Hôm nay,  

Uống Mùa Dịch Vũ Hán

06/11/202115:23:00(Xem: 1906)
Cơ hội gặp nhau hoặc một mình buồn, ghé vào làm một hai ly chơi. Không còn nữa ! Vì nhà hàng, ba, café đều đóng cửa. Đại dịch vũ hán thật quái ác. Thế mà trong lúc đó, rượu lại được tiêu thụ nhiều hơn lúc bình thường trước đây. Kết quả điều tra cho thấy số lượng bán ra tăng từ hơn một năm nay. Như vậy phải chăng có điều gì bất thường?

Rượu và uống

Nói «rượu» nhưng hiểu đúng tiếng này lại không đơn giản. Cùng một tiếng «rượu», tây với ta không hiểu giống nhau. Cả cách uống. Vì văn hóa đông/tây khác nhau?

Người Việt nam thông thường gọi la-de, vin (rượu chát), các loại whisky, cognac, gin, rhum, wooka, đế,. .. chung một tiếng là «rượu». Đức Lưu Linh đã dạy như vậy. Tức thức uống có men, không quen uống vào bị say. 

Nhưng Tây, họ nói và hiểu khác hơn. La-de, vin, họ không cho là rượu. Cấm rượu thi hai thứ này không bị cấm. Cấm rượu là cấm whisky, cognac, rhum,...Những thứ từ 40° trở lên. Vì những thứ này mới đúng là rượu. Vin, la-de chỉ là thức uống bình thường hằng ngày có chút men. Nếu uống vài ly mà say là tại người chớ không phải tại mấy thứ này.


Về « uống », Tây và Ta cũng lại hiểu không giống nhau nữa. 

Với Tây, « uống » là uống vin, uống rượu. Bết lắm cũng phải la-de. Còn uống nước thì phải nói cho rỏ là  «uống nước ». Có chữ nước đi liền với uống thì ông Tây nhà ta mới không hiểu lầm!

Chuyện cực kỳ quan trọng.

Một bác sĩ người Việt nam, một hôm, khám bịnh cho một người Pháp ở phòng mạch của ông. Nhận thấy bịnh nhơn bị thiếu nước, ngoài vài bịnh khác, nên sau khi cho toa, ông ân cần căn dặn thêm bịnh nhơn của ông phải nhớ uống thật nhiều. Ngày ít lắm, phải 1, 5 lít. Theo thói quen và cách diễn tả việt nam, ông nói gọn uống ít lắm phải 1 lít rưỡi / ngày mới đủ. Ông không nói rõ là uống nước !

Bịnh nhơn vâng dạ.

Mươi ngày sau, bịnh nhơn trở lại tái khám để kiểm soát. Các thứ bịnh mà ông cần đi bác sĩ nay đều hết nhưng người ông lừ nhừ như kẻ say rượu. Và mùi rượu bốc ra từ người, cả quần áo của ông.

Bác sĩ vội hỏi với vẻ khó chịu « Ông uống rượu nhiều lắm hay sao? Hết bịnh nhưng người ông không thấy tươi tỉnh?».


- Bình thường tôi vẫn uống nhưng không quá 2 ly / ngày. Bác sĩ bảo tôi thiếu nước, phải uống ít lắm 1, 5l / ngày. Nên từ hôm đó, mỗi ngày tôi phải ráng uống 2 chai. Hôm nay, tôi trở lại để nói với bác sĩ, tôi chịu hết nổi rồi !

-Trời ơi ! Tôi dặn ông uống nước chớ có bảo ông uống rượu đâu?

-Uống nước. Bác sĩ không nói rõ là uống nước. Nên tôi hiểu là uống vin mỗi ngày, ít lắm phải 1, 5L.


Nhưng anh chàng này yếu quá. Một người bình thường, mỗi bữa ăn hết một chai. Người ghiền, hay thợ hồ, công nhơn nông nghiệp vì làm việc ngoài trời suốt ngày vào mùa lạnh, mỗi ngày phải từ ba bốn lít là bình thường để giữ ấm.

uống vin thay nước nên người pháp hiểu uống là uống vin một cách tự nhiên, từ thế hệ này qua thế hệ kia. Do đó họ đều có cặp môi mỏng để khi uống, môi dính liền với thành ly, không để rơi rớt một giọt nào. Giọt rượu là giọt máu!


