Hôm nay,  

Thân Phận Người Phụ Nữ

17/11/202116:21:00(Xem: 2664)




20210218_121136.jpg

Phóng viên tiền tuyến Kiều Mỹ Duyên đang hân hoan cùng các chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến vui mừng chiến thắng vẻ vang tại cổ thành Quảng Trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972.


Lời giới thiệu của nhà văn Quốc Nam

Tác giả- Phóng viên chiến trường KIỀU MỸ DUYÊN

Kiều Mỹ Duyên là một tên tuổi rất quen thuộc trong làng báo Việt Nam trước và sau tháng tư đen năm 1975. Nổi tiếng là nữ phóng viên chiến trường xuất sắc trong cuộc chiến Quốc-Cộng hơn 20 năm tại Miền Nam Việt Nam, Kiều Mỹ Duyên cộng tác với một số nhật báo ở Sài-Gòn, đặc biệt là nhật báo Hòa Bình. Tác giả quyển bút ký chiến tranh độc đáo “Chinh Chiến Điêu Linh”.
Kiều Mỹ Duyên từng du học Úc Châu với học bổng Colombo Plan vào cuối thập niên 60. Qua Mỹ, Kiều Mỹ Duyên tốt nghiệp Đại Học Cal State Fullerton.

Hiện Kiều Mỹ Duyên là CEO của Ana Real Estate & Ana Funding Inc., Board of Directors của YCMA Orange County. Đồng thời, Kiều Mỹ Duyên cộng tác với các đài truyền hình SBTN, SET, VNAT, v.v. và nhiều đài phát thanh tại hải ngoại. Kiều Mỹ Duyên cũng là đặc phái viên của đài SBS (Úc Châu).  


PHÓNG VIÊN CHIẾN TRƯỜNG KMD.jpg

Phóng viên chiến trường KIỀU MỸ DUYÊN tại Căn Cứ Hỏa Lực 42 ở Pleiku.

(Hình do Đại Úy Hồ Đắc Tùng, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/44 thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh chụp ngày 18/5/1972)



THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ

KIỀU MỸ DUYÊN

Bỏ lại sau lưng những người thân yêu, cha mẹ anh em, bà con và tất cả người thân, tôi vượt biên một mình cùng với bằng hữu, tôi trên chiếc thuyền mong manh chở 47 người, người lớn vả trẻ con, được tàu Mỹ cứu mạng định cư ở California. Trong một thời gian rất ngắn, có người học và thi đậu nha sĩ mở phòng nha, có người học tiếp tục ra bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, thương gia. Ai cũng vừa học vừa làm, vì học bổng chỉ đủ cho một ngày hai bữa và sách vở, người nào cũng đi làm để dành dụm gửi về Việt Nam. Người Mỹ giang tay đón người tị nạn. Người Mỹ cho nhà người tị nạn ở và chăm sóc như người thân. 

Những năm sống với gia đình người Mỹ, tôi được chăm sóc chu đáo, đó là điều hạnh phúc. Tôi rất nhớ ơn những gia đình người Mỹ mà tôi đã tá túc trong thời gian đầu khi định cư ở Hoa Kỳ. Mấy tháng đầu, tôi cũng được gia đình ông bà Việt Đinh Phương (chủ báo Trắng Đen) cưu mang, sau đó vào đại học thì ở với gia đình người Mỹ. Gia đình thứ nhất là người Mỹ gốc Do Thái, kỹ sư hãng Boeing. Sau đó gia đình bà Pat Ducray, người vợ Mỹ gốc Anh, chồng Mỹ gốc Pháp. Tôi vừa đi học vừa đi làm, đi biểu tình quyết liệt, chỗ nào có phản chiến là chúng tôi đến, cái thời ăn không đủ no nhưng vui vô cùng.

Mơ ước của tôi là làm ký giả cho báo Mỹ, vì thế tôi học báo chí, tôi học miệt mài, học say mê. Lúc vào trường mắt tôi không đeo kính cận, đến khi ra trường phải đeo kính nếu không thì tôi không thấy đường đi. Viết bằng tiếng Anh mỗi ngày cho báo nhà trường, bài viết rất công phu, sửa tới sửa lui, vất vả vô cùng, lúc đó tôi cũng viết cho báo Việt Nam, thích thú được viết, được nói, được nói những điều mà bằng hữu tôi ở Việt Nam không dám nói.

