Hôm nay,  

Thư gửi Nguyễn Đình Chính

26/09/202023:02:00(Xem: 4221)
blank

Hình trên: Một giây phút sảng khoái của nhà văn Nhật Tiến (giữa, đang cười). Bên trái là GS Lê Xuân KHoa. Bên phải là nhà văn Đặng Thơ Thơ. Hình chụp vào tháng 9/2018. (Photo: PTH)
.
Hôm nay, Chủ Nhật 27/9/2020 là Lễ Di Quan của nhà văn Nhật Tiến. Để trả lời một số quan tâm của giới trẻ về quan điểm viết của nhà văn Nhật Tiến, nơi đây xin phép đăng lại từ Talawas bài "Thư gửi Nguyễn Đình Chính" năm 2007, khi nhà văn Nhật Tiến viết rằng, "...Một nhà văn mà chỉ ngồi quay mặt vào tường mà viết văn thì hắn viết cái gì? Dấu vết xã hội nơi hắn đang sống có chỗ nào để hiện diện trong tác phẩm? Mà khi viết ra tác phẩm không có dấu vết xã hội (dù dưới dạng thức nào) thì có đáng gọi là nhà văn không, chưa nói là nhà văn lớn!" Việt Báo đăng lại nơi đây như một lời tiễn đưa một nhà văn lớn, và là một nhân cách lớn, rất mực hy hữu của Việt Nam.(VB)
.

Nhật Tiến
Thư gửi Nguyễn Đình Chính
 
Bài “Cách mạng không đào tạo được trí thức lớn”, ghi lời nhà văn Nguyễn Đình Chính trả lời phỏng vấn của talawas, đang gây nhiều dư luận. Với cuộc trao đổi giữa hai nhà văn Nhật Tiến và Nguyễn Đình Chính xung quanh một số nội dung của bài phỏng vấn này, lần đầu tiên một tác giả trong nước và một tác giả ngoài nước công khai đối thoại về những vấn đề rất nhạy cảm và cần tiếp tục thảo luận của đời sống văn học và chính trị Việt Nam.
talawas
               California ngày 4-1-2007

  
Thân gửi anh Nguyễn Đình Chính,
 
Tôi đã đọc kỹ bài của talawas phỏng vấn anh. Xin có một đôi điều trao đổi. Trước hết là một vài quan niệm của anh về:
  • trí thức (Anh nói: Tiêu chuẩn đầu tiên của trí thức lớn là “phải độc lập về tư tưởng, phải suy nghĩ bằng chính cái đầu của anh, và anh phải thể hiện ra trong các hoạt động bằng chính cái tư tưởng, suy nghĩ của anh”.);
     
  • về tự do sáng tác (Anh nói: Tự do sáng tác là một “thuộc tính rất cá biệt chỉ thuộc riêng nhà văn. Không một thế lực nào có thể tước đoạt cái quyền đó ngoại trừ chính nhà văn”);
     
  • về sự làm “tha hóa thẩm mỹ của đám đông” do giới phê bình trong nước đã gây ra (tất nhiên không phải toàn thể);
     
  • về thái độ viết lách của nhà văn (Anh nói: “Tốt nhất là các nhà văn Việt Nam không nên ngồi nhận lương viết văn. Ai giỏi thì nên tự trả lương cho mình bằng nhuận bút, còn thì nên kiếm sống bằng một nghề nào đó trong xã hội” )...
     
  • và về sự minh bạch của anh khi anh phân biệt rạch ròi hai trường hợp khác biệt đi làm cách mạng của những vị như Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh với Nguyễn Đình Thi (Anh nhận định: Nguyễn Đình Thi “là một trí thức của phong trào cách mạng cộng sản”).
Tất cả những quan niệm kể trên của anh, tôi đều chia sẻ và hết sức tâm đắc.

 
*

 
Ngoài những điểm nói trên, tôi có 2 điều muốn trao đổi:

 
1. Về phong trào Nhân văn-Giai phẩm 1956 và vụ văn nghệ đổi mới năm 1990
 
Dĩ nhiên là anh có trong tay di cảo của ông cụ thân sinh (về phong trào NVGP) và anh lại có mặt tại chỗ vào thời điểm 1990 (về vụ đổi mới văn nghệ), nên với cả hai yếu tố này, anh là người hoàn toàn có thẩm quyền hơn tôi về sự nhận chân thực chất của hai biến cố văn nghệ này và có thể đưa ra một kết luận khả tín về những phong trào đó. (Anh nói: “Ẩn giấu bên dưới là những âm mưu, những đầu cơ vốn liếng chính trị cá nhân để tự bảo vệ mình nhằm tranh giành quyền lực ở văn nghệ và cũng ở một nơi khác ngoài văn nghệ. Đám anh em văn nghệ sĩ chỉ là những quân bài, những bung xung bị đem thí như thí tốt.”).
 
