Hôm nay,  

Lê Khả Phiêu, người mang tiếng cắt đất và biển cho TQ, đã từ trần

07/08/202007:09:00(Xem: 5810)
blank 
 

Lê Khả Phiêu, người mang tiếng cắt đất và biển cho TQ, đã từ trần
 

HANOI (VB) --- Lê Khả Phiêu, nguyên tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từ trần vào sáng sớm 7-8-2020, hưởng thọ 89 tuổi, theo tin từ nhiều báo trong VN. Điểm nổi bật của Lê Khả Phiêu được dư luận trong và ngoài nước chú ý nhiều thập niên qua là ông Phiêu đã dính mỹ nhân kế của Trung Quốc khi thăm Bắc Kinh năm 1988, có một con với một người đẹp TQ và đã bị áp lực để ký hiệp ước cắt một phần Biển Đông cho TQ vào năm 1999. Dư luận cũng nói một phần thác Bản Giốc nộp cho TQ cũng do Phiêu. Nhiều hình ảnh trong nhà ông cho thấy Lê Khả Phiêu cũng mê sưu tầm ngà voi và trống đồng.

Báo VN hôm 7/8/2020 loan tin rằng theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, ông Lê Khả Phiêu, nguyên tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từ trần vào sáng sớm 7-8-2020. Tin này cho biết Lê Khả Phiêu - sinh năm 1931, nguyên tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam - sau một thời gian lâm bệnh, đã từ trần vào hồi 2h52 ngày 7-8-2020 tại Hà Nội.

Tự điển Bách khoa mở ghi rằng: "Lê Khả Phiêu (27 tháng 12 năm 1931 - 7 tháng 8 năm 2020) là một cựu chính trị gia Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001. Ông cũng từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương, Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương. Ông cũng đồng thời là một tướng lĩnh, từng giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam."

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận trong bản tin sau cái chết của Lê Khả Phiêu:

"Một trong những chương trình nghị sự quan trọng được thực hiện trong thời gian ông Lê Khả Phiêu giữ chức Tổng bí thư là Việt Nam ký kết “Hiệp định thương mại Mỹ - Việt” vào năm 2000, mở ra một bước ngoặt mới trong mối quan hệ giữa hai cựu thù chiến tranh.

Là một lãnh đạo có tiếng “bảo thủ”, một số ý kiến cho rằng việc ông Lê Khả Phiêu lùi bước để đi đến quyết định ký hiệp định với Mỹ là một nỗ lực nhằm cứu vãn nền kinh tế đang ngày càng kiệt quệ của Việt Nam vào thời điểm đó, cũng như dàn xếp mâu thuẫn đã lên đến mức đỉnh điểm giữa hai phe cấp tiến và bảo thủ trong nội bộ Đảng xung quanh việc có nên “mở cửa cho tư bản xâm nhập vào Việt Nam” hay không...

Trong mối quan hệ với Trung Quốc, ông Lê Khả Phiêu bị cáo buộc là người có chính sách “thân Trung Quốc”. Thậm chí, tại một vài thời điểm, ông còn bị công luận cáo buộc đã ra chỉ thị “nhượng bộ” trong quá trình đàm phán biên giới trên Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, dẫn đến phía Việt Nam bị thiệt mất Ải Nam Quan, một phần thác Bản Giốc và hàng ngàn cây số vuông trong khu vực.

Tuy nhiên khi trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Công Phụng, người từng giữ chức Trưởng đoàn đám phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc, đã bác thông tin này vì cho rằng “không có căn cứ”, đồng thời nói Việt Nam chỉ có một phần ba thác, “nhưng nhờ thương thuyết cho nên Trung Quốc nhượng bộ, thành ra Việt Nam được nửa thác”.

Bản tin BBC sau cái chết của Lê Khả Phiêu kể thêm:

"Trong sách Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức, tác giả cho biết:
"Ông Lê Khả Phiêu giữ chức tổng bí thư được ba năm. Trong ba năm đó ông luôn chứng tỏ sự vững vàng, kiên định lập trường của mình.
Nhưng những nỗ lực của ông trước hết lại bị chính các ông cố vấn sử dụng như một lý do để chống lại ông. Thái độ "kiên định" trước Tổng thống Bill Clinton rồi sẽ bị các cố vấn phê bình là cứng nhắc. Trước Đại hội Đảng lần thứ IX (4-2001) ông Lê Khả Phiêu đã bị cả ba ông cố vấn hiệp sức ép ông phải rời chính trường."