Chánh phủ pháp đang làm hồ sơ xin UNESCO công nhận «vin là di sản phi vật thể» của Pháp sau khi «ẩm thực» pháp đã được UNESCO công nhận năm 2011.


Dân chủ và bình đẳng!

Dịch vũ hán từ hơn một năm qua tàn phá các ngành thương mãi trên khắp thế giới, không riêng gì Pháp. Ba, café, nhà hàng, quán ăn,...đóng cửa nên cơ hội bạn bè gặp nhau bên ly rượu không còn nữa. Nhưng không vì vậy mà rượu ế dài ra. Trái lại bán chạy hơn lúc bình thường. Cơ quan điều tra của Y tế pháp (Coviprev de Santé publique France) hôm đầu tháng tư cho biết có 51%  dân chúng uông nhiều hơn lúc trước đây chưa có dịch. Nói cho rõ có 10% số ly tăng và 23% số ly và người uống tăng.

Trên các quảng cáo rượu, cả la-de, đếu phải ghi câu « uống chừng mực vì sức khỏe» nhưng khi mức tiêu thụ rượu gia tăng thì các nhà sản xuất và buôn bán rượu không khỏi vui mừng. Cơ hội phát tài. Như các nhà mai táng trên khắp thế giới, chưa bao giờ được như lúc này, việc làm không xuể. Các tiệm bán rượu mở cửa. Nhờ lúc nhà hàng, ban café đóng cửa.

Ngay tháng đầu tiên có lịnh «cấm cửa» (confinement) trên cả nước, dường như mọi người lo sợ. Nhiều người đi chợ dự trữ lương thực, nhứt là giấy đi cầu. Trong lúc đó, cửa hàng rượu không phải bán ra từng chai như lúc bình thường, mà từng kết, từng bình 4 lít. Cũng trong dịp này, nhiều chai mắc tiền nằm trên kệ lâu ngày, tưởng đâu không bán được, nay đều biến mất. Một sự gia tăng về số lượng và cả về phẩm nữa.

Thật chưa bao giờ được như vậy !


Đại dịch vũ án thay đổi mọi thứ trong đời sống. Cả thân phận con người. Một hiện tượng mới xuất hiện trong ngành bán rượu ở Pháp. Thật ra rượu ở đâu cũng có bán nhưng giới chuyên bán rượu «caviste» ở Pháp xua nay trong nghề vẫn được coi như giới ưu tú. Và cửa hàng của họ dành riêng cho dân sành điệu. Giá rượu ở đây dĩ nhiên phải mắc hơn năm bảy phần trăm. Nhưng mua ở đây không sợ bị hàng xấu hay hư vì người « caviste » lựa chọn kỷ và theo dõi hàng ở cửa hàng của mình. Nơi để rượu (cave) phải giữ từ 8°c tới 18°c. Không ánh sáng rọi vào. Không tiếng động. Chai rượu phải để nằm và thường lắc nó một cái cho nó thở.

Nhưng nay, cửa hàng «caviste» không còn chỉ dành riêng cho một từng lớp khách hàng nữa. Đại dịch đã dân chủ hóa nó! Đúng vậy. Vì giới trẻ và cả các bà, các cô, đã bắt đầu tràn tới, lựa mua đem về dự trữ. Sợ khan hiếm.

Chẳng phải chỉ dân chủ hóa mà còn bình đẳng nam/nữ và trẻ trung hóa khách hàng nữa. Giới caviste ghi nhận lớp khách hàng mới này, phần đông trẻ hơn 3 tuổi, nam/nữ gần bằng nhau. Trước kia, khách hàng mua rượu, phụ nữ chiếm 40%, nay tăng thêm 5%.


Vì lo sợ mà...

Khi số người mua rượu gia tăng, dĩ nhiên số người ghiền cũng nhảy vọt theo.

Dịch vũ hán vẫn là động cơ thời cuộc. Người bình thường nay uống và uống nhiều hơn, người quen uống thì nay là cơ hội tốt. Họ lo sợ bị lây nhiễm hoặc nhìn thấy người thân, bạn bè bị bịnh, bị «cấm cửa», bị mất  việc làm, bị giảm lợi tức, … Những điều này đều có thể trở thành lý do để họ uống và uống nhiều. Trong những ngày đầu virus vũ hán tới, người ta còn bình tỉnh, tự tin. Họ giữ được mức độ bình thường trong việc dùng rượu (vin) hằng ngày. Nhưng khi hảng xưởng đóng cửa, mọi hoạt động ngừng, tinh thần họ suy sụp. Thế là đi tìm sự yên ổn qua ngày trong ly rượu.