Cũng theo anh thì: “Di cảo của Nguyễn Đình Thi có giải mã cả hai vụ này. Có đúng sự thật hay không thì tôi không biết. Nhưng đó là một quả bom. Và chúng ta hãy kiên trì đợi quả bom đó nổ vào năm 2014, nếu như từ bây giờ đến năm đó không có ai làm hộ anh Thi.”
 
Bẩy năm nữa không phải là một thời gian dài, chắn chắn độc giả cũng muốn và có thể chờ đợi quả bom ấy được tung ra, chưa biết nó chứa đựng những gì, nhưng qua những điều tuyên bố mấp mí của anh, hẳn nhiều người cũng có thể đoán ra sự thực là thế nào. (Anh nói: “Cụ nhà văn đồng ý với tôi là nên cho những phần tài liệu này trong di cảo của Nguyễn Đình Thi được hoá vàng. Theo cụ, nếu bóc mẽ cả hai vụ ra thì thảm hại quá cho cái giới văn nghệ này. Thế giới ngưòi ta cười cho thối ruột.”)

 
Tôi không đồng ý với “Cụ nhà văn” này, vì sự thật cần phải trả cho lịch sử, mọi sự che giấu đều không nên làm vì che giấu là vô trách nhiệm với những thế hệ đi sau, nhưng tôi thấy lo ngại cho cái điều kết luận sẵn có của anh về hai vụ này mà qua văn phong của bài phỏng vấn, người đọc có thể cảm nhận được. Đại để như đó chỉ là những cuộc tranh giành quyền lực trong giới văn nghệ và cũng ở một nơi khác ngoài giới văn nghệ.
  
Có thực là toàn bộ những người đã tham gia hai phong trào ấy đều là những người cầm bút muốn tranh giành quyền lực không? Đành rằng nếu có sự thực là “đám anh em văn nghệ sĩ chỉ là những quân bài, những bung xung bị đem thí như thí tốt”, nhưng cũng chẳng thể vì thế mà cái mộng ước (đồng ý là chưa thể gọi là lý tưởng) về tự do cầm bút của họ lại bị lên án là tranh giành quyền lực và những đóng góp cũng như những đau khổ mà họ phải chịu đựng lại bị nhấm chìm trong cái bể ô nhục mà di chúc của Nguyễn Đình Thi sẽ bật mí ra.
  
Vì không thể để những người có lòng phải bị vùi dập tới hai lần, nên khi nhắc tới những vụ này thì cần phải có một thái độ cẩn trọng, một sự phân biệt rạch ròi giữa những kẻ có ý đồ riêng tư với những người có thực tâm muốn đem lại một bầu không khí mới mẻ cho văn nghệ vào những thời điểm đó. Cũng vì thế ta nên trân quý những nỗ lực tốt đẹp của nhiều người đã thực tâm đóng góp cho hai phong trào ấy. Những điều này, những thái độ thận trọng này, theo ý tôi, cần phải biểu lộ ngay từ bây giờ chứ không phải chờ tới lúc di cảo của nhà văn Nguyễn Đình Thi được công bố. Nhưng rất tiếc, hình như anh đã mang sẵn thành kiến với tất cả mọi người tham gia hai phong trào này, và anh đã gây cho người đọc cái cảm nhận họ là “cá mè một lứa.”

   
2. Về thái độ của các nhà văn trong đời sống sáng tác hiện nay
 
Anh phát biểu rằng: “Nhà văn thì nên đứng ra ngoài lề xã hội, ngậm miệng ăn tiền, ngồi quay mặt vào tường mà viết văn thì mới là nhà văn lớn, mới là nhà văn khôn ngoan, biết điều.”
  
Và từ quan niệm viết lách này, anh đã đưa ra lời khuyên: “Những ai e sợ các nhà văn sẽ nổi loạn thì hãy yên tâm. Còn những ai hy vọng các nhà văn Việt Nam sẽ nổi loạn thì tôi thành thật khuyên các vị hãy tự mình dập tắt niềm hy vọng đó đi. Dã tràng xe cát biển Đông mà thôi.”.
  
