Hôm nay,  

Tình Nghĩa Thầy Trò – Tình Bạn Tri Âm Qua Khúc Đàn “Khổng Vọng Vi”

22/07/202015:52:00(Xem: 5001)

Hue Tran 02

                                                                                            

                Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân. Tiếng khóc bộc lộ tình thầy trò cực kỳ thắm thiết, cực kỳ cảm động đó đã chạm vào những giây tơ mà bật lên âm thanh, truyền cảm tới thẳm sâu tâm linh hậu thế.

            Nhan Hồi là người đệ tử được Đức Khổng Tử đặt nhiều kỳ vọng nhất, vì trí tuệ và đạo hạnh vượt trội trong hàng môn đồ. Vậy mà một lần Nhan Hồi suýt bị hàm oan và Đức Khổng Tử sẽ mang niềm ân hận khó xóa nhòa, nếu hàm oan đó không tình cờ bộc bạch.

            Đó là thời Đông Chu, chiến tranh lan tràn, khắp nơi dân chúng lầm than đói lạnh. Đức Khổng Tử dẫn môn đồ từ nước Lỗ sang đất Tề để tùy thuận tùy duyên mà an ủi khổ đau bao người.

            Dân đói thì thầy trò cùng đói, thực phẩm khi có, khi không, vẫn một lòng vững bước. Tới đất Tề, một phú ông cảm động, đã cúng dường một phần gạo để thầy trò tạm no lòng. Nơi dừng chân, Nhan Hồi lãnh nhiệm vụ nấu cơm, trong khi các bạn đồng môn vào rừng kiếm thêm rau trái.

Đang đọc sách gần nơi đặt bếp nấu, Đức Khổng Tử chợt nghe những tiếng động hơi bất thường từ đó phát ra. Nhìn qua vách liếp, Ngài thấy Nhan Hồi mở nắp nồi, rồi đậy lại, rồi lại mở; và sau đó, lấy đũa vét mấy nắm cơm, nhìn quanh trước sau rồi đưa cơm vào miệng.

            Đức Khổng Tử bàng hoàng, không thể tin nơi những gì chính mắt mình vừa nhìn thấy. Trời ơi, người học trò mình hết lòng tin yêu mà cũng bị cái thèm, cái đói làm tan vỡ bao kỳ vọng! Chỉ ăn vụng mấy miếng cơm mà Nhan Hồi không còn là Nhan Hồi nữa! Đau đớn thay! Thất vọng thay!

            Khi cơm và rau được dọn lên bàn thì Nhan Hồi bèn chắp tay thưa rằng:

            -Bạch Sư Phụ, trước khi bưng cơm lên, con có mở nắp nồi, xem cơm đã chín chưa, thì một luồng gió mạnh chợt ập tới, khiến những bụi bẩn trên nóc bay cả xuống nồi cơm. Con lấy đũa gạt, định bỏ phần cơm bẩn đi, nhưng nghĩ cơm ít mà huynh đệ đông, bỏ đi phần cơm bẩn thì phần của mỗi huynh đệ phải bị bớt một ít, nên con mạn phép Sư Phụ, đã ăn phần cơm bẩn đó. Bây giờ, con chỉ xin nhận phần rau thôi, vì đã ăn cơm rồi.

            Như ngàn cân trĩu nặng trong lòng vừa được buông xuống, Đức Khổng Tử đã không ngăn nổi xúc động, ngước mặt nhìn trời mà than: “Tạ ơn Trời Đất, chút xíu nữa thôi, là Khổng Tử này đã vội hồ đồ, kết tội oan đệ tử. Hóa ra trên đời có những điều chính mắt ta nhìn vậy, mà không phải vậy!”

            Sau đó, sự việc này là một đề tài sâu sắc để quán chiếu và học hỏi, không phải chỉ cho môn sinh thời đó mà câu chuyện Nồi-Cơm-Khổng-Tử vẫn là bài học quý giá đến ngày nay.

            Người đệ tử ưu tú đó lại mệnh yểu, sớm rời thầy, xa bạn mà về cõi vĩnh hằng!

Ai có thể cảm thông hết nỗi bi thương trong lòng thầy, ở giây phút tiễn đưa vĩnh biệt đệ tử! Có lẽ phút giây đó tình nghĩa thầy trò đã vượt qua ranh giới của đời-thường, mới khiến những giây tơ, tưởng như vô tri mà bật lên cung bậc cực kỳ rúng động.

