầu giá lạnh.

4

(Ảnh: Jeff  Bryant)


Sau một thời gian, khi mặt trời nguội lạnh, địa cầu mất dần sức nóng, trên mặt vỏ sẽ kết thành băng lạnh. Không còn có mấy loại sinh vật có thể tồn tại, vì không chỉ giá lạnh mà khí quyển không có sức nóng sẽ thay đổi khí hậu một cách ác liệt.


Bài viết này đưa ra ba đại thảm họa sẽ xảy ra, hai thảm họa xa vời và một thảm họa bất ngờ. Cả ba đều đến từ thiên nhiên. Một đại thảm họa do con người trực tiếp điều khiển, đó là chiến tranh nguyên tử.

Stephen Hawkings viết:

Điều nguy hiểm là sự tăng nhiệt độ toàn cầu có khả năng tự duy trì, tự phát triển, ở tình trạng hiện nay không rõ nó đã đạt đến mức độ này hay chưa. Sự tan chảy của các tảng băng ở Bắc Cực và Nam Cực làm giảm phần năng lượng mặt trời phản xạ trở lại không gian, do đó, nhiệt độ sẽ gia tăng cao hơn nữa. Biến đổi khí hậu có khả năng tiêu hủy vùng Amazon và các khu rừng nhiệt đới, vì vậy, loại bỏ một trong những cách chính yếu lấy khí carbon dioxide khỏi bầu khí quyển. Sự gia tăng nhiệt độ trong nước biển cũng sẽ phóng thích số lượng carbon dioxide lớn. Cả hai sự kiện này làm tăng hiệu ứng nhà kính. (Làm dày thêm lớp khí trong như kính bao bọc chung quanh địa cầu, ánh nắng xuyên qua lớp kính dày sẽ làm nhiệt độ trong bầu khí quyển nóng hơn.)  Do đó, làm tình trạng địa cầu nóng lên thêm trầm trọng. Có thể khiến khí hậu địa cầu giống như sao Kim (Venus): ái-xít sulphuric sôi và mưa xuống với nhiệt độ 250 độ C, 482 độ F. Cuộc sống nhân loại sẽ không bền vững. Chúng ta cần phải vượt qua Nghị định thư Kyoto, do quốc tế thỏa thuận và thông qua năm 1997, để cắt giảm lượng khí thải carbon ngay từ bây giờ. Chúng ta đã có kỹ thuật, chỉ cần ý muốn chính trị.

Chúng ta có thể là người thiếu hiểu biết, thiếu suy nghĩ. Trong lịch sử, khi con người gặp những khủng hoảng tương tựa đã tìm kiếm cách giải quyết ở những nơi khác, Như Colombus đã phát hiện Tân Thế Giới trong năm 1492, nhưng bây giờ không có thế giới mới, chỉ có những nơi không tưởng. Chúng ta đang sử dụng gần hết phần đất sống, và cách duy nhất là tìm đến sinh sống ở những nơi khác trong vũ trụ.

Vũ trụ là nơi đầy bạo động. Các ngôi sao phá hủy các hành tinh, các siêu tân tinh (supernovae) bắn ra những tia tử vong vào không gian, các lỗ đen va vào nhau, và các tiểu hành tinh lao mình chung quanh với tốc độ hàng trăm dặm một giây. Đành rằng những hiện tượng này không làm cho không gian có vẻ hấp dẫn, nhưng cũng có một số lý do khiến chúng ta nên dấn thân vào vũ trụ thay vì ở yên nơi này. Việc va chạm với tiểu hành tinh sẽ là sự kiện mà chúng ta chưa có biện pháp tự vệ. Vụ va chạm lớn lần cuối cùng với địa cầu là khoảng 66 triệu năm trước, việc đó đã tiêu diệt những con khủng long. Rồi nó sẽ xảy ra lần nữa. Đây không phải là khoa học viễn tưởng, nó sẽ xảy ra theo các định luật vật lý và xác suất.

Chiến tranh nguyên tử vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại trong thời điểm này. Nó nguy hiểm đến mức chúng ta muốn quên đi. Nga và Mỹ không còn quá hăng say bấm nút nữa. Nhưng giả sử, vì một tai nạn nào đó, hoặc vũ khí nguyên tử của hai quốc gia lớn lọt vào tay những kẻ khủng bố. Còn tai hại hơn nữa khi nhiều quốc gia khác sở hữu vũ khí nguyên tử. Ngay cả sau chiến tranh Lạnh kết thúc, số vũ khí nguyên tử tồn trữ đủ khả năng hủy diệt tất cả nhân loại. Hơn nữa, các quốc gia mới có bom nguyên tử sẽ gây thêm bất ổn. Trong thời gian dài, mối đe dọa nguyên tử có thể giảm bớt, nhưng các mối đe dọa khác lại phát triển mạnh mẽ, vì vậy, chúng ta cần đề phòng.