Tôi hoàn toàn không đồng ý với anh về những luận điểm này.
  
Một nhà văn mà chỉ ngồi quay mặt vào tường mà viết văn thì hắn viết cái gì? Dấu vết xã hội nơi hắn đang sống có chỗ nào để hiện diện trong tác phẩm? Mà khi viết ra tác phẩm không có dấu vết xã hội (dù dưới dạng thức nào) thì có đáng gọi là nhà văn không, chưa nói là nhà văn lớn! Mặt khác, đồng ý với anh là hầu như đa số các nhà văn không biết nổi loạn hay không muốn nổi loạn, nhưng phẩm chất cần thiết của một nhà văn là Phẫn Nộ. Có phẫn nộ mới có thể nói thay cho những người khác muốn nói mà không có khả năng nói lên được. Vậy thì chỉ riêng cái phẩm chất này cũng đủ để nhà cầm quyền hết còn yên tâm được rồi, chứ không thể như anh nói: “Những ai e sợ các nhà văn sẽ nổi loạn thì hãy yên tâm”.
  
Anh sẽ chỉ đúng khi nào chứng minh được rằng tất cả giới cầm bút trong nước nay không còn ai biết Phẫn Nộ. Riêng tôi thì tuy không có điều kiện sống thực tế với môi trường sáng tác ở ngay trong nước, nhưng thành thực mà nói, tôi không tin điều này. Có thể là tôi đã ngây thơ, nhưng thà chịu nhận mình ngây thơ còn hơn là mắc phải sai lầm.
 
Sau cùng, tôi mong ước vọng của anh thành sự thực khi anh phát biểu: “Rất tiếc là chưa được phép ra báo tư nhân. Nếu được phép thì mấy anh em bạn văn chúng tôi sẽ ra một tờ báo văn nghệ cho... vui.”.
 
Có lẽ khi ấy thì tôi cũng sẽ cố gắng gửi bài đóng góp với anh, nếu (lại nếu!) tới lúc đó tôi còn sức khỏe để tiếp tục viết được!
 
Thân ái
 
Nhật Tiến
 
© 2007 talawas

Nguồn: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8981&rb=0102 
.