... Sách của tác giả Huy Đức dẫn lời ông Vũ Quốc Hùng, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, người được giao thẩm tra các sai phạm của ông Lê Khả Phiêu, cho biết: "Đầu năm 2001, Bộ Chính trị họp chuẩn bị Đại hội IX, chị Nguyễn Thị Xuân Mỹ đi họp về nói, Bộ Chính trị đang kiểm điểm anh Phiêu gay gắt nhiều chuyện: vấn đề Campuchia, quan hệ nam nữ, vô nguyên tắc khi ra Quyết định 234, ngành tình báo lâu nay chỉ nắm địch, nay được theo dõi nội bộ, gặp Giang Trạch Dân, đi không hỏi, về không trình. Từ đó, Ủy ban Kiểm tra phải vào cuộc, họp cả ngày cả đêm. Trong khi Bộ Chính trị vẫn cứ họp. Ông Phạm Thế Duyệt, ủy viên thường trực Thường vụ Bộ Chính trị, thường xuyên gọi tôi sang, dặn: phải có trách nhiệm với Đảng, phải khách quan, không chịu áp lực của mấy ông cố vấn"..."

Cũng nên nhắc một bản tin năm 2009 của RFA về hình ảnh sang trọng trong nhà Lê Khả Phiêu, cho thấy một nhóm khách tới thăm nhà Phiêu "những vị khách của người từng cầm đầu đảng chứng kiến báu vật Trống Đồng Đông Sơn – mà luật pháp hiện hành cấm cá nhân sở hữu – được gia chủ trưng bày nổi bật trên 2 ghế trường kỷ tựa vách phòng khách...

...Rồi tượng đồng cùng tranh ảnh của chính “Bác Phiêu” hiện diện gần như khắp nhà, đặc biệt là ảnh “Bác Phiêu” nổi nền đỏ, đặt ở vị trí trung tâm trong một cái tủ gỗ quý to lớn có nhiều hộc, nhiều ngăn, được án ngữ ngay phía trước là một tác phẩm điêu khắc bằng gỗ quý có cẩn cặp ngà voi to tướng với giá thị trường – theo lời bình trong ảnh – tới 50 ngàn đô-la, khiến người ta dễ liên tưởng tới sự sùng bái cá nhân của chủ nghĩa CS."

Nhà văn Tưởng Năng Tiến trong bài viết "Đảng, đảng viên & tuổi đảng" kể chuyện về Phiêu:

"Đồng chí Lê Khả Phiêu được toàn Đảng ưu ái không chỉ vì đã từng giữ quyền cao chức trọng mà còn vì ông là một nhân vật kiệt xuất, đặc biệt trong lãnh vực sáng tạo. Ngoài việc cầm quân, ông còn cầm bút và là tác giả của tuyển tập Mênh Mông Tình Dân mà thiên hạ (đôi lúc) đọc nhầm thành Mênh Mông Tiền Dân.

Khác với vị TBT kế nhiệm (Nông Đức Mạnh) đồng chí Lê Khả Phiêu không trang trí nội thất bằng cách dát vàng. Tư thất của ông trưng bầy toàn những sản phẩm đậm đà bản chất văn hoá dân tộc (và đều là hàng độc) như tượng bác Hồ, trống đồng, ngà voi … khiến khách khứa đều phải trầm trồ hay ái ngại – tùy theo cách nhìn của từng người.

Lê Khả Phiêu còn có sáng kiến rất độc đáo (tuy hơi kém “mênh mông” chút xíu) là thiết lập một hệ thống tiêu tưới tự động – sprinkler system – trên sân thượng của tư thất để làm thành một vườn rau nhỏ, dành riêng cho bếp ăn của gia đình, để khỏi phải dùng chung rau (bẩn) với bàn dân thiên hạ."

Trong khi đó, nhà hoạt động đối lập Hòang Minh Chính khi sinh tiền đã tiết lộ rằng Lê Khả Phiêu bị Trung Quốc gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sanh được một bé gái. Phiêu không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu Phiêu không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.