Không cách này thì cách khác, tôi xem như thảm họa này không thể tránh khỏi. Trong vòng 1,000 năm tới, vào một thời điểm nào đó, cuộc đối đầu của vũ khí nguyên tử hoặc thảm họa môi trường sẽ làm tê liệt địa cầu, chuyện này chỉ diễn ra trong nháy mắt. Lúc đó, tôi hy vọng và tin tưởng chủng tộc đảm lược của chúng ta sẽ tìm cách vượt qua những hệ lụy đương nhiên của địa cầu, và sẽ sống sót sau tai ách. Tất nhiên hàng triệu sinh vật khác sống trên địa cầu không có khả năng giải đáp để tồn tại, phải sống nhờ vào công sức của loài người, việc này thuộc vào lương tâm của chúng ta, gọi là lương tri con người.

Tôi nghĩ chúng đang hành động thiếu thận trọng với tương lai trên địa cầu. Hiện tại, nhân loại chưa có nơi nào khác để di dời, nhưng về lâu dài, loài người không nên dồn hết trứng vào một giỏ, hoặc chỉ trên một hành tinh (Ngụ ý, loài người nên tìm hành tinh khác để chia ra cư ngụ, tránh thảm họa diệt vong.) Tôi hy vọng tránh được việc rơi giỏ xuống đất trước khi loài người học cách thoát khỏi địa cầu. Bản chất chúng ta là những nhà thám hiểm. Được thúc đẩy bởi sự tò mò. Đây là phẩm chất duy nhất của con người. Chính sự tò mò đã khiến các nhà thám hiểm chứng minh địa cầu không bằng phẳng; cũng chính khả năng này đưa chúng ta đến các ngôi sao bằng tốc độ của suy nghĩ, hối thúc con người phải đến đó bằng thực tế. Bất cứ khi nào chúng ta thực hiện một bước nhảy vọt mới lạ diệu kỳ như cuộc đổ bộ lên cung trăng, chúng ta sẽ nâng cấp nhân loại, gắn bó con người và các quốc gia lại với nhau, mở rộng những khám phá mới và kỹ nghệ mới. (Ý nghĩ này đến từ tấm lòng yêu thương đồng loại, gán cho đám đông một khả năng cao cả. Thực tế, những bước tiến nhảy vọt sẽ làm một số người nghĩ ra niềm tư lợi và nếu họ có quyền lực để thực hiện, sẽ tạo ra thêm sự bất lợi. Tuy nhiên, bánh xe lịch sử chứng minh, tốt nhiều hơn xấu.)

Muốn rời khỏi địa cầu, việc này đòi hỏi sự quan tâm toàn cầu, cùng nhau tiến tới. Tất cả mọi người đều nên tham gia. Khơi dậy lòng hào hứng của những ngày khởi đầu du hành vũ trụ, năm 1960. 

Công kỹ nghệ khoa học gần như nằm trong tầm tay. Đã đến lúc có thể khám phá các hệ mặt trời khác. Di cư loài người ở trải ra nhiều nơi, đây có thể là điều duy nhất để tự cứu chúng ta. Tôi tin rằng nhân loại sẽ phải rời bỏ địa cầu. Nếu ở lại, chúng ta có nguy cơ bị tiêu diệt.

Mối đe dọa lớn nhất đối với tương lai của địa cầu là gì?
Một vụ va chạm với một tiểu hành tinh khác sẽ là mối đe dọa mà chúng ta không có biện pháp bảo vệ. Như vụ va chạm tiểu hành tinh cách đây hơn 60 triệu năm đã tiêu diệt loài khủng long. Một nguy cơ trước mắt là tác dụng biến đổi khí hậu đang hoành hành. Nhiệt độ nước biển tăng lên sẽ làm tan chảy các cực chỏm băng và thải ra một số lượng lớn khí carbonic. Cả hai chuyện này đều có thể biến khí hậu địa cầu giống như sao Kim nơi có nhiệt độ 250 độ C (482 độ F.)