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
VOA: Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung đến Đức tị nạn. Theo Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Hôm 15/12, nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Tiến Trung và gia đình đáp máy bay đến thành phố Frankfurt, Đức để định cư, ông cho VOA biết qua email. Nhà hoạt động nhân quyền Grace Bùi ở Thái Lan viết trên trang Facebook hôm 15/12 rằng ông Trung và gia đình đã rời khỏi Việt Nam trước đây và lánh nạn tại Thái Lan một thời gian trước khi đến Đức. “Khi còn ở Thái Lan thì Trung đã bị an ninh Việt Nam theo dõi và Đức đã cấp visa khẩn cấp cho Trung”, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ viết.
Hàng năm, người dân Hoa Kỳ mua khoảng 35 triệu đến 50 triệu cây Giáng sinh, và cũng có nhiều người mang cây Giáng sinh nhân tạo từ nhà kho ra để dùng trong mùa lễ hội. Theo các cuộc khảo sát, tổng cộng khoảng 3/4 số hộ gia đình ở Hoa Kỳ thường sở hữu một số loại cây Giáng sinh nào đó. Nhiều người thường thắc mắc loại nào thực tiễn hơn – cây thật hay cây nhân tạo? Vấn đề này gây tranh cãi khá nhiều, và câu trả lời phụ thuộc vào người được hỏi và những yếu tố được xem xét.
Trong thời điểm hiện tại, khi nói đến trí thông minh nhân tạo (AI), người ta thường nhắc đến nhiều điểm xấu hơn là điểm tốt. Người ta nói đến kịch bản “ngày tận thế” với máy tính siêu thông minh, nói đến việc AI đưa tin giả... Những cảnh báo này cũng đáng quan tâm. Nhưng trên thực tế, AI vẫn có tiềm năng to lớn mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Theo trang mạng https://theconversation.com, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân ngày càng sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ AI hơn để giải quyết các vấn đề đe dọa sức khỏe con người, môi trường, và an ninh lương thực. Các nhà nghiên cứu dự báo thị trường cho những công cụ này có thể đạt 12 tỷ USD vào năm 2032.
Mùa Giáng Sinh lại về. Nhiều gia đình bất kể theo truyền thống tôn giáo nào lại có những cây thông xanh hay cây Giáng Sinh (Christmas Tree) để trưng bày đón ngày Thiên Chúa giáng trần. Có người thắc mắc rằng truyền thống này có từ thời nào, bắt nguồn từ đâu? Hẳn là nó có liên hệ đến Ki Tô giáo? Theo trang mạng chuyên về lịch sử www.history.com, từ rất lâu trước khi đạo Thiên Chúa ra đời, những loài cây cối xanh quanh năm có một ý nghĩa đặc biệt đối với con người vào mùa đông. Giống như ngày nay trang trí nhà cửa trong mùa lễ hội bằng các loại cây thông, nhiều dân tộc cổ đại treo những cành cây thường xanh (evergreen) trên cửa ra vào và cửa sổ. Ở nhiều quốc gia, người ta tin rằng cây thường xanh sẽ xua đuổi phù thủy, ma quỷ, ma quỷ và bệnh tật.
Trong hàng loạt những hình ảnh về các ngôi nhà bị đánh bom hay đường phố bị tàn phá ở Gaza, có một số hình ảnh nổi bật với sự kinh hoàng tột độ: Những đứa trẻ bị bỏ rơi, mình mẩy nhuốm đầy máu. Với hàng triệu lượt xem trên các nền tảng trực tuyến, những hình ảnh này là những hình ảnh giả (deepfake) được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Nếu để ý kỹ, chúng ta có thể thấy các manh mối chẳng hạn như ngón tay cong kỳ lạ hoặc đôi mắt lấp lánh ánh sáng không tự nhiên.
Cách đây gần 60 năm, học sinh sau khi đậu tú tài muốn vào Đại học Y khoa Sài Gòn phải thi vào dự bị y khoa được gọi là APM, viết tắt của “Année Prémédicale”, năm Tiền Y khoa và học ở Đại học Khoa học. Sinh viên thi vào rất đông, chừng 4000 đến 5000 người và sẽ tuyển chừng 200 người. Hồi đó chỉ có hai trường Y ở trong nước, một ở Sài Gòn và một ở Huế, mở sau trường Sài Gòn và ít người học hơn. Trường Dược (5 năm), Nha khoa (5 năm) là những trường riêng biệt cũng phải thi vào (được gọi là thi concours). Các ngành khác cũng qua concours như Sư phạm, Kiến trúc, Kỹ sư (Phú Thọ), hành chánh. Nghe nói thi vào trường (Học viện) Quốc gia Hành chánh tỷ lệ được chấp nhận còn thấp hơn vào trường Y khoa. Các trường Luật và Văn khoa theo chế độ đại học mở cửa của Pháp, không phải thi vào và sinh viên rất đông.
Thẩm phán Arthur Engoron, quan chức tư pháp giám sát vụ án gian lận dân sự trong đó Donald Trump bị buộc tội gian lận trong giao dịch bất động sản, được cho là đã di tản khỏi tòa án New York hôm thứ Tư sau khi một đám cháy nhỏ bùng lên tại tòa án 4 giờ sau khi phiên tòa xử Trump và Trump Organization có phiên điều trần.
Một nhân viên điều tra của quận hôm thứ Ba đã nói rằng tự tử là nguyên nhân cái chết của cô Emily Matson, người dẫn chương trình tin tức ở Pennsylvania, người đã chết sau khi bị một đoàn tàu xe lửa cán chết sáng thứ Hai ở thị trấn Fairview Township, theo The Erie Times-News và The New York Post. Điều tra viên quận Erie Lyell Cook nói với tờ Post hôm thứ Ba rằng bằng chứng là “không thể nghi ngờ” xung quanh cái chết của người dẫn chương trình tin tức địa phương 42 tuổi.
Đây là một dự án truyện tranh lịch sử do Zayplay Animation Studio của Thái Lan thực hiện. Thiên sử thi này lấy bối cảnh lịch sử và các nhân vật nổi tiếng trong giai đoạn thế kỷ mười tám và thế kỷ mười chín của các nước Đông Nam Á, dĩ nhiên bao gồm cả Việt Nam. Zayplay Animation Studio là một công ty truyền thông, họ thường tập trung vào chủ đề lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và thần thoại của người châu Á ở vùng đông và đông nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.