Nhà văn Trúc Giang MN trong bài "Đầu năm điểm mặt lãnh đạo CSVN tham nhũng và mê gái" đã phân tích:
"Năm 1988, khi đi triều cống sang Trung Cộng, Lê Khả Phiêu bị sập kế mỹ nhân của bọn Tàu khựa. Người phụ nữ đó là Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) đã có đứa con gái với TBT/CSVN. Biết được Phiêu rất lo sợ vụ việc bị bại lộ, vì những đối thủ chính trị của Phiêu trong Bộ Chính Trị, sẽ tìm cách hạ bệ hắn, nên bọn Tàu khựa áp lực Phiêu ký Hiệp Định Biên giới, cắt đất dâng biển cho chúng. Vụ chơi gái không biết thật hư ra sao, nhưng việc Quốc hội phê chuẩn lậu Hiệp định là rõ ràng. Đó là chỉ có Ban Thường Vụ QH phê chuẩn, đáng lẻ khoáng đại QH làm việc đó."

 
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Như nhiều người mê bóng đá đã biết, giải WORLD CUP NỮ lần thứ 9 sẽ diễn ra tại hai quốc gia New Zealand và Australia từ ngày 20 tháng 7 cho đến ngày 20 tháng 8 năm nay. Giải Worldcup kỳ này sẽ có sự tham dự lần đầu tiên của đối bóng nữ đến từ xứ sở con rồng cháu tiên mang tên Việt Nam...
Cựu ủy viên cảnh sát thành phố New York Bernie Kerik đang nói chuyện để sắp bị phỏng vấn bởi nhóm của Công tố đặc biệt Jack Smith đang điều tra những nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử tổng thống 2020, theo luật sư của Kerik cho biết hôm thứ Ba. Kerik đã làm việc với Rudy Giuliani sau cuộc bầu cử để tìm bằng chứng gian lận cử tri và sau đó cung cấp tài liệu cho ủy ban ngày 6 tháng 1 của Hạ viện về kế hoạch để Trump bám ghế Tổng Thống mà khỏi bàn giao [cho Biden].
Ngày xưa, ở Việt Nam, chùa nào cũng mở cửa suốt ngày, suốt đêm cho Phật tử đến lạy Phật, cầu nguyện, nhưng ngày nay ở hải ngoại, chùa mở cửa có giờ. Buổi chiều, chùa nào cũng đóng cửa sớm, mùa Đông đóng cửa sớm hơn vì vấn đề an ninh, dù các chùa đều có hệ thống an ninh như chuông báo động, máy thu hình. Đa số nhà bên cạnh các ngôi chùa đều có hệ thống thu hình, thế nhưng vẫn có những người xấu tìm đến chùa để bưng thùng phước sương, thật ra thì những thùng này không có bao nhiêu tiền...
Thủ tướng Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong) hôm thứ Hai cho biết việc từ chức của Chủ tịch Hạ viện Tan Chuan-Jin và nữ Dân biểu Cheng Li Hui là cần thiết để duy trì các tiêu chuẩn của Đảng Hành động Nhân dân (PAP) của ông. Lee cho biết 2 người đã từ chức vì "mối quan hệ không phù hợp" của họ.
Nam Hàn hứng chịu mưa lớn kể từ ngày 9/7. Báo cáo của Bộ cho biết lượng mưa đã buộc khoảng 5.570 người phải di tản và khiến 25.470 hộ gia đình không có điện trong vài ngày qua. Nó cho biết hơn 4.200 người vẫn ở trong những nơi trú ẩn tạm thời vào tối thứ Bảy.
✱TT Macos: Ủng hộ phán quyết trọng tài năm 2016 và sẽ tiếp tục sử dụng phán quyết này để khẳng định quyền lãnh thổ của đất nước, với lập trường kiên quyết rằng ông sẽ không cho phép một li đường ven biển của Phi bị xâm phạm. ✱ Bộ Trưởng Austin: Một cuộc tấn công vũ trang vào Lực lượng Bảo vệ Bờ Biển Philippines bất kỳ nơi nào trên Biển Đông sẽ kích hoạt cam kết phòng thủ chung của Hoa Kỳ theo Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Philippines...
Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa: Đạo Tin Lành độc lập bị kiểm soát gắt gao, đặc biệt là ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số -- Mục sư A Ga: Nhà cầm quyền càng lúc càng tàn bạo về vấn đề đàn áp tôn giáo, bất chấp quốc tế...
Sanh tại Turin, Piémont, ngày 22-Avril-1909, bà Rita Levi-Montalcini đã đi qua những thăng trầm trong thân phận của một phụ nữ Ý gốc Do Thái, những biến cố lịch sử của thế giới và nhất là chính sách diệt Do Thái của Phát-xít.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.