Có lẽ, ông Hawkings đã đặt lòng tin khá cao vào sự khôn ngoan của các nhà lãnh tụ trên thế giới, hoặc tác dụng sợ hãi diệt vong, tuy họ kèn cựa, đe dọa, nhưng không bấm nút. Suy luận này đúng với những tâm trí bình thường nhưng sẽ lầm lẫn với những bộ não điên rồ. Trong thực tế, những đại nạn này dù có khả năng ngăn ngừa được hay không, đều vượt quá khỏi tầm tay của mỗi người. Chúng ta có thể làm được gì?

Cho đến giờ phút này, tổng thống Hoa Kỳ và quốc gia Hoa Kỳ vẫn ở vị trí lãnh đạo nhóm thế giới tự do, để đối đầu với các nhóm khác như cộng sản và khủng bố. Người lãnh đạo khối tự do phải là người có khả năng thuyết phục những lãnh tụ khác, có khả năng làm quyết định đúng đắn trong tình hình khó khăn hoặc khẩn trương, có tấm lòng hướng thiện. Mỗi người trong chúng ta hãy tìm họ bằng lá phiếu đi bầu. Hãy tự tìm hiểu, đừng nghe người khác nói. Hãy tự bỏ phiếu, đừng bỏ giùm bạn bè người quen. Ví dụ, bỏ phiếu cho chính trị gia chống lại sự biến đổi khí hậu, có nghĩa, tự mình đóng góp vào việc hủy diệt nhân loại, trong đó, có con cháu của chúng ta. Bỏ phiếu cho chính trị gia ủng hộ quyền lực sử dụng vũ khí, nghĩa là, giúp cho cá tính có ngón tay thêm táy máy, ngứa ngáy, thèm bấm nút.

Thay vì “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ,” nên hỏi rằng, “Thấy quan tài rồi sao chưa đổ lệ?”
 
Ghi:
- Stephen Hawkings. The Brief Answers To The Big Questions. 2018. Bantam Book. Trang 143.
- Siegel, Ethan. The Four Ways The Earth Will Actually End. Forbes. Sep. 27, 2017.
- Powell, Corey S. và Diane Martindale. 20 ways the World Could End. Discover, Sep. 30, 2000.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Nếu có thể kéo dài tuổi thọ hoặc thậm chí là bất tử, liệu chúng ta có thực sự muốn điều đó không? Trong cuốn sách mới có tựa đề “Why We Die: The New Science of Aging and the Quest for Immortality” (Tạm dịch “Tại Sao Chúng Ta Chết: Phát Hiện Mới Về Lão Hóa và Đi Tìm Sự Bất Tử”), Venki Ramakrishnan, khoa học gia về sinh học phân tử đoạt giải Nobel, đã sàng lọc các nghiên cứu từ trong quá khứ đến tiên tiến nhất để tìm hiểu những lý thuyết kéo dài tuổi thọ cùng với những hạn chế thực tế. Trong quá trình tìm hiểu, ông cũng đặt ra các câu hỏi quan trọng về những vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị và đạo đức của những nỗ lực đi tìm sự sống vĩnh cửu.
Canada: Sáu người đã bị bắt trong vụ trộm vàng trị giá hàng chục triệu đô la năm ngoái tại Sân bay Quốc tế Pearson ở Toronto, theo lời cảnh sát Canada và Mỹ cho biết hôm thứ Tư. Cảnh sát cũng đã ra lệnh truy nã ba người khác. Tất cả 9 nghi phạm đã bị truy tố tội trộm với hơn 19 tội danh.
Diễm biến mất. Giáo sư nói với tôi con người không thể tự biến mất. Bà hỏi chủ tiệm tóc kỹ hơn, cô chủ tiệm nói lý do cô khẳng định Diễm “biến mất”, là vì tất cả bạn bè của Diễm ở Bình Tân, ở thị trấn, ở quê của mẹ, đều cùng một thời điểm đột ngột mất liên lạc với Diễm. Không phải là chặn Zalo hay block Facebook, mà đơn giản là biến mất. Chủ tiệm tóc có vài học trò học xong nghề cũng lên mở tiệm hoặc làm thuê gần Bình Tân, Quận 12, là những chị Diễm thường ghé ở nhờ mỗi khi lên Sài Gòn. Họ đều nói họ mất liên lạc với Diễm cùng một thời điểm.
Biden kêu gọi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tăng gấp ba lần mức thuế 7,5% hiện tại đối với thép và nhôm nhập cảng từ Trung Quốc, với lý do TQ cạnh tranh không công bằng đối với công nhân Mỹ từ “các sản phẩm thay thế giá rẻ giả tạo của Trung Quốc được sản xuất với lượng khí thải cao hơn”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.