            Tiếng khóc nghĩa tình đó lặng thầm mà chảy dài tới thời Xuân Thu Chiến Quốc, cho nhân gian lại được trân quý cái đẹp toàn bích của Tình-Bạn-Tri-Âm.

            “Bá Nha-Tử Kỳ” trở thành cụm từ chung, khi ai đó muốn nói đến tình tri kỷ.

            Bá Nha làm quan ở nước Tần, tới chức Thượng Đại Phu.

            Tử Kỳ là kẻ tiều phu đốn củi nuôi cha mẹ già, gần núi Mã Yên, ven sông Hán Dương.

            Một lần đi sứ, Bá Nha cùng đoàn tùy tùng qua tới nơi này. Nhằm đêm trăng sáng, phong cảnh hữu tình, Bá Nha truyền thuộc hạ dừng thuyền ven sông, pha trà, đốt hương trầm rồi nâng cây đàn quý lên, so giây, nắn phím.  Và bao rung cảm của một tâm hồn nghệ sỹ quyện vào cung tơ …

            Giòng cảm xúc đang rạt rào bỗng bất ngờ bặt tiếng.

            Đàn bỗng đứt giây.

            Trăng bỗng lặn.

            Ai? Ai đang nghe lén tiếng đàn này? Chỉ có người nghe lén mới khiến đàn đứt giây! Bá Nha tin như thế. Và lạ thay, từ trên bờ, một người bước ra khỏi bụi lau, rồi lên tiếng:

            -Kẻ tiều phu đốn củi về muộn, đi ngang qua đây, nghe được tiếng đàn khiến chân không thể bước tiếp.

            Bá Nha nghe vậy, khó ngăn được lòng mà không hỏi:

            -Hỡi kẻ tiều phu quê mùa, nghe tiếng đàn mà không bước tiếp được, vậy có biết ta đang khảy khúc đàn gì không?

            Bá Nha kinh ngạc khi Tử Kỳ từ tốn trả lời:

            -Thưa đại nhân, đó là khúc đàn Khổng-Vọng-Vi, là tiếng khóc của Đức Khổng Tử khi tiễn biệt đệ tử Nhan Hồi. Tiếng khóc đó khi chuyển vào tiếng đàn thì được lồng trong bốn câu:

            “Khá tiếc Nhan Hồi, yểu mạng vong

            Dạy người tư tưởng, tóc như sương

            Đàn, bầu, ngõ hẹp, vui cùng đạo ….” (*)

            Đại nhân dạo tới đây thì đàn đứt giây. Câu thứ tư là:

            … Lưu mãi danh hiền với kỷ cương” (*)

            Chỉ thế thôi. Chỉ cần trao đổi chừng đó thôi mà sức mạnh vô hình của tình tri kỷ đã phá vỡ tan ranh giới giữa địa vị, giầu sang, danh vọng và vô danh, nghèo đói, quê mùa …

Với cây đàn quý, Bá Nha đã từng gảy những tiết tấu cô đơn:

            “Tri thức mãn thiên hạ

            Tri âm năng kỷ nhân”

            Thiên hạ biết bao người

Tri âm nào có mấy!

Vậy mà, ở phút giây bất ngờ nhất, họ đã được gặp nhau, được có nhau là tri âm, tri kỷ, được thọ hưởng niềm hạnh phúc không gì mua được vì tình này không phải món hàng, không ai rao bán!

Kẻ tiều phu đó, nào phải quê mùa, mà là một trí sỹ, sống ẩn dật đốn củi vì còn phải phụng dưỡng cha mẹ già.

Người ra làm quan nước Tần đó, nào phải ham danh lợi, mà vì tâm nguyện làm sứ giả kết nối giao tình với quê hương là nước Sở.

Họ là hai nửa mảnh đời của nhau mà trong mênh mông trời đất, phải có ngày gặp được nhau để kết nghĩa anh em.

Khi chia tay, họ hẹn ngày tái ngộ là mùa thu năm sau, cũng nơi này, dưới chân núi Mã Yên.

Nhưng khi Bá Nha trở lại thì Tử Kỳ chỉ còn là một nấm mồ xanh cỏ!

Ôi, tiếng khóc Đức Khổng Tử tiễn biệt đệ tử, với tiếng khóc Bá Nha vĩnh biệt bạn tri âm là những giòng-lệ-khô. Nước mắt này chảy ngược vào tim chứ không òa vỡ được cùng sông, cùng suối.