20210825_151046.jpg

Ký giả Kiều Mỹ Duyên trong phòng phát thanh


Tôi có nhiều bạn ở khắp nơi trên thế giới cũng nhờ làm truyền thông: báo, radio, và tivi. Tôi tham gia trong hội từ thiện quốc tế, vừa làm việc từ thiện vừa làm truyền thông nên tôi may mắn có nhiều dịp được đi đây đó, năm nào cũng đi. Mỗi lần đi họp xong, còn dư vài ba ngày tham quan danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử. 

Lúc nào tôi cũng nhớ lời ba tôi dặn:

- Sống thế nào để thêm bạn bớt thù

Người nào tôi gặp, tôi cũng nghĩ là lần cuối cùng, biết đâu ngày mai mình không còn nữa, làm sao gặp được những người mình đã gặp hôm nay?

Tôi là người phụ nữ lạc quan, lúc nào cũng cười vì tôi muốn đem vui tươi đến cho những người xung quanh. Nụ cười dễ gây thiện cảm hơn là mặt mày nhăn nhó, than thở, bi quan.

Ttôi thường nói với chính mình:

- Nếu ngày mai mình vào quan tài thì bây giờ cũng phải vui, cũng phải cười, phải lạc quan.

Có những người Mỹ mà tôi gặp lúc nào họ cũng lạc quan. Nếu tôi hỏi:

- Anh chị khỏe không?

Họ trả lời reo vui như ngày đại hội:

- Khỏe lắm. Vui lắm.

Nhưng sau đó họ ôm ngực ho sù sụ hoặc nói chuyện một chút mới biết họ vừa ở bệnh viện ra. Có lẽ lối giáo dục của người Mỹ dạy họ vui vẻ, yêu đời, yêu người, yêu sự sống, và lúc nào cũng lạc quan .

Trời California nắng ấm rực rỡ, người về thăm California từ khắp nơi trên thế giới, đường phố tấp nập người qua lại, nhất là các tiệm ăn, 24/24 giờ lúc nào cũng có thực khách. 



Tôi viết bài này trong lúc còn mấy ngày nữa là đến lễ Tạ Ơn. Cha Mẹ là người đầu tiên tôi muốn tạ ơn trong cuộc đời này. Người nào hạnh phúc được còn có cha mẹ, đưa cha mẹ đi ăn, mua quà tặng cho cha mẹ, hạnh phúc đi bên cạnh cha mẹ của mình, không có cha mẹ làm sao có con? Hầu hết những người con trân quý tình phụ tử, mẫu tử. Mỗi người trong chúng ta chỉ có một người mẹ, một người cha, khi cha mẹ qua đời rồi muốn cũng không được, chỉ lặng lẽ nghe những bản nhạc về cha mẹ, để bùi ngùi tưởng nhớ đến cha mẹ của mình.

Nước chảy xuống không bao giờ chảy lên, không có ai thương con bằng cha mẹ thương con, cho nên tình mẫu tử quý báu nhất trên trần gian này, không thể tìm đâu được? Con thương cha mẹ, lúc nào cũng thương đâu có đợi tới ngày lễ từ phụ hay hiền mẫu, cha mẹ đau thì con chăm sóc. Cha mẹ nằm bệnh viện thì con vào thăm và đi lễ cầu nguyện cho cha mẹ của mình, thì bao giờ cũng được Ơn Trên phù hộ. Con cái bất hiếu với cha mẹ thì cháu con sau này cũng sẽ cư xử như thế.

Hồi còn nhỏ tôi mơ ước nhiều lắm, nhưng cho đến bây giờ chưa có giấc mơ nào thành hiện thực. Tôi mơ thành lập nhiều cô nhi viện, nuôi trẻ con mồ côi, yêu thương chúng như con ruột của mình, làm thế nào những đứa trẻ bơ vơ có mái ấm gia đình như làng Hòa Bình ở Gò Vấp do người Đức thành lập, mỗi tuần có những gia đình giàu lòng nhân ái vào đem một vài em về nhà mình nuôi dưỡng cuối tuần, rồi đầu tuần đem vào cô nhi viện. Các em được sống trong gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị em, dù ngắn ngủi chỉ có cuối tuần, nhưng cũng để lại nhiều kỷ niệm trong cuộc đời các em. 