Ngoài ra rượu còn là nhu cầu quan hệ xã hội rất quan trọng của chúng ta. Mặc dầu ngăn cách nhau. Vừa lúc chánh phủ ban hành lệnh « cấm cửa » (confinement) lần đầu tiên, nhiều người ở nhiều nơi liên lạc nhau cùng hẹn tổ chức «apéros Zoom» hoặc «Facetime». Thế là chỉ sau thời gian, có không ít người cần uống một mình, nhiều hơn và thường hơn.

Rượu vẫn hấp dẫn hơn hết. Có một số người hút cần sa, vì giá cần sa tăng lên gấp đôi, khó kiếm nữa, vội nhảy qua làm đệ tử Luu Linh vì dễ kiếm và giá với tới dễ dàng. Thế là dân số của Luu Linh nhờ đó mà tăng vọt nhanh chóng.


Một nghịch lý?

Kết quả điều tra hồi tháng 6 (trên 1000 người được hỏi) của hảng Odoxa et la FG2A nói rằng trong thời gian «cấm cửa», dân pháp uống rượu ít hơn, hút thuốc ít hơn và ăn chất béo, ăn mặn cũng ít hơn. Nhưng lại có 1/3 dân pháp mập hơn 3, 2 kg. Trong lúc đó, họ vẫn tập thể dục ở nhà đều đẵn hơn, kỷ hơn.

Cụ thể số người pháp uống rượu hằng ngày hay chỉ cơ hội nay cũng giảm 6 điểm, từ 57% xuống còn 51%. 

Còn hút thuốc thì có 27% người hút cũng giảm xuống được 4%.

Như vậy, theo đây, virus vũ hán có tác động tích cực cho dân chúng về mặt bảo vệ sức khỏe !

Có người ngạc nhiên trước kết quả điều tra này nên hỏi tại sao có sự éo le như vậy. Người ta giải thích đó là do thiếu hoàn cảnh gặp gỡ. Người ta dễ uống nhiều, hút liên miên, ăn nhiều khi người ta gặp nhau đông đảo, vui vẻ với nhau. Nay bị cấm  cửa, ai ở nhà đó. Buồn chết, còn lòng dạ nào mà uống, mà hút, mà ăn cho được.


Nên nhớ Tây uống là phải uống la-de, vin. Chớ không phải uống nước. Vì văn hóa Pháp có nguồn gốc Thiên chúa giáo. Trước năm 1905, đời sống xã hội Pháp hoàn toàn bị đặt dưới áp lực của giáo hội. Như lý lịch của một người Pháp có điều gì không rỏ, thì người ta đem đối chiếu với sổ rửa tội là chắc ăn hơn hết. Không còn nghi ngờ gì nữa.

Trong làng, trong xóm, trên ông xã là ông Cha Sở. Lời nói của Cha Sở là chơn lý.  

Tây uống la-devin vì nghe lời Cha cắt nghĩa trong la-de có sự «Tự do», trong vin«Trí tuệ» và trong nước có «Vi khuẩn»!


Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Amazon.com Inc. đang chuẩn bị quảng cáo lại trên Twitter với giá xấp xỉ 100 triệu đô la mỗi năm, theo Platformer loan tin. Amazon được cho là sẽ tiếp tục quảng cáo ngay sau khi "các chỉnh sửa bảo mật" đối với nền tảng quảng cáo Twitter được thực hiện.
✱ Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell "bất kỳ ai gặp gỡ những người ủng hộ quan điểm bài Do Thái, theo đánh giá của tôi, rất khó có khả năng được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ." ✱ Cựu Phó TT Mike Pence nói rằng Trump nên xin lỗi vì đã ngồi ăn với Fuentes. “Trump đã sai khi cho một người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng, một người bài Do Thái và người phủ nhận Holocaust ngồi chung bàn,”- "Và tôi nghĩ ông ta nên xin lỗi vì điều đó".
Chúng tôi lại có dịp về Shreveport, một thành phố hiền hòa ở miền Bắc tiểu bang Louisiana để thăm gia đình và ông bà “bảo trợ” (sponsor), những người đã giúp đỡ cho chúng tôi trong những ngày đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ. Khi tôi trở lại đây lần này so với ngày mới tới, mọi cảnh vật vẫn cứ như xưa, riêng “người xưa” thì đã có ít nhiều thay đổi. “Cô bé” Mỹ choai choai hàng xóm năm xưa, nay đã trở thành một thiếu phụ “tay bồng tay bế”, “tay xách nách mang” rồi. Thời gian sao đi nhanh quá! Tôi ở chơi vài ngày thì được vợ chồng cô em nhà tôi đề nghị “đãi” chúng tôi một chuyến du lịch Texas để “thăm dân cho biết sự tình”. Chúng tôi hăm hở nhận ngay món quà quý báu ấy...
Mỹ: 4 hãng Trung Quốc trốn thuế quan Mỹ nhờ Việt Nam, Campuchia, Mã Lai, Thái Lan. Một cuộc điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã xác định rằng 4 công ty pin mặt trời của Trung Quốc đã trốn thuế quan do Hoa Kỳ áp đặt bằng cách chuyển một số hoạt động của họ qua Việt Nam, Campuchia, Mã Lai và Thái Lan
Một người nghĩ rằng, người kia làm chuyện lầm lỗi, vì muốn chống đối, người này làm chuyện có lỗi để gây tiếng vang, phản đối lại sự lầm lỗi của người kia. Vậy thì ai có lỗi? Và lỗi nào nặng hơn? Có lẽ, bạn đọc nghĩ rằng, tôi đang muốn nói về chuyện luật tử hình. Lý luận này: một kẻ cố ý giết người, hoặc giết nhiều người, cần phải đền tội bằng cái chết. Mắt đền mắt. Răng đền răng. Đúng và hữu lý. Nhưng lý luận kia: Trong xã hội văn minh, trừng phạt là thứ yếu, giáo dục, cải thiện người xấu trở thành tốt mới là mục tiêu nhân bản. Người phạm tội, có quyền được hưởng, ít nhất, một cơ hội để hối lỗi, để trở thành người tốt hơn. Cả hai lý luận đều đúng. Có lý luận thứ ba: Giết người là có tội, dù là lý do gì, ngoại trừ phải tự vệ trong tình trạng khẩn cấp. Như vậy, khi tòa án kết tội tử hình, chính tòa án (luật pháp, thẩm phán, và công tố viên) đã phạm tội giết người.
Đại dịch COVID-19 đã khiến cho đời sống xã hội của chúng ta bị tổn hại. Những chương trình, sự kiện bị hủy bỏ, thông báo đóng cửa và nỗi sợ hãi về nguy cơ lây nhiễm chết chóc đã khiến chúng ta phải thu mình lại, tránh mặt người quen, đồng nghiệp và đại gia đình. Thời gian dành cho bạn bè giảm xuống. Thời gian ở một mình tăng lên. Lễ Tạ Ơn cũng không thoát khỏi tình trạng này. Trong hai năm qua, người dân Hoa Kỳ đã dành thời gian cho bạn bè và đại gia đình vào ngày Lễ Tạ Ơn ít hơn 38% so với một thập niên trước.
Lần đầu tiên, thành phố New York được mệnh danh là đô thị đắt đỏ nhất thế giới trong một cuộc khảo sát hàng năm. New York cùng với Singapore (đồng hạng nhất) giành vị trí đầu bảng trong bản báo cáo của Economist Intelligence Unit, với việc 2 nơi này lật đổ thành phố đắt nhất năm 2021 là Tel Aviv xuống vị trí thứ ba.
Các quan chức an ninh Trung Quốc nói chính phủ phải "kiên quyết trấn áp các thế lực thù địch" trong khi đưa số lượng lớn cảnh sát ra để dập tắt các cuộc biểu tình trên khắp TQ để phản đối các chính sách hà khắc đối với đại dịch COVID-19 của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tổng thống Joe Biden kêu gọi Quốc hội thông qua một thỏa thuận "ngay lập tức" để ngăn chặn một cuộc đình công đường sắt trên toàn quốc vào tháng tới có thể "tàn phá nền kinh tế của chúng ta" trong những ngày lễ sắp tới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.