Bá Nha quỳ bên mộ Tử Kỳ, nâng cây đàn Dao Cầm ngang trán, cất tiếng thảm thiết:

“Dao Cầm đập nát, đau lòng phượng

Đàn vắng Tử Kỳ, đàn với ai?

Gió Xuân khắp mặt, bao bè bạn

Muốn kiếm tri âm, ôi khó thay!” (*)

Dứt lời, Bá Nha giơ đàn lên cao, rồi đập mạnh vào vách núi.

Đàn vỡ tan từng mảnh!

Ôi! Đời nay, Tình Nghĩa Thầy Trò – Tình Bạn Tri Âm còn có là bao, mà làn gió thoảng trong không gian dường như vẫn vời vợi âm thanh cô quạnh “Tri thức mãn thiên hạ, Tri âm năng kỷ nhân!” …

Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất – Nghe lá chuyển mùa)

(*) Sưu tầm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
AP đưa tin, người Mỹ có thể nộp đơn trực tuyến để nhận thêm các xét nghiệm COVID-19 miễn phí sẽ được Bưu Điện giao tận nhà. Chính phủ Hoa Kỳ đang đề nghị gửi thêm một đợt 4 xét nghiệm virus tại nhà trước đợt gia tăng số ca điển hình trong kỳ nghỉ lễ mùa đông. Bất kỳ ai không đặt nhận 4 bộ xét nghiệm COVID-19 hồi tháng 9 đều có thể nhận được tối đa 8 bộ xét nghiệm trong số đó vào thời điểm này bắt đầu từ Thứ Hai tại trang: https://www.covid.gov/tests .
Cảnh sát cho biết, hai anh em sinh đôi 5 tuổi ở miền bắc California đang đánh nhau “như anh em ruột đôi khi vẫn làm”, thì một trong hai cậu bé chộp lấy một con dao làm bếp nhỏ và đâm người kia. USA Today đưa tin, bất chấp những nỗ lực cứu sống của những người ứng cứu đầu tiên, bao gồm cả các cảnh sát Quận Santa Cruz, đứa trẻ bị đâm đã chết tại bệnh viện.
Cuộc sống quý trọng thiên nhiên của người da đỏ cho ta thấy cách sống mà con người thời hiện đại đáng phải học tập...
Nhà thơ Anne Boyer hôm 16/1/2023 đã thông báo: "Tôi đã từ chức biên tập thơ của Tạp chí The New York Times Magazine. Cuộc chiến do Mỹ hậu thuẫn nhà nước Israel chống lại người dân Gaza không phải là cuộc chiến dành cho bất kỳ ai. Không có sự an toàn nào trong đó hoặc từ nó, không phải cho Israel, không phải cho Hoa Kỳ hay Châu Âu, và đặc biệt là không cho nhiều người Do Thái bị vu khống bởi những kẻ tuyên bố sai lầm rằng họ chiến đấu nhân danh họ. Lợi nhuận duy nhất của nó là lợi nhuận chết người của các công ty sản xuất vũ khí và dầu mỏ.
Nam Hàn đặt mục tiêu cấm ăn thịt chó và sẽ chấm dứt tranh cãi về phong tục ẩm thực cổ xưa này vài năm tới. Chính phủ và Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền hôm thứ Sáu đã đồng ý ban hành đạo luật trước cuối năm nay nhằm chấm dứt tiêu thụ thịt chó từ năm 2027. Yu Eui-dong, người đứng đầu chính sách của Đảng Quyền lực Nhân dân, cho biết tại cuộc họp với các quan chức: “Đã đến lúc chấm dứt xung đột xã hội và tranh cãi xung quanh việc ăn thịt chó thông qua việc ban hành một đạo luật đặc biệt."
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Theo sự hiểu biết giới hạn của cá nhân tôi thì nội dung bức tranh này diễn tả bữa tiệc của Lễ Tạ Ơn đầu tiên vào cuối tháng 11 năm 1621 tại Plymouth thuộc tiểu bang Massachusetts, đông bắc nước Mỹ...
Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật tránh đóng cửa chính phủ trong cuộc bỏ phiếu 87-11. Cái gọi là nghị quyết tiếp tục trước đó đã được thông qua tại Hạ viện, nay sẽ được chuyển đến Tổng thống Mỹ Joe Biden để ký. Dự luật cung cấp kinh phí cho một số cơ quan chính phủ cho đến ngày 19 tháng 1 và cho những cơ quan khác cho đến ngày 2 tháng 2 nhưng không bao gồm các điều khoản về viện trợ quân sự cho Ukraine hoặc Israel.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.