Kiều Mỹ Duyên bên trẻ em mồ côi ở Việt Nam.jpg

Kiều Mỹ Duyên thăm các em mồ côi ở Thủ Đức, Việt Nam


Tôi mơ những đứa trẻ của những gia đình nghèo ở đồng quê hẻo lánh được đến trường học, học tới nơi tới chốn, mùa đông các em có áo ấm, mùa hè các em đủ gạo ăn, và khi bệnh có bác sĩ chăm sóc và có thuốc men đầy đủ. Tôi mơ những cụ già được chăm sóc đầy đủ, có đời sống an vui trong tuổi già. Tôi mơ chùa, nhà thờ, và những nơi tôn nghiêm được mở rộng và được chăm sóc cẩn thận. Hàng ngày thiện nam tín nữ đi lễ bái, nghe kinh kệ, và cầu nguyện cho mình và cho người.

Sống sao cho vui vẻ, người chết không có tiếng nói, người chết nằm một chỗ không biết vui buồn, cho nên chúng ta còn sinh hoạt được thì cứ vui, giúp ai điều gì thì tận tình giúp đỡ họ.

Nhiều người khuyên tôi:

- Già rồi đi đám ma nhiều quá không tốt.

- Một đời người chết một lần, đâu có ai chết hai lần. Tôi đến để cầu nguyện một chút và chia buồn với thân nhân của họ.

-  Ở nhà cầu nguyện, vào chùa, hay đến nhà thờ cầu nguyện cũng được, tại sao phải đi đến nhà quàng, đi đám ma ảnh hưởng đến tinh thần.

Tôi chỉ cười cười rồi lại tiếp tục tới đám tang. 

Tôi kính phục những người tu hành, suốt đời những vị chân tu sống cho người khác, tín đồ hay thân nhân của tín đồ đau bệnh và có mất, họ đều đến cầu nguyện.

Càng già tôi càng tin tưởng vào tôn giáo một cách tuyệt đối, tôi cũng rất tin vào sự màu nhiệm của cầu nguyện, và tôi thường xuyên cầu nguyện.

Ông bà mình thường nói thân phận phụ nữ khổ cực hơn đàn ông, cho nên có nhiều phụ nữ nói với chúng tôi:

-  Kiếp sau sẽ không làm phụ nữ, cố gắng ăn ở hiền lành, tu nhân tích đức, làm việc phúc đức để kiếp sau làm đàn ông. Làm đàn ông hạnh phúc hơn phụ nữ nhiều, phụ nữ mang nặng đẻ đau, phụ nữ làm việc vất vả như đàn ông, về nhà còn chăm sóc con cái nhà cửa. Như vậy phụ nữ vất vả gấp mấy lần đàn ông?

Là phụ nữ hay đàn ông cũng vất vả như nhau. Thôi thì kiếp sau đừng làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo, hoặc làm chim bay khắp bốn phương trời. Trời lạnh thì bay về nơi có nắng ấm, nơi nào cũng là nhà, tối ngủ trong bụi cây, sáng thức dậy hát líu lo cho người vui vẻ và hạnh phúc cho đời.

Giấc mơ người tị nạn là quay về cố hương, nhưng than ôi, quê hương chưa thật sự thanh bình, người tị nạn hưu trí ở khắp nơi trên thế giới có về Việt Nam ở được không? Nếu ở quê nhà mà câm không nói gì, thấy cảnh bất bình mà nhắm mắt làm ngơ thì không phải là con người có sự công bình, nhưng nếu thấy cảnh bất bình lên tiếng thì nhà tù mở rộng, đừng nghĩ người tị nạn bây giờ có quốc tịch Mỹ, Anh, Pháp, Úc về Việt Nam nói gì thì nói, nhà tù vẫn chờ đợi quý vị đó?


KIỀU MỸ DUYÊN

(kieumyduyen1@yahoo.com)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm Thứ Tư, báo Atlanta Journal-Constitution loan tin 1 cậu bé 13 tuổi tại Georgia chết đột ngột vì COVID — mặc dù trường hợp này không có vẻ gì nguy hiểm, theo các bác sĩ. Cậu bé Porter Helms xét nghiệm dương tính từ tháng trước, phải tự cách ly ở nhà, được 1 tuần lễ thì khi thân phụ về nhà nhận thấy cậu nằm bất tỉnh.
Trái mãng cầu dai (mà người miền Bắc thường gọi là quả na) làm tôi càng nhớ về bà nhiều hơn vì lúc nào bà cũng chọn những trái tươi nhất để cúng Phật. Bà sắp đặt mãng cầu một cách tươm tất theo hình kim tự tháp, trang nghiêm dâng lên bàn thờ, rồi thắp nhang khấn nguyện cho con cháu được bình an. Lời khấn nguyện năm nào vẫn luôn ứng nghiệm.
Tôi là người mộ đạo, tôi cầu nguyện hàng ngày cho những người thân của tôi vừa mới ra đi hoặc đang nằm trong viện dưỡng lão hay ở nhà. Tôi cầu nguyện nếu có một ngày đẹp trời trong tuần lễ, tôi không nghe người quen tôi ra đi không trở lại, ra đi vĩnh viễn. Tôi rất thích nghe tin vui, đám cưới, tôi thích nghe tiếng cười hơn tiếng khóc, tôi thích nhìn những gương mặt hiền từ, giọng nói tao nhã, tôi không thích người này đả kích người kia.
PERRIS, California – Chùa Hương Sen hôm Chủ Nhật 29/8/2021 đã đón nhận 28 thùng kinh và sách Phật học để sẽ lưu giữ tại thư viện tương lai sắp xây của chùa. Trong đó, 20 thùng kinh và sách là từ Cư sĩ Tâm Diệu và nhóm bạn đạo Thư Viện Hoa Sen, 8 thùng kinh và sách là từ Cư sĩ Nguyên Giác.
Quân đội Mỹ đã rút khỏi Afghanistan. Trong 17 ngày qua, phi cơ Không lực Mỹ đã di tản 120,000 công dân Mỹ, công dân các nước đồng minh và các đồng minh người Afghan. Chính thức kết thúc 20 năm hiệnd iện quân lực Mỹ ở Afghanistan, theo lời Tổng Thống Biden loan báo.
Đối với trẻ con, uống trà là một khái niệm mơ hồ. Tôi cũng vậy, vì mẹ tôi không uống trà. Mẹ thường pha cho cha một tách trà vào buổi sáng. Cha thong thả nhấp nháy đôi mắt trong làn khói tỏa ra từ tách trà, sau đó chậm rãi nhắp từng ngụm. Trong trí nhớ tuổi thơ của tôi, trà chỉ là thế!
Ủy ban Hạ Viện điều tra bạo loạn 6/1/2021 đã yêu cầu nhiều công ty mạng xã hội nộp các hồ sơ liên hệ tới ngày bạo loạn. Trong đó có các công ty Facebook, Google, và Twitter, được yêu cầu nộp các kích động diễn biến dẫn tới ngày bạo loạn, các tin giả về bầu cử 2020, những lời kích động bạo lực liên hệ tới ngày bạo loạn, ảnh hưởng nước ngoài. Chủ tịch Ủy ban Điều tra là Bennie Thompson nói cũng yêu cầu các công ty trên, kể cả Reddit, Snapchat, và YouTube trong 2 tuần lễ phải phúc trình.
Các bậc ba mẹ vùng Nam California kinh hoàng trước bản tin một em bé 4 tuổi ở quận Riverside County (giáp viên Quận Cam) chết vì COVID, và trở thành người chết trẻ nhất Hoa Kỳ vì bị lây dịch. Bé này dương tính trong tuần lễ đầu tháng 8/2021, nhưng lý do chết mới được Sở Y Tế Riverside thông báo sau khi phòng giảo nghiệm xác nhận lý do vì COVID.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.